Masan vào Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan lần thứ 11 trong Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam vào ngày 11/12/2024.
VinaCapital đang thể hiện rõ tham vọng trong cuộc chơi năng lượng khi dồn sức đầu tư 2 nhà máy điện tại Long An với quy mô hơn 3 tỷ USD.
Đối chiếu Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tỉnh Long An có 2 nhà máy điện Long An I và Long An II – được đầu tư dự kiến trong giai đoạn 2024-2025 và sử dụng nguồn nhiên liệu là than nhập khẩu.
Tuy nhiên, thực tế quá trình thực hiện đến nay cả hai dự án điện than nói trên đều không triển khai được. Lý do là các vướng mắc về tác động môi trường, xử lý tro xỉ…, không được đồng thuận của người dân địa phương.
Tháng 8/2018, UBND tỉnh Long An gửi văn bản (số 3570/UBND-KT) kiến nghị Chính phủ, Bộ Công thương xem xét ưu tiên tiếp nhận đầu tư Trung tâm điện lực tỉnh Long An sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng (LNG).
Trên cơ sở đó, tỉnh đã cho phép Công ty VinaCapital nghiên cứu và lập báo cáo chuyển đổi “Nhà máy nhiệt điện Long An I và Long An II” sử dụng nhiên liệu than sang nhiên liệu khí.
Đầu tháng 2/2020, UBND tỉnh này đã gửi Tờ trình xin chủ trương phê duyệt đầu tư dự án Nhà máy điện Long An I và Long An II từ sử dụng than sang sử dụng nhiên liệu khí LNG. Trong đó có nêu cụ thể tổng quan dự án, nguyên nhân xin chuyển đổi công nghệ cũng như tiến độ thực hiện và công suất của dự án.
Theo hồ sơ tổng quan (được VinaCapital giao Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 2 lập), hai nhà máy này có công suất dự kiến 3.000 MW, bao gồm hai nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp. Đặt địa điểm tại huyện Cần Giuộc, dự án có diện tích sử dụng đất khoảng 156ha và có xem xét khả năng mở rộng thêm hai nhà máy nữa trong tương lai.
Dự kiến, Long An I sẽ vận hành vào tháng 12/2025, Long An II vào tháng 12/2026. Tổng mức đầu tư nhà máy Long An I, II và hệ thống kho chứa LNG vào khoảng 3,13 tỷ USD (bao gồm VAT) – trong đó, vốn lưu động ban đầu khoảng 25,6 triệu USD.
Nhà đầu tư dự kiến doanh thu hàng năm khoảng từ 34.000 - 40.000 tỷ đồng, qua đó thúc đẩy hình thành và phát triển các công trình hạ tầng cơ sở của huyện Cần Giuộc và tỉnh Long An.
Cũng theo giới thiệu, dự án sử dụng khí tái hóa từ LNG nhập khẩu sẽ giảm bớt khó khăn cho ngành than trong việc nhập khẩu than. Đồng thời, giảm gánh nặng tài chính cho EVN trong việc phát triển nguồn điện mới.
Tập đoàn VinaCapital thành lập năm 2003, với danh mục tài sản đa dạng trị giá lên tới 3,3 tỷ USD. Trong đó, đáng chú ý có quỹ VinaCapital Opportunity được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán London (Vương quốc Anh).
Được biết, VinaCapital đã ký thỏa thuận với Công ty GS Energy (Hàn Quốc) hợp tác đầu tư dự án nhà máy điện Long An sử dụng nhiên liệu LNG.
Nhà đầu tư mong muốn áp dụng phương thức đầu tư theo hình thức dự án nhà máy điện độc lập (IPP) hoặc phương thức xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT). Đối với các hình thức này sẽ không có phần vốn tham gia của nhà nước vào dự án.
Đến tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản 1080/TTg-CN về việc chuyển đổi nhiên liệu và điều chỉnh quy mô công suất các dự án nhà máy nhiệt điện Long An I và Long An II.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh các nhà máy điện Long An I và Long An II đã có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh từ sử dụng than sang sử dụng nhiên liệu khí LNG nhập khẩu; điều chỉnh quy mô công suất nhà máy điện Long An I từ 1.200 MW thành 1.500 MW và nhà máy điện Long An II từ 1.600 MW thành 1.500 MW.
Đồng thời, điều chỉnh tiến độ vận hành nhà máy điện khí LNG Long An I năm 2025 - 2026; tiến độ vận hành nhà máy điện khí LNG Long An II dự kiến giai đoạn trước năm 2035.
Sau đó ít ngày, VinaCapital đã có động thái cụ thể hóa quyết tâm của mình đối với dự án này khi ký “Bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển chuỗi khí - điện” với PVGas.
Hồi đầu năm nay, SkyX Solar - công ty con của VinaCapital bắt tay cùng SAIGONTEL (thành viên Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn) thông qua việc ký kết thỏa thuận liên doanh để xây dựng và vận hành chuỗi dự án điện mặt trời áp mái trong các khu công nghiệp thuộc SAIGONTEL và các bên liên kết.
Quá trình đề xuất, tham mưu lựa chọn địa điểm đầu tư dự án có một chi tiết đáng chú ý. Tại địa điểm dự án (VinaCapital ưu tiên nhắm tới), đang được quy hoạch thành Khu dịch vụ công nghiệp Đông Nam Á Long An với quy mô 239ha (Công ty TNHH Dịch vụ công nghiệp cảng Long An thực hiện).
Sở Công thương Long An cảnh báo, nếu nhà đầu tư xác định thực hiện dự án tại đây thì sẽ phải thực hiện quy hoạch lại từ đầu. Khó khăn nhất là phải được đồng thuận từ người dân, thậm chí sẽ gặp phải sự không đồng thuận từ TP. HCM.
Về thách thức này, VinaCapital đã đề nghị tỉnh cân nhắc ưu tiên cho việc phát triển nhà máy điện khí tại đây.
Tính toán của VinaCapital cho thấy, 100ha đất phục vụ phát triển công nghiệp chỉ mang lại tối đa nguồn thu 1.000 tỷ đồng/năm, trong khi phục vụ phát triển điện thì có thể mang lại 40.000 tỷ đồng/năm.
Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan lần thứ 11 trong Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam vào ngày 11/12/2024.
GSM công bố chính sách đặc biệt cho các tài xế tham gia Xanh SM Platform gồm sở hữu ngay xe VinFast để tự vận doanh chỉ với 46 triệu đồng và nhận chia sẻ doanh số lên tới 85% từ hệ thống.
TTC AgriS dự kiến tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường vào cuối tháng 1/2025 tại trụ sở ở Tây Ninh.
Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) dịp cuối năm, SeABank triển khai những chính sách cụ thể như gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt.
Parc Hà Nội là dự án văn phòng cho thuê đầu tiên của Indochina Kajima trong kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam.
Các điều kiện bổ sung là để đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành, hạn chế các rủi ro cho công chúng đầu tư...
Với gần 20 nghìn tỷ đồng vốn điều lệ, TCBS đã trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất ngành; và vẫn đang muốn tăng vốn tiếp.