Đầu tư
Phú Quốc có gì đặc biệt trước ngưỡng cửa đặc khu kinh tế?
Trong ba đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt dự kiến thành lập, Phú Quốc đã thiết lập nền tảng tốt hơn Vân Đồn và Bắc Vân Phong.
Vốn ngân sách đầu tư hạ tầng lớn nhất
So với Vân Đồn và Bắc Vân Phong, Phú Quốc nhận được nguồn vốn ngân sách lớn nhất để phát triển cơ sở hạ tầng.
Trong giai đoạn 2005-2016, đã có 25.460 tỷ đồng đồng vốn ngân sách nhà nước được đầu tư để xây dựng các dự án hạ tầng trọng điểm trên đảo. Trong khi đó, vốn ngân sách dành cho khu vực Bắc Vân Phong giai đoạn 2005-2017 chỉ khoảng 1.900 tỷ đồng. Hệ thống cơ sở hạ tầng ở Vân Đồn cũng nghèo nàn.
Cho đến nay, Phú Quốc đã có một số công trình đưa vào sử dụng như cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, cảng biển quốc tế An Thới, đường cáp điện ngầm xuyên biển, trục giao thông chính Bắc Nam, đường vòng quanh đảo và các tuyến đường nhánh.
Các công trình được tiếp tục đầu tư bao gồm nhà máy xử lý rác thải, hệ thống cung cấp điện lưới quốc gia mạch 2, cảng hành khách quốc tế, mở rộng công suất sân bay gấp đôi lên 5 triệu lượt hành khách/năm.
Dự án hạ tầng đáng chú ý nhất là cảng hàng không quốc tế mới trở thành đòn bẩy cho Phú Quốc và cũng là lợi thế của Phú Quốc so với đặc khu Vân Đồn và Bắc Vân Phong. Sân bay Vân Đồn vẫn đang trong quá trình xây dựng và ít nhất nửa năm nữa mới có thể đi vào hoạt động.
Đặc khu Bắc Vân Phong cách sân bay Cam Ranh tới 70km nên di chuyển khá xa. Trong khi đó, sân bay Phú Quốc nằm ở trung tâm đảo, và kể từ khi khai trương giai đoạn I năm 2012 đã tạo nên sự bùng nổ về khách du lịch.
Hiện tại, sân bay Phú Quốc đón trung bình 30 chuyến bay mỗi ngày từ 3 hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet và Jetstar và đường bay quốc tế từ Quảng Châu (Trung Quốc), Stokhom (Thuỵ Điển) bay thuê chuyến. Mới đây, Bangkok Airways đã khai trương đường bay từ Bangkok đến Phú Quốc.
Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc cũng đang trong quá trình xây dựng và khi hoàn thành có thể đón tàu du lịch công suất 4.000-5.000 hành khách.
Với vị trí địa lý thuận lợi, chỉ cách các trung tâm du lịch lớn ở Đông Nam Á từ 1-2 giờ bay, lại có 150km bờ biển với nhiều bãi biển đẹp, nắng ấm quanh năm, không có bão, hệ thống rừng nguyên sinh phong phú nên từ lâu Phú Quốc đã “lọt mắt xanh” của các nhà đầu tư.
Thu hút vốn đầu tư nhiều nhất
Cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng, Phú Quốc cũng có sức hút với nhà đầu tư mạnh hơn so với Bắc Vân Phong và Vân Đồn.
Cho đến nay, Vân Đồn mới có dự án đầu tư sân bay và khu nghỉ dưỡng casino của Sun Group và khu nghỉ dưỡng của CEO Group là những dự án lớn.
Bắc Vân Phong cũng tập trung phát triển du lịch nhưng chưa có dự án đầu tư lớn mà chỉ có những dự án về công nghiệp. Đến tháng 9/2017, khu vực Bắc Vân Phong mới thu hút 35 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư 421 triệu USD. Còn trên toàn khu kinh tế Vân Phong đã thu hút 156 dự án với 8,3 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó có hai dự án đang thoả thuận là nhà máy điện và tổ hợp hoá dầu có vốn đăng ký 6,8 tỷ USD.
Trong khi đó, theo báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc, cho đến nay đã thu hút 265 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 197 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư với tổng diện tích 7.235ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 218 nghìn tỷ đồng.

Một số nhà đầu tư có số lượng vốn lớn đang triển khai đầu tư ở Phú Quốc gồm:
Tập đoàn Vingroup với vốn đầu tư khoảng 50 nghìn tỷ đồng với các dự án tập trung ở Bắc đảo. Hiện đã hoàn thành khu nghỉ dưỡng 1.100 phòng và 1.000 biệt thự, sân golf 18 lỗ và giai đoạn I khu công viên động vật hoang dã.
Đặc biệt, Vingroup cũng là chủ sở hữu dự án khu nghỉ dưỡng có casino rộng 30ha. Sau khi chuyển địa điểm từ Bãi Vòng về Bãi Dài, dự án được triển khai với tiến độ rất nhanh và dự kiến sẽ khai trương vào mùa xuân tới.
Cả ba đặc khu kinh tế trong tương lai đều phát triển khu nghỉ dưỡng casino như một dự án động lực, nhưng Phú Quốc có lợi thế sẽ là dự án casino đầu tiên trong ba đặc khu đi vào hoạt động, dự án ở Vân Đồn vẫn đang trong quá trình xin phép đầu tư và còn dự án tại Bắc Vân Phong chưa có nhà đầu tư.
Người Việt sẽ được phép vào chơi casino từ 1/12/2017 và tổ hợp casino Phú Quốc cũng đang vận động trở thành dự án đầu tiên được thực hiện cơ chế thí điểm này.
Tập đoàn Sun Group với vốn đầu tư gần 22 nghìn tỷ đồng với các dự án tập trung ở Nam đảo. Hiện đã đưa vào hoạt động khu nghỉ dưỡng JW Marriott với 244 phòng, đang đầu tư khu biệt thự nghỉ dưỡng Premier Village với 170 biệt thự để bán tại Mũi Ông Đội, khu căn hộ nghỉ dưỡng 700 căn và khu biệt thự nghỉ dưỡng tại Bãi Khem.
Ngoài ra, Sun Group còn đang đầu tư tuyến cáp treo vượt biển dài 7,8km từ An Thới đi Hòn Thơm và dự kiến đưa vào hoạt động đầu năm tới.
Tập đoàn CEO với vốn đầu tư gần 21 nghìn tỷ đồng. CEO Group đang đầu tư mạnh vào khu vực trung tâm đảo, trong đó đã hoàn thành khách sạn và biệt thự Novotel với tổng cộng 750 phòng khách sạn 5 sao, đang xây dựng khu căn hộ khách sạn và khu biệt thự Best Western Premier Sonasea Phu Quoc. Khu phố đi bộ Sonasea Shopping Center sẽ khai trương dịp Tết dương lịch 2018.
Ngoài ra còn có BIM Group đăng ký đầu tư 9.141 tỷ đồng, với dự án trọng điểm Phu Quoc Marina rộng 150ha ở Bãi Trường. Giai đoạn I gồm khách sạn và căn hộ nghỉ dưỡng InterContinental sắp hoàn thiện, đang đầu tư tiếp khu nhà phố thương mại 144 căn và khu nghỉ dưỡng Regent.
Cho đến nay, đã có 31 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư gần 50 nghìn tỷ đồng và 24 dự án đang triển khai với tổng vốn đầu tư ước tính 46 nghìn tỷ đồng.
So với tổng vốn đầu tư đăng ký thì lượng vốn giải ngân vẫn còn khiêm tốn. Bên cạnh đó, hầu như chưa có nhà đầu tư nước ngoài lớn có dự án tại Phú Quốc.
Theo Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc, hệ thống đường vòng quanh đảo, đường nhánh vẫn chưa hoàn thiện do ngân sách hạn chế; công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc nên chưa tạo được quỹ đất sạch để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư có tiềm lực mạnh.
Hai chữ quyết định thành bại của đặc khu hành chính – kinh tế
Đặc khu kinh tế của Việt Nam sẽ hấp dẫn hơn Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore
Một số đại biểu cho rằng, việc xây dựng và phát triển các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã được “thai nghén” trong thời gian dài, nên phải xây dựng cho được đạo luật này, tránh vuột mất cơ hội.
Địa phương có đặc khu ‘nóng lòng’ thử nghiệm thể chế hiện đại
Qua thời gian, có những thành công hay thất bại, nhưng không phải ngẫu nhiêu mà nhiều quốc gia đổ tiền của, nguồn lực để phát triển các đặc khu. Bởi lẽ đây không chỉ là nơi thu hút đầu tư, công nghệ của địa phương mà còn là nơi thí nghiệm thể chế hiện đại để nhân rộng, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Những điểm khác biệt của đặc khu trong tương lai
So sánh 9 nhóm tiêu chí đưa ra trong dự thảo luật về đặc khu kinh tế cho thấy, các ưu đãi được tạo cho Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc còn cao hơn so với các đặc khu đang vận hành của Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore...
Xây dựng Vân Đồn thành nơi đáng sống nhất châu Á - Thái Bình Dương
Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Chính phủ gỡ vướng cho các dự án BT ký trước ngày 1/1/2018
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Tập đoàn Nguyễn Hoàng tiết lộ kế hoạch xây loạt siêu dự án thành phố giáo dục
Theo tiết lộ của lãnh đạo Tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngoài Quảng Ngãi, sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều Thành phố giáo dục quốc tế ở các thành phố khác tại Việt Nam.
Từ đầm lầy chăn vịt đến sân bay hiện đại nhất Việt Nam
Chỉ mất hơn hai năm để hoàn thành một sân bay hiện đại khiến các chuyên gia cũng phải thốt lên rằng "tư nhân làm cái gì ... cũng nhanh".
Năm 2018, Nhật Bản giữ vững ngôi 'quán quân' về đầu tư FDI vào Việt Năm
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.