Hồ sơ quản trị
Từ tuổi thơ đánh giày đến ông chủ 'bệnh viện' đồ da
Xuất phát điểm từ công việc đánh giày, ông chủ Bệnh viện đồ da muốn giúp người yếu thế tại khu vực TP.HCM bằng việc mở rộng mô hình doanh nghiệp xã hội.
Nguyễn Văn Phúc sinh ra trong một gia đình làm nông nghiệp, bố là thương binh nặng. Năm lên 11 tuổi, bố anh qua đời và bốn chị gái phải nghỉ học. Đó là lúc anh bắt đầu làm quen với công việc đánh giày để có tiền đi học.
Nhờ việc đánh giày, Phúc thi đỗ vào đại học. Tuy nhiên, những trải nghiệm trong suốt quãng thời gian trước đã thôi thúc anh phải làm điều gì đó để thay đổi cuộc sống của những lao động đường phố, những người yếu thế.
Nhận thấy tiềm năng của thị trường chăm sóc đồ da ở Việt Nam, năm 2018, Nguyễn Văn Phúc cùng một người bạn sáng lập ra Bệnh viện đồ da.
Bệnh viện đồ da chuyên cung cấp dịch vụ spa, phục chế sofa bằng dung dịch nhập khẩu có nguồn gốc thảo mộc. Nguyễn Văn Phúc khẳng định Bệnh viện đồ da có thể xử lý được các vết rạn, nứt trên da, phục hồi nguyên trạng mà không cần thay thế.
Bên cạnh đó, đơn vị cũng đón các lao động đường phố về làm cùng. Tại đây, các lao động không chỉ học về phục chế đồ da, đồ hiệu, may, bọc sofa, mà còn được học kỹ năng thuyết trình để rèn luyện khả năng đứng trước đám đông.
Sau khoảng 6-9 tháng đào tạo, học viên có thể may sofa thành thạo và làm việc tại Bệnh viện đồ da, hoặc được giới thiệu tới các cơ sở khác.
Nguyễn Văn Phúc cho biết, đơn vị hoàn toàn thuần túy là đào tạo, cung cấp nơi ở và giới thiệu việc làm cho người yếu thế, đánh giày. Ngoài ra, startup này cũng hỗ trợ nhân viên về vốn và kỹ thuật để các bạn tự làm chủ với điều kiện phải cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ những người yếu thế khác.

Sau hơn 5 năm, Bệnh viện đồ da đã giúp gần 30 lao động bước ra khỏi vùng tối của bản thân, có công việc ổn định và nhận mức lương từ 9-15 triệu đồng mỗi tháng.
Mong muốn mở thêm cơ sở mới để có thể giúp đỡ được nhiều hơn những người yếu thế tại TP. HCM, Nguyễn Văn Phúc đến Shark Tank Việt Nam huy động 500 triệu đồng đổi lấy 8% cổ phần.
Ngoài ra, anh tiết lộ sau khi cơ sở ở TP. HCM ổn định sẽ tiếp tục mở thêm tại các tỉnh thành khác với mong muốn "ở đâu có người yếu thế, ở đó có Bệnh viện đồ da".
Bị thuyết phục bởi startup, Shark Nguyễn Phi Vân đồng ý đầu tư 500 triệu cho 8% cổ phần với điều kiện Bệnh viện đồ da phải là một doanh nghiệp xã hội, bởi bà sẽ không nhận lợi nhuận từ thương vụ này.
Bà cũng gợi ý hai mô hình kinh doanh mà startup có thể theo đuổi là mô hình nhượng quyền vi mô dành cho những tổ chức xã hội, và mô hình nhượng quyền công việc cho những người yếu thế có thể tự làm chủ.
Đồng ý đầu tư cho Bệnh viện Đồ Da 500 triệu cho 8% cổ phần, Shark Hưng cho biết, Quỹ Columbus Startup Venture mà ông làm đại diện có một tỷ lệ vốn nhất định để đầu tư cho các startup có ý nghĩa xã hội, cộng đồng.
Tuy không nhận cổ tức, nhưng điều kiện mà Shark Hưng đưa ra là được kiểm soát hiệu quả hoạt động đầu tư nhằm đảm bảo startup có thể hoàn vốn trong 2 năm và tái đầu tư cho cơ sở mới.
Nêu quan điểm làm kinh tế tốt mới có thể giúp đỡ được nhiều người, Shark Thái đề nghị đầu tư 500 triệu cho 8% với điều kiện được hoàn vốn sau 3 năm. Bên cạnh đó, Shark Thái cũng ngỏ ý sẽ hỗ trợ startup bán hàng trên các nền tảng và hệ sinh thái sẵn có.

Bày tỏ sự ấn tượng, Shark Minh Beta cho biết: "Bạn không quá đao to búa lớn với những con số, hay tham vọng để mở rộng nhanh, nhiều, mạnh. Sức người luôn có hạn, mình không thể nào giải cứu cả thế giới. Làm thế nào để từng việc mình chạm đến nó thực sự có ý nghĩa và sâu sắc, điều đấy quan trọng hơn".
Không chỉ đầu tư 500 triệu đồng đổi lấy 8% cổ phần, Shark Minh Beta còn rút vé vàng trị giá 500 triệu tặng thêm cho Bệnh viện đồ da. Đồng thời, Chủ tịch Beta Group cũng mời Shark Hưng, Shark Phi Vân, Shark Thái tham gia vào thương vụ này.
Chấp nhận đề nghị đầu tư 500 triệu cho 8% cổ phần của Shark Minh và 3 Shark còn lại, Nguyễn Văn Phúc xúc động chia sẻ: "Không có điều gì tuyệt vời hơn khi em có thêm sự đồng hành của 3 Shark nữa".
Về phía Shark Bình, ông cho biết sẽ đầu tư cho Bệnh viện đồ da ở giai đoạn sau, khi startup cần nhiều vốn để nhân rộng hơn mô hình kinh doanh của mình.
Tuy vậy, với sự đồng hành của Shark Minh Beta, Shark Hưng, Shark Phi Vân, Shark Thái, Bệnh viện đồ da hứa hẹn có thêm nhiều nguồn lực mới để tiếp tục theo đuổi sứ mệnh là điểm tựa của những người yếu thế trong xã hội.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Địa ốc Hoàng Quân thay tổng giám đốc
Ông Nguyễn Long Triều vừa được bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân thay ông Nguyễn Thanh Phong.
Bamboo Capital thay đổi loạt nhân sự cấp cao, tăng quyền kiểm soát tại Tracodi, BCG Energy
Bamboo Capital thay đổi nhân sự cấp cao ngoài việc hoàn thiện bộ máy quản trị còn nhằm tận dụng cơ hội để phát triển khi thời cơ đã đến.
Bà Lay Hoon Tan làm tổng giám đốc Sun Life Việt Nam
Sun Life Việt Nam vừa bổ nhiệm bà Lay Hoon Tan vào vị trí tổng giám đốc, chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược tăng trưởng bền vững.
Văn hóa Phương Nam khởi động tái cấu trúc sau khi về tay Thiên Long
Sau khi sáp nhập vào Tập đoàn Thiên Long, Công ty CP Văn hóa Phương Nam đã thay đổi chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc.
Ái nữ ‘vua tôm’ Minh Phú được đề cử thành viên hội đồng quản trị
Bà Lê Thị Dịu Minh, con gái của lãnh đạo Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú, được đề cử thành viên hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.