Trước ngưỡng cửa nâng hạng: Chứng khoán Việt đã cải thiện, song tiêu chuẩn lại cao hơn

*Ông Gary Harron, HSBC Chủ nhật, 30/03/2025 - 11:53
Nghe audio
0:00

Việt Nam đang tiến gần đến cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán từ FTSE Russell. Cải cách mạnh mẽ đã mở đường, nhưng liệu thị trường có đáp ứng được kỳ vọng quốc tế?

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ Thị trường cận biên lên Thị trường mới nổi trong năm 2025.

Dù được nâng hạng sẽ là một cột mốc đáng chú ý, việc nhìn nhận lại hành trình phát triển thị trường trong một thập kỷ qua và động lực hiện tại cũng mang rất nhiều ý nghĩa.

Nhìn lại hành trình phát triển

Trước hết là câu chuyện tăng trưởng. Trong một thập kỷ qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển đáng kể khi chỉ số VN-Index tăng 2,3 lần, vốn hóa thị trường tăng 6,4 lần và thanh khoản tăng 3,8 lần. Số lượng tài khoản giao dịch tăng 6,7 lần, số lượng mã số giao dịch chứng khoán (MSGD) cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tăng 2,8 lần.

Chỉ tính riêng trong năm ngoái, chỉ số VN-Index tăng gần 13%, vốn hóa thị trường tăng 21% và đạt xấp xỉ 70% GDP. Số lượng tài khoản giao dịch vượt mốc 9 triệu tài khoản (tương đương với 9% dân số).

Rõ ràng, các chỉ số và các bước phát triển định lượng không phải là rào cản đối với tiến trình nâng hạng và câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam rất đáng được ghi nhận.

Với câu chuyện cải cách, các tiêu chí định tính nhằm đánh giá thị trường thường khó đo lường hơn, do đó, các nhà cung cấp chỉ số như FTSE Russell cùng cộng đồng đầu tư nước ngoài xây dựng một hệ thống các tiêu chí đánh giá. Quy trình này hoàn toàn công khai, minh mạch, theo đó, Việt Nam đã được đưa vào danh sách theo dõi từ năm 2018.

Các chính sách cải cách gần đây đã được đưa ra nhằm mục tiêu đáp ứng các tiêu chí nâng hạng, đồng thời, cải thiện khả năng tiếp cận thị trường nói chung cho nhà đầu tư nước ngoài.

Các chính sách này bao gồm gỡ bỏ yêu cầu ký quỹ trước giao dịch đối với giao dịch mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; đơn giản hóa thủ tục gia nhập thị trường (MSGD điện tử và sử dụng điện SWIFT); công bố thông tin bắt buộc bằng tiếng Anh theo lộ trình đối với tổ chức phát hành và áp dụng ngay đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) và các Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK).

Cùng với đó, cải thiện quy định về giao dịch ngoài sàn và áp dụng bỏ phiếu điện tử/họp trực tuyến nhằm hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền bỏ phiếu tại đại hội cổ đông của công ty đại chúng.

Các chính sách cải cách không chỉ dừng ở đó. UBCK mới đây đã đưa ra một công bố bằng tiếng Anh trên trang thông tin điện tử chính thức, cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận thông tin ngay lập tức mà không cần nhờ đến dịch thuật hay công cụ AI. Công bố này cho thấy Việt Nam đang nhanh chóng giải quyết các vấn đề FTSE Russell nêu ra hồi tháng 2/2025.

Trong số chín giải pháp cụ thể được đưa ra, một giải pháp đã được áp dụng, bốn giải pháp được kỳ vọng sẽ triển khai ngay trong vòng ba tháng tới và chỉ có một giải pháp chiến lược liên quan tới hoạt động thanh toán bù trừ thông qua mô hình Đối tác bù trừ trung tâm (Central Counterparty - CCP) dự kiến triển khai sau năm 2025.

Nếu như tốc độ phát triển thị trường còn khiến cộng đồng quốc tế hoài nghi trong giai đoạn giữa năm 2024 thì giờ đây, tiến độ dường như đã trở nên rõ nét hơn.

Ai sẽ hưởng lợi?

Những cải cách nói trên dường như nhắm tới nhóm nhà đầu tư tổ chức nước ngoài nhưng trên thực tế, quá trình phát triển thị trường chứng khoán mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia thị trường thông qua việc tác động tích cực lên chức năng của thị trường vốn.

Trong bối cảnh nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm gần 90% giao dịch trên thị trường chứng khoán, việc liên tục cải thiện chất lượng thị trường có thể giảm thiểu rủi ro cho nhóm này.

Khuôn khổ pháp lý vững chắc, tăng cường giám sát thị trường, cải thiện quản trị doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng hiện đại hơn, tăng tính minh bạch và hiệu quả không chỉ giúp nhà đầu tư nước ngoài vững tin hơn mà còn củng cố niềm tin vào thị trường của nhà đầu tư trong nước.

Việt Nam được nâng hạng sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng, nhưng không thể không công nhận rằng, tiềm năng của thị trường vốn Việt Nam mới là điều đáng nói hơn cả.

Bộ phận Nghiên cứu toàn cầu HSBC ghi nhận, Việt Nam là thị trường chứng khoán có kết quả hoạt động tốt nhất ASEAN trong năm 2024, nhưng thị trường vốn vẫn chưa được coi là phát triển đúng tiềm năng khi mà ở đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào tín dụng ngân hàng trong nhiều thập kỷ qua.

So với các nước ASEAN khác, sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng so với dòng vốn từ thị trường chứng khoán của Việt Nam đang ở mức đáng chú ý.

Mức độ quá phụ thuộc vào tín dụng này có thể dẫn đến việc những điều chỉnh tác động bất lợi lên chi phí đi vay như hồi cuối năm 2022, khi chi phí tăng khiến Ngân hàng Nhà nước phải thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng trưởng tín dụng giảm mạnh và ảnh hưởng bất lợi đến nhiều lĩnh vực kinh tế trong nước, đặc biệt là ngân hàng và bất động sản.

Nhóm Ngân hàng Thế giới từng nhận định hồi tháng 8/2024 rằng, thị trường vốn Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong một thập kỷ qua và bắt kịp với các thị trường khác có cùng quy mô. Tuy nhiên, khi đánh giá ba chức năng của thị trường vốn, bao gồm huy động vốn, tích lũy tiết kiệm và thiết lập giá, báo cáo của tổ chức này đã chỉ ra những mảng cần cải thiện ở từng chức năng.

Một vấn đề then chốt được nhấn mạnh chính là chưa phát triển nhóm các nhà đầu tư tổ chức. Số lượng nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ lệ lớn trên thị trường chứng khoán có thể tạo ra nhiều biến động mạnh làm giảm động lực niêm yết của các công ty chất lượng trong bối cảnh thị trường thiếu vắng những nhà đầu tư dài hạn có chất lượng.

Việc nâng hạng được kỳ vọng sẽ cải thiện khả năng huy động vốn của thị trường, hỗ trợ phát triển kinh tế. Nếu chính thức triển khai, FTSE Russell ước tính Việt Nam có thể thu hút thêm dòng vốn đầu tư nước ngoài trị giá khoảng 6 tỷ USD, tương đương hơn 1% GDP.

Việc này cũng giúp thị trường ổn định hơn thông qua sự hiện diện của các nhà đầu tư tổ chức dài hạn trên thị trường, góp phần giải quyết các vấn đề hạn chế nêu trên. Một thị trường vốn vận hành đầy đủ chức năng, có khả năng huy động và phân bổ hiệu quả vốn cho các lĩnh vực, ngành nghề, sẽ đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng GDP cho Việt Nam và giảm thiểu rủi ro liên quan đến tình trạng quá phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.

Con đường phía trước

HSBC hiện đang cung cấp dịch lưu ký chứng khoán cho khoảng 50% nhà đầu tư tổ chức nước ngoài tại Việt Nam và chúng tôi thực sự yên tâm khi chứng kiến các cơ quan quản lý đã tích cực tiếp nhận ý kiến từ các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài về các thông lệ quốc tế tốt nhất nhằm thúc đẩy phát triển thị trường.

Đây là một hướng đi đúng đắn được thực tiễn chứng minh mà chúng tôi đã quan sát được ở các thị trường từng trải qua quá trình nâng hạng.

Một thử thách tiềm tàng đối với Việt Nam chính là tiêu chuẩn đối với thị trường vốn liên tục được nâng cao trong bối cảnh các thị trường khác không ngừng cạnh tranh.

FTSE Russell đã chia sẻ trong các phiên thảo luận rằng họ không đơn thương độc mã đưa ra quyết định mà chính thị trường sẽ tham gia vào quá trình này. Thực tế, việc đánh giá và xếp hạng được các ủy ban và hội đồng xem xét cũng như phê duyệt trong tháng 03/2025 trước khi kết quả sơ bộ được công bố sau đó.

Có thể Việt Nam đã đáp ứng được các tiêu chí tối thiểu cố định, nhưng tiêu chuẩn để cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế đưa ra ý kiến mang tính định tính được nâng lên một mức cao hơn so với thời điểm trước đây khi các thị trường láng giềng trong khu vực ASEAN được nâng hạng.

Kinh nghiệm của HSBC cho thấy, các nhà đầu tư tổ chức sẽ liên tục trông đợi thị trường có những bước phát triển mang lại hiệu quả, an toàn tài sản và khả năng mở rộng quy mô.

Xét những yếu tố này cũng như những cải cách chính sách nhờ tiếp thu ý kiến cộng đồng quốc tế, có thể thấy câu chuyện phát triển thị trường của Việt Nam vẫn rất tích cực.

Dù kết quả thế nào, HSBC Việt Nam vẫn giữ vững niềm tin rằng thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục phát triển và tiến hóa, phát huy thành công đạt được trong 25 năm khai mở tiềm năng kể từ phiên giao dịch đầu tiên vào tháng 7/2000, mang lại lợi ích chung cho Việt Nam.

*Bài viết thể hiện quan điểm của ông Gary Harron, Giám đốc Khối Dịch vụ chứng khoán, HSBC Việt Nam

Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng

Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng

Tài chính -  2 tháng

Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.

Thị trường chứng khoán tiến sát tới việc nâng hạng

Thị trường chứng khoán tiến sát tới việc nâng hạng

Tài chính -  3 tháng

VNDirect kỳ vọng hệ thống KRX sẽ sớm được kiểm thử và chính thức đưa vào vận hành trong quý 2 năm nay.

Những 'cơn gió ngược' đã dịu, chứng khoán Việt sẵn sàng tăng tốc

Những 'cơn gió ngược' đã dịu, chứng khoán Việt sẵn sàng tăng tốc

Tài chính -  2 tháng

Với kỳ vọng về những “cơn gió ngược” về vĩ mô, chính sách được cải thiện, các chuyên gia đánh giá điều này sẽ tạo sức bật cho thị trường chứng khoán trong năm 2025.

Doanh nghiệp Việt cần nỗ lực để tăng tốc trong bảng đánh giá ACGS

Doanh nghiệp Việt cần nỗ lực để tăng tốc trong bảng đánh giá ACGS

Tài chính -  1 ngày

Việt Nam tiếp tục là quốc gia có điểm số ACGS thấp nhất trong số sáu nước ASEAN được đánh giá trong kỳ báo cáo mới nhất.

Sandbox tài sản số tiềm năng, nhưng dễ biến tướng đầu cơ và thao túng

Sandbox tài sản số tiềm năng, nhưng dễ biến tướng đầu cơ và thao túng

Tài chính -  2 ngày

Sandbox tài sản số không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một môi trường thử nghiệm, mà còn được kỳ vọng hoàn thiện cả về hạ tầng, nguồn lực và cơ chế hoạt động.

Doanh nghiệp kỳ vọng đột phá từ 'bộ tứ' chính sách của Nhà nước

Doanh nghiệp kỳ vọng đột phá từ 'bộ tứ' chính sách của Nhà nước

Tài chính -  2 ngày

Từ góc nhìn của doanh nghiệp và chuyên gia tài chính, bộ tứ nghị quyết này hứa hẹn tạo ra những thay đổi sâu sắc, mở đường cho một nền kinh tế số hiện đại.

AEON Financial muốn hủy thương vụ bán vốn Công ty tài chính PTF của SeABank

AEON Financial muốn hủy thương vụ bán vốn Công ty tài chính PTF của SeABank

Tài chính -  3 ngày

Phía AEON Financial cho biết đã phát hiện thông tin kế toán được công bố trước khi chuyển nhượng cổ phần tại Công ty tài chính PTF cho SeABank có sự sai lệch.

Giải quyết 'vùng xám' pháp lý cho thị trường tài sản mã hóa

Giải quyết 'vùng xám' pháp lý cho thị trường tài sản mã hóa

Tài chính -  4 ngày

Thị trường tài sản mã hoá đang đòi hỏi xây dựng khung pháp lý chặt chẽ, khi gần 90% vụ việc liên quan đến tài sản số bị xác minh có dấu hiệu vi phạm hoặc lừa đảo.

VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới

VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới

Nhịp cầu kinh doanh -  58 phút

Trường đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.

Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0

Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0

Nhịp cầu kinh doanh -  59 phút

Chiếc SUV điện VinFast VF 9 đã chinh phục trái tim nhiều chủ xe nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế sang trọng, vận hành đẳng cấp và chi phí vận hành “như ngửi”.

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

Doanh nghiệp -  1 giờ

GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.

Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc

Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc

Vàng -  1 giờ

Giá vàng hôm nay 10/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, trong khi thị trường quốc tế có sự hồi phục.

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư

Tiêu điểm -  1 giờ

Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan

Tiêu điểm -  1 giờ

Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.