Từ ‘vụ ly hôn' Ba Huân và VinaCapital nghĩ về tư duy thân hữu

Võ Xuân Yên* Thứ bảy, 11/08/2018 - 08:51

Tư duy thân hữu ngấm sâu vào giới doanh nghiệp Việt Nam lúc nào không biết và mỗi khi có chuyện xảy ra, họ lại dùng quan hệ, nhờ vả để xử lý.

Ông Võ Xuân Yên, CEO công ty dầu nhờn NANO Việt Nam

Qua gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có sự lột xác, chuyển mình từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, đã có được những thương hiệu lớn như Vinamilk, Viettel, Kinh Đô, Masan, Trung Nguyên … Tuy nhiên xét về bình diện quốc tế, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ trọng quá lớn.

Vì sao vậy?

Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp Việt chính là vốn. Hầu hết các doanh nghiệp đều rất khó tiếp cận với nguồn vốn vì rào cản khắt khe của ngân hàng. Ngân hàng hầu như chỉ “chăm chăm” vào tài sản đảm bảo là bất động sản. Đó chính là lý do doanh nghiệp ngại vay ngân hàng, và quỹ đầu tư đã chiếm lĩnh cơ hội này để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn mà không cần thế chấp bằng tài sản cố định.

Tuy nhiên, làm việc với quỹ đầu tư lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Quỹ sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện mọi cam kết đã được ghi trong hợp đồng theo đúng quy định quốc tế, áp lực lên doanh nghiệp rất lớn. Doanh nghiệp phải minh bạch hóa hoạt động của mình, nỗ lực hết sức để hoàn thành cam kết. Mọi điều khoản trong hợp đồng nếu không thực hiện được thì thiệt hại đối với chủ doanh nghiệp là không nhỏ, thậm chí là mất luôn cả công ty (như trường hợp KAFE).

Về phía quỹ đầu tư, để bảo đảm cho thương vụ an toàn vì không có tài sản cố định để bảo đảm, hợp đồng của họ chắc chắn sẽ rất chặt chẽ về mặt pháp lý. Họ đưa ra các chỉ tiêu KPI cụ thể để doanh nghiệp bảo đảm khoản đầu tư mang lại hiệu quả nhanh. Nếu thực hiện đầy đủ các KPI này thì doanh nghiệp sẽ hoàn thiện được bản thân và lớn mạnh, hai bên đều vui vẻ (như trường hợp VinaCapital đầu tư vào Thế Giới Di Động).

Khó khăn thứ hai là “một rừng” giấy phép, thông tư, nghị định, quy chế, luật lệ… chính vì rắc rối này, cộng với căn bệnh tham nhũng, quan liêu buộc doanh nghiệp phải dựa vào quan chức nếu muốn tồn tại và phát triển. Từ đây đã hình thành nên “nhóm lợi ích” hay còn gọi là “tư bản thân hữu”.

Lẽ dĩ nhiên, muốn kinh doanh thành công và vượt qua rào cản luật lệ, doanh nghiệp phải tìm cách “quen biết” với các lãnh đạo, chính nhờ mối quan hệ thân hữu này, họ dễ dàng kiếm được các hợp đồng, hoặc chí ít ra cũng “nhờ vả” để kinh doanh mà không bị người khác dòm ngó “kiếm chuyện”.

Thế rồi, tư duy thân hữu ngấm sâu vào giới doanh nghiệp Việt Nam lúc nào không biết, mỗi khi có chuyện xảy ra, họ lại dùng quan hệ, nhờ vả để xử lý.

Cũng từ đó phát sinh ra rất nhiều câu chuyện bi hài, như chuyện công ty Ba Huân gửi đơn cầu cứu Thủ tướng. Công ty Ba Huân có doanh thu ngàn tỷ, có lực lượng nhân viên đông đảo và có trình độ đủ để đọc và hiểu hợp đồng (hoặc giả sử không đọc được thì chỉ cần trả cho luật sư 10 triệu đồng để rà soát hợp đồng, hoặc nếu thuê trọn gói M&A thì cũng chỉ khoản 0,1% giá trị hợp đồng).

Trong làm ăn kinh doanh, không ai không đàm phán mang lại cái lợi cho mình. VinaCapital khi đầu tư tiền, hiển nhiên họ sẽ phải đàm phán điều tốt nhất về phía họ với các điều kiện kèm theo. Bên Ba Huân nhận tiền thì phải thực hiện việc mình cam kết (kể cả phần thiệt về phía mình).

Luật chơi là luật chơi, hợp đồng là hợp đồng, không ai bắt công ty Ba Huân phải ký vào hợp đồng ấy nếu họ không muốn. Doanh nghiệp làm việc trên cơ sở “giấy trắng mực đen”, một khi đã đồng ý ký kết thì phải thực hiện đúng cam kết, đó mới là tư duy làm ăn quốc tế. Nếu làm ăn không thành công thì thiệt thòi hai phía đều phải chịu, chứ không riêng gì công ty Ba Huân.

Nếu VinaCapital vi phạm luật trong việc ký kết hợp đồng sẽ có tòa án dân sự xét xử, đó chính là thượng tôn pháp luật. Còn việc Ba Huân cầu cứu Thủ tướng là một việc làm mang thiếu chuyên nghiệp và nặng về tư tưởng thân hữu trong giới doanh nghiệp Việt.

Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì tất cả các hoạt động phải dựa trên nền tảng tôn trọng pháp luật Việt Nam và quốc tế. Mỗi doanh nghiệp phải tự nâng cấp hệ thống nhân lực, pháp chế, quản trị, tài chính lành mạnh, tạo ra sản phẩm tốt nhất, mang lại giá trị hữu ích cho xã hội và cộng đồng để làm nền tảng cho sự phát triển và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một bộ nguyên tắc ứng xử theo tiêu chuẩn quốc tế (code of conduct), phù hợp với pháp luật Việt Nam, để tránh những việc làm vi phạm pháp luật, vi phạm đạo lý và đạo đức kinh doanh, đó là điều chủ doanh nghiệp cần ý thức để bảo vệ mình trong quá trình phát triển

Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp Việt sẽ mãi mãi chôn vùi ở “ao nhà”, mơ ước ra “biển lớn” sẽ là quá xa xôi.

*Bài viết thể hiện quan điểm tác giả Võ Xuân Yên, CEO công ty dầu nhờn NANO Việt Nam.

Công thức CX ở MoMo: Sức mạnh AI và giá trị thấu cảm

Công thức CX ở MoMo: Sức mạnh AI và giá trị thấu cảm

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Bên cạnh việc tối ưu tốc độ, quy trình liền mạch, MoMo đặc biệt chú trọng vào việc thiết kế các "khoảnh khắc cảm xúc" trên hành trình trải nghiệm khách hàng.

Mối đe dọa từ hệ thống trong doanh nghiệp

Mối đe dọa từ hệ thống trong doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  12 giờ

Khi hệ thống ngày càng phức tạp và lưu lượng dữ liệu nội bộ gia tăng, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ tấn công từ bên trong mà không dễ nhận ra.

Khi người trẻ từ chối 'ghế nóng' lãnh đạo

Khi người trẻ từ chối 'ghế nóng' lãnh đạo

Diễn đàn quản trị -  1 ngày

Nhiều người trẻ đang né tránh vai trò quản lý, khi chiếc ghế lãnh đạo không còn hấp dẫn bởi áp lực, lộ trình cứng nhắc và thiếu cân bằng.

Tiếp thị trung thực: Lá chắn bảo vệ thương hiệu trong kỷ nguyên số

Tiếp thị trung thực: Lá chắn bảo vệ thương hiệu trong kỷ nguyên số

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Khi niềm tin người tiêu dùng trở thành “tài sản sống còn” của thương hiệu, tiếp thị trung thực nổi lên như "lá chắn" giúp doanh nghiệp bảo vệ giá trị và phát triển.

Cách VNPT Technology giải bài toán thiếu nhân lực công nghệ cao

Cách VNPT Technology giải bài toán thiếu nhân lực công nghệ cao

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Thay vì tập trung tuyển dụng công nhân để đáp ứng nhu cầu mở rộng, VNPT Technology đầu tư vào tự động hóa, công nghệ số, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.

Vietnam Tax Summit 2025: Định hình chiến lược thuế trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa

Vietnam Tax Summit 2025: Định hình chiến lược thuế trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Vietnam Tax Summit 2025 khẳng định thuế không còn là nghĩa vụ hành chính mà đang trở thành đòn bẩy chiến lược trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa.

VPBank và Lotte C&F nâng tầm quan hệ hợp tác, giới thiệu sản phẩm tài chính tiêu dùng

VPBank và Lotte C&F nâng tầm quan hệ hợp tác, giới thiệu sản phẩm tài chính tiêu dùng

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Công ty TNHH Lotte C&F Việt Nam (Lotte C&F) đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác bền vững thông qua sự kiện ra mắt sản phẩm tài chính tiêu dùng - Lotte Flex.

VinFast và Batx Energies hợp tác chiến lược về tái chế và tái sử dụng pin điện áp cao

VinFast và Batx Energies hợp tác chiến lược về tái chế và tái sử dụng pin điện áp cao

Phát triển bền vững -  4 giờ

VinFast vừa công bố ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với BatX Energies - công ty công nghệ sạch hàng đầu của Ấn Độ với chuyên môn tái chế pin, thu hồi kim loại quý hiếm, và tái sử dụng pin cuối vòng đời.

VNG Value - Đối tác tin cậy trong lĩnh vực thẩm định giá

VNG Value - Đối tác tin cậy trong lĩnh vực thẩm định giá

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Công ty TNHH Thẩm định giá VNG với 15 năm kinh nghiệm hoạt động, luôn được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn làm đối tác chiến lược trong lĩnh vực thẩm định giá.

Quỹ Vì tương lai xanh tài trợ gần 3 tỷ đồng cho chiến dịch 'Mùa hè Xanh 2025'

Quỹ Vì tương lai xanh tài trợ gần 3 tỷ đồng cho chiến dịch 'Mùa hè Xanh 2025'

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Quỹ Vì tương lai xanh ngày 11/7 chính thức công bố đồng hành cùng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của 33 cơ quan và viện, trường triển khai chiến dịch “Mùa hè xanh” 2025. Chiến dịch có tổng ngân sách tài trợ lên đến gần 3 tỷ đồng, hướng đến thực hiện hàng loạt công trình xanh và lan tỏa lối sống xanh, bền vững đến nhiều vùng miền trên cả nước.

Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: Lợi ích kép cho doanh nghiệp

Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: Lợi ích kép cho doanh nghiệp

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Thanh toán không tiền mặt đã trở thành thói quen của đại đa số người dân và cả các doanh nghiệp. Không chỉ giúp việc giao dịch thuận tiện, nhanh chóng, khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, doanh nghiệp còn được hưởng lợi lớn từ những giao dịch này.

Chọn ô tô đầu tiên, mua xe gì trong khoảng 500 triệu đồng?

Chọn ô tô đầu tiên, mua xe gì trong khoảng 500 triệu đồng?

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Với giá bán chưa đến 500 triệu đồng nhờ loạt ưu đãi chồng ưu đãi, miễn phí trước bạ cùng lợi thế xe điện “nuôi” rẻ, VinFast VF 5 đang giúp ngày càng nhiều người Việt hiện thực hóa giấc mơ sở hữu ô tô riêng khi hầu bao chưa quá rủng rỉnh.