TS. Bùi Trinh: Tăng thuế xăng dầu người dân được hưởng lợi gì?

Thu Phương Thứ tư, 28/02/2018 - 10:56

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Trinh, việc tăng giá xăng sẽ làm giá thành sản xuất tăng theo, từ đó tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Bộ Tài chính dự kiến tăng kịch khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu.

Bộ Tài chính vừa đưa ra lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thuế bảo vệ môi trường, trong đó có việc tăng mạnh thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu.

Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị tăng kịch khung thuế bảo vệ môi trường với xăng từ 3.000 đồng/lít hiện nay lên mức kịch khung cho phép là 4.000 đồng/lít.

Bộ này cũng đề xuất tăng thuế môi trường với dầu diesel lên kịch khung 2.000 đồng/lít, thay cho mức 1.500 đồng/lít; thuế với dầu mazút, dầu nhờn tăng lên mức kịch khung 2.000 đồng/lít, thay cho mức 900 đồng/lít như hiện hành.

Đề xuất tăng kịch khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu của Bộ Tài chính được nhiều chuyên gia đánh giá là sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cuộc sống của người dân.

Giá xăng
TS. Bùi Trinh

TheLEADER đã có cuộc trao đổi ngắn với chuyên gia kinh tế Bùi Trinh về vấn đề này.

Ông đánh giá như thế nào về đề xuất tăng kịch khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu của Bộ Tài chính?

TS. Bùi Trinh: Theo tính toán, ngành vận tải không phải là ngành thải ra khí nhà kính lớn nhất. Ngành này thậm chí còn thải ra chất thải thấp hơn bình quân chung của nền kinh tế. 

Ngành thải ra khí nhà kính lớn nhất chính là công nghiệp chế biến (thải ra mức thải cao hơn bình quân chung của nền kinh tế hơn 3 lần).

Bên cạnh đó là xuất khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu thải ra khí nhà kính chiếm 51% tổng phát thải. Trong đó, sản xuất hàng xuất khẩu cơ bản thuộc lĩnh vực FDI, chiếm 73%.

Do đó, việc Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu nếu chỉ vì mục đích bảo vệ môi trường thì hoàn toàn không hợp tình hợp lý.

Theo Bộ Tài chính lý giải, việc đề xuất tăng thuế xăng dầu là do thuế nhập khẩu giảm mạnh, số thu từ hoạt động nhập khẩu xăng dầu liên tục giảm qua các năm khi các nhà nhập khẩu chuyển sang nhập các thị trường có mức thuế ưu đãi đặc biệt. Ý kiến của ông như thế nào về việc này?

TS. Bùi Trinh: Bộ Tài chính lý giải việc giảm thuế nhập khẩu về 0 do hội nhập kinh tế, ký kết các hiệp định thương mại khiến nguồn thu ngân sách giảm phải tăng các nguồn thu khác đề bù vào khoản thiếu hụt, vậy câu hỏi đặt ra là "hội nhập" để làm gì?

Chúng ta “nháo nhào” đi ký kết các hiệp định hội nhập hợp tác quốc tế. Trong khi đó, nền sản suất của Việt Nam còn yếu, nền kinh tế chủ yếu là gia công. Khi hội nhập, thuế nhập khẩu về 0, hàng hoá từ các nước vào Việt Nam rẻ hơn, hàng hoá trong nước khó cạnh tranh được với nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan.

Không những thế, hụt thu ngân sách do thuế xuất nhập khẩu giảm lại được Bộ Tài chính tăng thuế, khiến người dân phải chịu ngày càng nhiều gánh nặng.

Theo ông, việc tăng mạnh thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu sẽ có tác động như thế nào đến nền kinh tế cũng như cuộc sống của người dân?

TS. Bùi Trinh: Năm vừa rồi một điều rất lạ là tất cả mọi người đều nhắc đến con số kỷ lục về tăng trưởng kinh tế 6,7%, cao nhất trong nhiều năm, tung hô thành tựu này như một bước đột phá trong tăng trường kinh tế. Câu hỏi đặt ra là với kỳ tích tăng trưởng đó người dân được hưởng lợi gì?

Ví dụ như Singarpo họ đạt vượt mức về tăng trưởng, ngân sách bội thu, họ thưởng cho dân. Trong khi Việt Nam, người dân không những không được hưởng từ kỳ tích ấy mà còn phải cõng thêm một loạt các loại thuế.

Vừa qua, Bộ Tài chính đã có đề xuất tăng thuế ở rất nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng, không chỉ thuế bảo vệ môi trường mà còn một loạt các dự kiến tăng như thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt.

Đáng nói hơn, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống, là đầu vào của tất cả các ngành sản xuất trong nền kinh tế. Do đó, mặt hàng này có tăng giá như thế nào thì người dân và doanh nghiệp vẫn phải sử dụng.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi những ngành này tăng giá sẽ làm giá thành sản xuất tăng theo, từ đó ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng. 

Trong khi đó, giá các mặt hàng quá cao khiến người dân thắt chặt chi tiêu, doanh nghiệp không bán được hàng cũng không có động lực để phát triển sản xuất. 

Sau cùng, sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Xin cảm ơn ông!

Phía sau đề xuất tăng thuế môi trường kịch khung với xăng dầu của Bộ Tài chính

Phía sau đề xuất tăng thuế môi trường kịch khung với xăng dầu của Bộ Tài chính

Tiêu điểm -  7 năm
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, Bộ Tài chính lấy danh nghĩa tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu nhưng thực chất chỉ một phần rất nhỏ được chi cho môi trường. Bộ Tài chính cần giải trình về điều này một cách rõ ràng, minh bạch.
Phía sau đề xuất tăng thuế môi trường kịch khung với xăng dầu của Bộ Tài chính

Phía sau đề xuất tăng thuế môi trường kịch khung với xăng dầu của Bộ Tài chính

Tiêu điểm -  7 năm
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, Bộ Tài chính lấy danh nghĩa tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu nhưng thực chất chỉ một phần rất nhỏ được chi cho môi trường. Bộ Tài chính cần giải trình về điều này một cách rõ ràng, minh bạch.
Giá xăng RON 95 giảm 400 đồng/lít

Giá xăng RON 95 giảm 400 đồng/lít

Tiêu điểm -  7 năm

Nguyên nhân điều chỉnh giá xăng dầu lần này là do giá xăng dầu thế giới đang trên đà giảm so với kỳ trước đó.

Không tăng giá xăng trong dịp Tết nguyên đán 2018

Không tăng giá xăng trong dịp Tết nguyên đán 2018

Tiêu điểm -  7 năm

Tại kỳ điều chỉnh giá xăng dầu ngày 3/2/2018, Liên Bộ Công Thương - Tài Chính quyết định giữ ổn định giá tất cả các mặt hàng xăng dầu.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng từ 15h ngày 19/1

Giá xăng tăng hơn 400 đồng từ 15h ngày 19/1

Tiêu điểm -  7 năm

Từ 15h ngày 19/1/2018, xăng E5 RON92 tăng 429 đồng/lít; dầu diesel 0.05S tăng 430 đồng/lít; dầu hỏa tăng 448 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S tăng 148 đồng/kg.

Công ty phân phối xăng dầu thu hút 8 nhà đầu tư chiến lược

Công ty phân phối xăng dầu thu hút 8 nhà đầu tư chiến lược

Doanh nghiệp -  7 năm

Tập đoàn Sovico của tỷ phú Phương Thảo cũng với Shell, Idemitsu, KPE (Kawait), Puma (Thụy Sỹ), SK (Hàn Quốc) đều muốn bước chân vào lĩnh vực phân phối xăng dầu đầy tiềm năng.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Tiêu điểm -  1 ngày

Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  45 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.