Khởi nghiệp
Ứng dụng gọi xe của nhà sáng lập VNG được VPBank hỗ trợ tài chính
Trong khi tất cả các ứng dụng gọi xe trên thị trường hiện nay như Grab, FastGo hay Go-Viet là công ty công nghệ thì ứng dụng be sẽ thuộc một công ty được cấp phép kinh doanh vận tải
Ít ngày sau khi những thông tin về một ứng dụng thuần Việt cạnh tranh Grab, Go-Viet do nhà sáng lập VNG điều hành được hé lộ, ứng dụng gọi xe be đã chính thức ra mắt hôm nay 13/12.
Được biết, ứng dụng gọi xe "be" là một dự án thuộc Begroup do ông Trần Thanh Hải làm CEO. Hiện tại, Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là một trong những đối tác chiến lược của "be". Ngân hàng này sẽ hỗ trợ tài chính cho "be" trong quá trình vận hành, hoạt động, đồng thời cùng triển khai các gói tín dụng cá nhân hỗ trợ tài xế.
Từ ngày 17/12, ứng dụng gọi xe này sẽ chính thức phục vụ các khách hàng tại TP. HCM và Hà Nội.
Ứng dụng be trước mắt sẽ cung cấp 2 loại hình dịch vụ: beBike - dịch vụ đặt xe 2 bánh, beCar - dịch vụ đặt xe 4 bánh. Mức chiết khấu áp dụng chung cho các tài xế beBike và beCar là 25%.
Trong tương lai, ứng dụng be sẽ không chỉ dừng lại ở hoạt động gọi xe, mà sẽ phát triển thành một nền tảng đa tiện ích, ví dụ sẽ có thêm dịch vụ giao vận hàng hóa, ví điện tử...
Đại diện công ty cho biết, trong ngắn hạn, mục tiêu của be từ nay đến hết năm 2018 sẽ có trên 10.000 đối tác tài xế tại mỗi thành phố (Hà Nội, TP. HCM).
Đến cuối năm 2019, dự kiến số lượng tài xế be tăng lên con số 110.000 người, với khoảng 6,6 triệu lượt tải ứng dụng, hoàn thành hơn 105 triệu chuyến đi. Đồng thời, be sẽ có mặt tại 15 tỉnh, thành phố, và đến hết năm 2020 là tại 63 tỉnh thành trên cả nước.
"be đặt mục tiêu trở thành một trong những ứng dụng thiết yếu của người Việt, thu hút khoảng 10 triệu khách hàng trong 3 năm tới", đại diện Begroup tuyên bố.
Cũng tại buổi lễ ra mắt, ông Trần Thanh Hải tiết lộ, công ty sở hữu và vận hành ứng dụng gọi xe be là công ty được cấp phép kinh doanh vận tải. Đây chính là điều khác biệt so với tất cả các ứng dụng gọi xe trên thị trường hiện nay như Grab, FastGo hay Go-Viet.
Lý giải về điều này, vị CEO cho rằng, be vận dụng công nghệ thời 4.0, nhưng không thay đổi bản chất là chuyên chở khách hàng từ điểm A đến điểm B. Với be, công nghệ chỉ là công cụ để tối ưu hoá, giúp tiết kiệm chi phí hơn, đem lại giá trị lớn hơn cho khách hàng. Do đó, vận tải vẫn là lĩnh vực chính mà công ty theo đuổi.
Như vậy, với sự xuất hiện của ứng dụng gọi xe be, từ nay thị trường gọi xe tại Việt Nam nói chung sẽ ngày càng trở nên sôi động, khi có thêm một tay chơi mới, bên cạnh các đại gia như Grab, Go-Viet.
Trước ứng dụng be, Now.vn (tên miền trước đây là DeliveryNow.vn) là một sản phẩm của Foody mới đây cũng tham gia thị trường gọi xe tại Việt Nam, với tên gọi NowMoto. Điểm khác biệt của NowMoto là dịch vụ này hiện chỉ tuyển chọn các tài xế có xe 2 bánh mua từ năm 2015.
Theo báo cáo mới nhất của Google và Temasek, quy mô của thị trường gọi xe Việt Nam hiện rơi vào khoảng 500 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng trung bình là 41%. Tới năm 2025, dự báo sân chơi này sẽ đạt ngưỡng 2 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 29%/năm.
Nhà sáng lập VNG tung ứng dụng gọi xe thuần Việt cạnh tranh Grab, Go-Viet
Ứng dụng giao nhận đồ ăn của Foody nhảy vào lĩnh vực gọi xe
Với chỗ dựa vững mạnh Foody, ứng dụng chuyên giao nhận đồ ăn Now.vn gia nhập thị trường gọi xe và sẽ trở thành đối thủ nặng kí của Grab và Go-Viet.
Nhà sáng lập VNG tung ứng dụng gọi xe thuần Việt cạnh tranh Grab, Go-Viet
CEO của ứng dụng gọi xe be là ông Trần Thanh Hải, đồng sáng lập và là cựu Giám đốc kỹ thuật của VNG.
Ứng dụng gọi xe FastGo lên tiếng trong vụ Vinasun kiện Grab
Lấy dẫn chứng về giá cước, các thức ghi nhận doanh thu, FastGo cho rằng Grab trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng và coi các đối tác lái xe là người cung cấp dịch vụ thuê cho Grab.
Ứng dụng gọi xe Việt Nam chật vật tìm lối đi trước sự bành trướng của Grab
Từ đầu năm 2018 tới nay, một loạt ứng dụng gọi xe Việt Nam đã được ra mắt như VATO, Aber, hay FastGo... nhưng dấu ấn mà các công ty này để lại vẫn chưa thực sự nhiều.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.