Tiêu điểm
Ủy ban Pháp luật Quốc hội: Không có cơ sở thẩm tra các Đề án thành lập đặc khu kinh tế
Căn cứ vào kết quả chuẩn bị và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, nếu hồ sơ chuẩn bị đầy đủ, đúng tiến độ, chất lượng tốt, có sự đồng thuận cao thì có thể trình Quốc hội quyết định việc thông qua các đề án, nghị quyết và dự thảo Luật tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.
Uỷ ban Pháp luật Quốc hội vừa có Báo cáo Thẩm tra dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (sau đây gọi tắt là đặc khu kinh tế). Theo đó, về thời gian trình thông qua các đề án thành lập đặc khu kinh tế và quy trình Quốc hội xem xét cho ý kiến và thông qua dự án luật, Quốc hội sẽ cho ý kiến và sẽ tiếp thu hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 (đồng thời với dự án Luật) theo quy trình thông qua tại một kỳ họp.
Uỷ ban Pháp luật Quốc hội cho biết, các đề án về 3 đặc khu kinh tế mới chỉ là dự thảo do các địa phương chuẩn bị, chưa được Chính phủ thông qua. Theo quy định tại Điều 76 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Chính phủ phải xây dựng đề án thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt trình Quốc hội; đề án phải lấy ý kiến nhân dân địa phương, được các cơ quan của Quốc hội thẩm tra và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi trình Quốc hội.
Tuy nhiên, Chính phủ mới tập trung hoàn thành thủ tục trình dự án Luật, còn các bước nêu trên chưa hoàn thành, do đó, Uỷ ban Pháp luật không có cơ sở để thẩm tra, báo cáo Quốc hội về các đề án thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thông qua tại kỳ họp thứ 5.
Đây là một dự án Luật lớn, nội dung phức tạp, Uỷ ban Pháp luật Quốc hội cho biết. Do đó, để bảo đảm tính đồng bộ trong việc xem xét, thông qua dự án Luật và thành lập các đặc khu kinh tế, ngoài việc hoàn thiện các nội dung trong dự thảo Luật, xây dựng và trình Quốc hội các đề án thành lập như đã nêu, còn phải xây dựng các đề án bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội trong các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt theo đúng yêu cầu của Bộ Chính trị; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các nghị quyết về điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính cấp huyện có liên quan, thành lập Tòa án, Viện kiểm sát tại đặc khu kinh tế…
Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần tích cực hơn nữa trong việc chuẩn bị các phương án chuyển tiếp về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, người lao động cả ở cấp huyện và cấp xã tương xứng với phương án tổ chức chính quyền, bảo đảm ổn định đời sống của người dân.
Với khối lượng công việc lớn và tính chất phức tạp như trên, Uỷ ban Pháp luật Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương hoàn thành các công việc nhằm bảo đảm tiến độ xem xét, thông qua dự án Luật và các đề án liên quan như dự kiến.
Căn cứ vào kết quả chuẩn bị và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, nếu hồ sơ chuẩn bị đầy đủ, đúng tiến độ, chất lượng tốt, có sự đồng thuận cao thì có thể trình Quốc hội quyết định việc thông qua các đề án, nghị quyết và dự thảo Luật tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.
Đặc khu kinh tế của Việt Nam sẽ hấp dẫn hơn Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore
Phú Quốc có gì đặc biệt trước ngưỡng cửa đặc khu kinh tế?
Trong ba đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt dự kiến thành lập, Phú Quốc đã thiết lập nền tảng tốt hơn Vân Đồn và Bắc Vân Phong.
Hai chữ quyết định thành bại của đặc khu hành chính – kinh tế
Nhà đầu tư đang đặt kỳ vọng vào cơ chế chính sách đột phát và vượt trội trong phát triển đặc khu dựa trên Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt đang được Quốc hội bàn thảo và thông qua trong kỳ họp này.
Đặc khu kinh tế của Việt Nam sẽ hấp dẫn hơn Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore
Một số đại biểu cho rằng, việc xây dựng và phát triển các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã được “thai nghén” trong thời gian dài, nên phải xây dựng cho được đạo luật này, tránh vuột mất cơ hội.
Địa phương có đặc khu ‘nóng lòng’ thử nghiệm thể chế hiện đại
Qua thời gian, có những thành công hay thất bại, nhưng không phải ngẫu nhiêu mà nhiều quốc gia đổ tiền của, nguồn lực để phát triển các đặc khu. Bởi lẽ đây không chỉ là nơi thu hút đầu tư, công nghệ của địa phương mà còn là nơi thí nghiệm thể chế hiện đại để nhân rộng, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.