Vai trò nòng cốt của đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới

Dũng Phạm Thứ năm, 12/10/2023 - 08:47

Theo quan điểm của Bộ Chính trị, đội ngũ doanh nhân sẽ có vị trí, vai trò quan trọng, là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh

Ngày 10/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Theo đó, sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XI về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, vai trò của doanh nhân và tổ chức đại diện cho đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp được củng cố, phát huy và là một trong những lực lượng nòng cốt.

Đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, kế thừa truyền thống yêu nước, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần cống hiến cho dân tộc; ngày càng khẳng định vai trò, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; một số doanh nghiệp phát triển đạt tầm khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, sự phát triển đội ngũ doanh nhân chưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới do phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, năng lực kinh doanh, kỹ năng quản trị còn hạn chế.

Bên cạnh đó, số doanh nghiệp quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt các chuỗi cung ứng còn ít, tính liên kết, hợp tác, khả năng tận dụng cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn yếu.

Ngoài ra, một bộ phận doanh nhân đạo đức, văn hoá kinh doanh, ý thức trách nhiệm chưa cao, còn vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước và làm giảm sút niềm tin của nhân dân. 

Một số cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp chậm được triển khai, hiệu quả chưa cao; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh chưa đáp ứng yêu cầu.

Theo quan điểm của Bộ Chính trị, đội ngũ doanh nhân sẽ có vị trí, vai trò quan trọng, là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Đồng thời, cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng để doanh nghiệp phát triển và cống hiến là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và đội ngũ doanh nhân gắn với quá trình hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Do vậy, mục tiêu trong thời gian tới là phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng và đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển đất nước. Đến năm 2030, phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đất nước sẽ phấn đấu ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới; một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt; một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.

Do đó, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được đặt ra bao gồm việc cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước. Đồng thời, cần hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến.

Bên cạnh đó, đội ngũ doanh nhân cần phát triển lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới cùng với việc xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Thêm nữa, cần tăng cường đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng và phát huy vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức đại diện đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, Bộ Chính trị yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân.

Mới đây, trong buổi gặp mặt nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn là điểm tựa và luôn tin tưởng đội ngũ doanh nhân Việt Nam.

Vai trò nóng cốt của đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự buổi gặp mặt. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cũng cho biết trong thời gian qua Quốc hội, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân phát triển với tinh thần "hạ tầng thông suốt, chính sách thông thoáng, điều hành thông minh".

Sau hơn 36 năm đổi mới, đến năm 2022, quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 409 tỷ USD, tăng khoảng 51 lần. Đặc biệt, giai đoạn 1986-2022, Việt Nam lọt top 5 nước có quy mô kinh tế tăng nhiều nhất thế giới.

Thêm nữa, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư của ASEAN và thứ 40 của thế giới, quy mô thương mại quốc tế nằm trong TOP 20 của thế giới, là một trong những nền kinh tế được đánh giá là năng động và có độ mở cao nhất thế giới.

Đồng thời, chúng ta có đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã có những đóng góp to lớn, quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên nhiều phương diện.

Hiện nay, Việt Nam đã có gần 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14.400 hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh, khu vực doanh nghiệp đóng góp hơn 60% GDP, khoảng 30% tổng số lao động đang làm việc.

Các doanh nghiệp, doanh nhân có mặt ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, hoạt động không chỉ trong nước mà nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đã gây được tiếng vang, khẳng định giá trị thương hiệu vươn tầm ra khu vực và thế giới.

Thời gian tới, kinh tế thế giới và tình hình quốc tế được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều khó khăn, thách thức mới; tình hình trong nước khó khăn. Do vậy, về phía cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân, Thủ tướng đề nghị cần không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, vươn tầm khu vực và quốc tế..

Trong suốt thời gian dài vừa qua, cùng với việc tăng nhanh về quy mô số lượng, năng lực quản trị, trình độ kiến thức, kỹ năng kinh doanh và chuyên môn của doanh nhân Việt Nam ngày càng nâng cao, năng lực và khả năng hội nhập quốc tế cũng có bước tiến rõ nét.

Đã xuất hiện những doanh nhân, doanh nghiệp lớn với thương hiệu vươn tầm khu vực và thế giới, đang thể hiện vai trò quan trọng trong phát triển các ngành, địa phương, dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp trong ngành phát triển. Tiêu biểu có: Tập đoàn THACO, Vingroup, Viettel, FPT, VNPT, Vietcombank, BIDV, BRG, Tập đoàn TH, Geleximco, Tập đoàn Phú Thái, PNJ, Doji, Vinamilk, Lộc Trời, Thái Bình Shoes, Tổng công ty Kinh Bắc,...

Các sản phẩm phong phú, chất lượng cung cấp bởi các doanh nghiệp Việt Nam đã vươn ra thị trường toàn cầu, đến mọi châu lục, đồng thời cũng đáp ứng tốt các nhu cầu trong nước.

Các công trình hạ tầng quy mô, các khu đô thị văn minh, hiện đại, các toà nhà biểu tượng, các sản phẩm công nghệ cao đã góp phần làm thay đổi diện mạo đất nước, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam và đưa đất nước vững vàng phát triển, từng bước hiện thực hoá chủ trương, mục tiêu của Đảng về xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

4 doanh nhân Việt Nam lọt danh sách Forbes Under 30 Châu Á

4 doanh nhân Việt Nam lọt danh sách Forbes Under 30 Châu Á

Khởi nghiệp -  1 năm
Tạp chí Forbes mới công bố danh sách Những gương mặt xuất sắc dưới tuổi 30 tại châu Á 2023, gồm 4 doanh nhân Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực: quỹ đầu tư, startup giáo dục, thời trang và thương mại điện tử.
4 doanh nhân Việt Nam lọt danh sách Forbes Under 30 Châu Á

4 doanh nhân Việt Nam lọt danh sách Forbes Under 30 Châu Á

Khởi nghiệp -  1 năm
Tạp chí Forbes mới công bố danh sách Những gương mặt xuất sắc dưới tuổi 30 tại châu Á 2023, gồm 4 doanh nhân Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực: quỹ đầu tư, startup giáo dục, thời trang và thương mại điện tử.
Steam for girls: Hành trình của những cô gái đam mê và sáng tạo

Steam for girls: Hành trình của những cô gái đam mê và sáng tạo

Nhịp cầu kinh doanh -  33 phút

Cuộc thi “Steam for girls - Steam xanh cho nữ sinh 2024” là sân chơi Steam sáng tạo, giúp nữ sinh học hỏi, trải nghiệm và giao lưu với bạn bè trong và ngoài nước.

UOB: Ngân hàng Nhà nước khó cắt giảm thêm lãi suất

UOB: Ngân hàng Nhà nước khó cắt giảm thêm lãi suất

Tài chính -  1 giờ

Nhóm phân tích của UOB dự đoán NHNN sẽ duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức hiện tại là 4,5%, bất chấp tác động từ bão Yagi hay đồng VND mạnh lên sau quyết định của Fed.

Hơn 64.000 tỷ đồng chi trả quyền lợi bảo hiểm từ đầu năm

Hơn 64.000 tỷ đồng chi trả quyền lợi bảo hiểm từ đầu năm

Tài chính -  2 giờ

Dự kiến, mức chi trả bồi thường trong năm nay có thể tăng vọt trong bối cảnh người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi.

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ

Tiêu điểm -  2 giờ

Ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra Lễ khai mạc phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khoá 79 với chủ đề “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Hành động đoàn kết để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững, phẩm giá con người vì các thế hệ hôm nay và tương lai”.

Ngành thép “thoát đáy” nhờ tín hiệu từ Trung Quốc

Ngành thép “thoát đáy” nhờ tín hiệu từ Trung Quốc

Doanh nghiệp -  5 giờ

Loạt thông tin tích cực từ các chính sách vĩ mô và tín hiệu cung cầu của Trung Quốc - thị trường thép lớn nhất thế giới được giới phân tích kỳ vọng sẽ sớm giúp ngành thép phục hồi mạnh mẽ.

Quản lý rủi ro: Bài học doanh nghiệp thời biến động

Quản lý rủi ro: Bài học doanh nghiệp thời biến động

Sổ tay quản trị -  5 giờ

Trong thời điểm tiềm ẩn nhiều biến động khó lường, quản lý rủi ro tốt sẽ trở thành điểm cộng cho các doanh nghiệp phát triển bền vững.

Nguồn tài trợ vốn quan trọng của VinFast

Nguồn tài trợ vốn quan trọng của VinFast

Leader talk -  6 giờ

Theo chứng khoán Vietcap, VinFast sẽ cần 20.900 tỷ đồng mỗi năm cho hoạt động đầu tư phát triển. Phần lớn trong số này sẽ đến từ các khoản tài trợ của Chủ tịch Vingroup.