Doanh nghiệp
Tỷ phú "trong tay" ngân hàng
Trở thành tỷ phú nhờ sở hữu khối tài sản tỷ USD nhưng thực tế nhiều doanh nhân Việt Nam đang dùng chính các tài sản này để bảo đảm cho các khoản vay của họ hoặc công ty liên quan tại các ngân hàng.
Danh sách tỷ phú thế giới 2018 của tạp chí Forbes vừa chào đón thêm hai doanh nhân Việt Nam là ông Trần Đình Long, chủ tịch Hòa Phát và ông Trần Bá Dương, chủ tịch Ô tô Trường Hải (Thaco).
Năm 2013, Việt Nam lần đầu có đại diện trong danh sách này là ông Phạm Nhật Vượng, chủ tịch Vingroup. Năm nay ông Vượng tiếp tục là người giàu nhất Việt Nam với quy mô tài sản 4,3 tỷ USD. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo vẫn là nữ tỷ phú duy nhất của Việt Nam được Fobres công nhận với số tài sản 3,1 tỷ USD.
Mới đây, một doanh nhân khác được Bloomberg công bố sở hữu tài sản trên 1 tỷ USD là ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch tập đoàn Masan.

Nếu dựa vào thống kê trên thị trường chứng khoán, danh sách những tỷ phú đô la của Việt Nam có thể sẽ còn kéo dài hơn. Trong đó, ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC có quy mô tài sản tính theo giá trị cổ phiếu do ông nắm giữ lên đến hơn 2 tỷ USD.
Dù Forbes và Bloomberg không công nhận ông Quyết là tỷ phú do chưa đáp ứng được các tiêu chí trong phương pháp xác định tài sản, song điều này không có nghĩa là những tài sản của ông Quyết là vô giá trị, ít nhất là đối với các.ngân hàng. Một nguồn tin cho biết, hàng chục triệu cổ phiếu của công ty FLC Faros (ROS) đã được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại ngân hàng.
FLC Faros, nơi ông Quyết đang nắm giữ hơn 65% cổ phần, là công ty xây dựng phụ trách phần lớn các dự án của tập đoàn FLC. Niêm yết với mức giá hơn 10.000 đồng từ cuối năm 2016, cổ phiếu của công ty này đã tăng một mạch lên 150.000 rồi 200.000 đồng vào cuối năm 2017.
Đây cũng là thời điểm cổ phiếu ROS bắt đầu được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại ngân hàng. Theo một giao dịch bảo đảm ngày 29/11, ngân hàng Quốc Dân đã nhận tài sản bảo đảm là 17 triệu cổ phiếu ROS do ông Quyết và vợ sở hữu. Lô cổ phiếu này khi đó có giá trị thị trường gần 3.000 tỷ đồng.
Cuối tháng 12/2017, có 5 triệu cổ phiếu ROS được sử dụng làm tài sản bảo đảm tại ngân hàng Phương Đông. Gần đây nhất, ngày 7/2, có 7 triệu cổ phiếu ROS làm tài sản bảo đảm tại ngân hàng Quốc Dân.
Từ lâu, việc sử dụng cổ phiếu làm tài sản bảo đảm đã được các tỷ phú tại Việt Nam áp dụng trong hoạt động huy động vốn để kinh doanh. Thực tế, người giàu nhất Việt Nam cũng có một lịch sử giao dịch bảo đảm bằng cổ phiếu Vingroup liên tục những năm qua, chủ yếu thông qua ngân hàng Techcombank.
Cuối tháng 12 năm ngoái, có 37,1 triệu cổ phiếu Vingroup (VIC) đã được sử dụng làm tài sản bảo đảm tại Techcombank với mức giá 65.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị hơn 2.400 tỷ đồng, thấp hơn chỉ 10% so với giá trị trên sàn chứng khoán. Trước đó hơn 1 tháng, lô cổ phiếu VIC trên chỉ được Techcombank định giá ở mức 45.000 đồng/cổ phiếu.
Ông Trần Đình Long, tỷ phú đô la mới trong bảng xếp hạng của Forbes, cũng đã nhiều lần sử dụng cổ phiếu tập đoàn Hòa Phát làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại các ngân hàng BIDV, Vietcommbank, Vietinbank.
Tương tự, trong giai đoạn 2011 đến 2014, cổ phiếu Thaco của ông Trần Bá Dương cũng được dùng làm tài sản bảo đảm ở nhiều ngân hàng khác nhau. Năm 2014, ông Dương và vợ sử dụng hơn 42 triệu cổ phiếu Thaco để bảo đảm cho các khoản vay, bên nhận bảo đảm là Vietcombank.
Công ty cổ phần Masan, pháp nhân sở hữu tập đoàn Masan (MSN) của ông Nguyễn Đăng Quang, cũng sử dụng cổ phiếu MSN làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại nhiều ngân hàng. Ngoài ra bà Nguyễn Hoàng Yến, vợ ông Quang, sở hữu hơn 42 triệu cổ phiếu MSN. Cuối năm ngoái, hơn 9 triệu cổ phiếu này được đăng ký giao dịch bảo đảm tại Vietcombank.
Một phần quan trọng khi xác định tài sản của những tỷ phú là tính toán lượng cổ phiếu trị giá hàng nghìn tỷ đồng họ đang nắm giữ. Mặc dù vậy, đa phần những cổ phiếu này lại trong tình trạng bị “phong tỏa” trong ngân hàng, để bảo đảm cho các khoản vay của cá nhân hoặc công ty.
Những doanh nhân nổi tiếng nhất Việt Nam như ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch HAGL, ông Nguyễn Văn Đạt, chủ tịch Phát Đạt, ông Bùi Thành Nhơn, chủ tịch Novaland đều để một lượng lớn cổ phiếu mà họ sở hữu trong tay các ngân hàng.
Khi bên đi vay không thể trả nợ, bên cho vay có thể xử lý các tài sản bảo đảm, trong đó có hình thức nhận chuyển nhượng số cổ phiếu này.
Ngoài ra, trong trường hợp giá trị thị trường của số cổ phiếu được sử dụng làm tài sản bảo đảm giảm, bên cho vay có thể yêu cầu bên đi vay bổ sung các tài sản bảo đảm mới. Điều này có thể dẫn đến nhu cầu giữ giá cổ phiếu ở mức xác định nhằm tránh phải bổ sung tài sản bảo đảm.
Cái giá cho ngôi vua thanh khoản của cổ phiếu FLC Faros
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.