Văn phòng Chính phủ yêu cầu giải quyết đơn kêu cứu của cư dân Ngoại Giao Đoàn

Minh Anh Thứ sáu, 08/12/2017 - 11:42

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản chuyển đơn của một số cư dân khu đô thị Ngoại Giao Đoàn đến UBND TP. Hà Nội, đề nghị kiểm tra giải quyết và thông báo kết quả cho Văn phòng Chính phủ.

Cư dân khu đô thị Đoàn Ngoại giao đã căng băng rôn phản đối việc điều chỉnh quy hoạch hồi đầu tháng 10/2017

Theo đó, Văn phòng Chính phủ cho biết đã nhận được 20 đơn, thư của công dân TP. Hà Nội. Qua phân loại xử lý, Văn phòng Chính phủ nhận thấy, đơn thư này thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND TP. Hà Nội nên đã chuyển cho UBND TP. Hà Nội số đơn thư trên để kiểm tra giải quyết theo thẩm quyền và thông báo kết quả giải quyết cho Văn phòng Chính phủ.

Danh sách gửi kèm có các đơn thư của cư dân khu đô thị Ngoại Giao Đoàn.

Trước đó, bức xúc trước việc chủ đầu tư là Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ngoại Giao Đoàn mà không tham vấn ý kiến cư dân, Liên minh các toà chung cư, khu đô thị Ngoại Giao Đoàn đã có đơn kêu cứu khẩn cấp đến Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề nhức nhối của dân cư tại khu đô thị.

Theo đơn thư phản ánh của cư dân, khu đô thị Ngoại Giao Đoàn có quy mô 62,8ha, được UBND TP. Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (Quyết định số 368/QĐ-UBND ngày 22/01/2010), bao gồm văn phòng đại sứ quán các nước, nhà công vụ và khoảng 23 tòa nhà cao tầng là nơi sinh sống của 9.700 cư dân.

Tuy nhiên, ngày 22/5/2017, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2905/QĐ-QHKT điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết dự án. Theo đó, tăng mật độ xây dựng và chiều cao một số lô đất dẫn đến tăng dân số và chuyển lô đất có chức năng công cộng thành công trình cao tầng.

Điển hình như lô CC3-4 tăng số tầng từ 5 tầng lên 15 tầng nổi + 3 tầng hầm, mật độ xây dựng tăng từ 20.5% lên 35%; Lô CC5 tăng từ 7 tầng lên 27 tầng + 3 tầng hầm, mật độ xây dựng tăng từ 30 lên 41%, dân số tăng thêm 1505 người; Lô ĐMKT1 chuyển từ đất đầu mối kỹ thuật (xây dựng trạm biến thế) sang đất xây bệnh viện Ung bướu 12 tầng + 2 tầng hầm, mật độ xây dựng 40%.

Theo cư dân khu Ngoại Giao Đoàn, việc điều chỉnh quy hoạch này đã được thực hiện mà không có sự tham vấn ý kiến của các cư dân sinh sống tại dự án.

Có lợi ích nhóm trong điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ngoại Giao Đoàn?

Trong khi đó, theo số liệu do các chuyên gia kiến trúc, xây dựng đang sinh sống trong Dự án Ngoại Giao Đoàn tính toán, quy mô dân số hiện nay đã tăng từ 9.700 cư dân (theo Quyết định số 368/QĐ-UBND) lên hơn 20.000 cư dân (theo Quyết định 2905/QĐ-QHKT), chưa kể 4.400 người của 2 dự án tiếp giáp dẫn tới mật độ bình quân đầu người khoảng 34.000 người/km2. 

Theo đơn của các cư dân, việc điều chỉnh quy hoạch tạo ra các hệ lụy hiện hữu về sự gia tăng mật độ xây dựng, mật độ dân cư, tạo áp lực quá tải lên hạ tầng đô thị, thiếu hụt công trình tiện ích xã hội như nhà trẻ, trường học, khu vui chơi giải trí, ảnh hướng đến cộng đồng cư dân 

Bên cạnh đó, hai tháng trước khi Quyết định số 2905/QĐ-QHKT về việc điều chỉnh quy hoạch được duyệt, Bệnh viện Ung bướu đã được tổ chức khởi công trên khu đất vốn được quy hoạch là đầu mối kỹ thuật của khu đô thị Ngoại Giao Đoàn.

Trong đơn kêu cứu, cư dân cho biết cảm thấy bất an khi bệnh viện Ung bướu được đặt ngay trong lòng một khu đô thị hàng chục nghìn dân, giữa Đại sứ quán các nước, ngay sát khu xử lý nước thải cho toàn bộ khu đô thị, tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn, vệ sinh cho chính bệnh viện cũng như nguồn nước sau xử lý của toàn khu, gây ra nguy cơ lây nhiễm chéo giữa bệnh viện, nguồn nước ngầm của toàn thành phố và hệ thống hồ điều hòa của dự án.

Đồng thời, hiện nay các chủ đầu tư thứ cấp đã bàn giao nhà, cư dân đã đến sinh sống nhưng dự án vẫn chưa được kết nối các tuyến đường chính, hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ dẫn đến tai nạn thương tâm vốn cũng đã gây bức xúc trong cộng đồng cư dân.

Từ thực tế đó, cư dân khu đô thị Ngoại Giao Đoàn đồng kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội giữ nguyên quy hoạch kèm theo Quyết định số 368/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 của UBND TP Hà Nội, không tiến hành điều chỉnh khi không có ý kiến của cộng đồng cư dân.

Bên cạnh đó, cư dân cũng yêu cầu Hancorp hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, bao gồm việc hoàn tất hệ thống đường kết nối giao thông ra Xuân La và Võ Chí Công, xây dựng đồng bộ trường học, công viên, cảnh quan, cây xanh theo đúng quy hoạch, thời gian đã được duyệt tại Quyết định số 368/QĐ-UBND.

Kết nối hạ tầng khu đô thị Ngoại Giao đoàn: Cha chung không ai khóc?

Kết nối hạ tầng khu đô thị Ngoại Giao đoàn: Cha chung không ai khóc?

Bất động sản -  7 năm
Giao thông bất tiện, nhiều tuyến đường đã hoàn thành nhưng người dân vẫn chưa được sử dụng... đó là hàng loạt những vấn đề bức xúc của cư dân khu đô thị Ngoại Giao Đoàn, thế nhưng, trách nhiệm đấu nối hạ tầng giao thông giữa các khu đô thị thuộc về ai thì vẫn đang là một câu hỏi.
Kết nối hạ tầng khu đô thị Ngoại Giao đoàn: Cha chung không ai khóc?

Kết nối hạ tầng khu đô thị Ngoại Giao đoàn: Cha chung không ai khóc?

Bất động sản -  7 năm
Giao thông bất tiện, nhiều tuyến đường đã hoàn thành nhưng người dân vẫn chưa được sử dụng... đó là hàng loạt những vấn đề bức xúc của cư dân khu đô thị Ngoại Giao Đoàn, thế nhưng, trách nhiệm đấu nối hạ tầng giao thông giữa các khu đô thị thuộc về ai thì vẫn đang là một câu hỏi.
Có lợi ích nhóm trong điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ngoại Giao Đoàn?

Có lợi ích nhóm trong điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ngoại Giao Đoàn?

Bất động sản -  7 năm

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, việc tham vấn không đúng đối tượng trong điều chỉnh quy hoạch khu đô thi Ngoại Giao Đoàn có thể xem là hành vi gian lận, lừa đảo, mang tính chất đối phó, không đảm bảo khách quan, minh bạch.

Kết nối hạ tầng khu đô thị Ngoại Giao đoàn: Cha chung không ai khóc?

Kết nối hạ tầng khu đô thị Ngoại Giao đoàn: Cha chung không ai khóc?

Bất động sản -  7 năm

Giao thông bất tiện, nhiều tuyến đường đã hoàn thành nhưng người dân vẫn chưa được sử dụng... đó là hàng loạt những vấn đề bức xúc của cư dân khu đô thị Ngoại Giao Đoàn, thế nhưng, trách nhiệm đấu nối hạ tầng giao thông giữa các khu đô thị thuộc về ai thì vẫn đang là một câu hỏi.

Những con đường đau khổ của cư dân khu đô thị Ngoại Giao Đoàn

Những con đường đau khổ của cư dân khu đô thị Ngoại Giao Đoàn

Bất động sản -  7 năm

Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn được quy hoạch đồng bộ, hiện đại với khớp nối hạ tầng giao thông thuận tiện nhưng giờ chẳng khác nào một "ốc đảo" giữa lòng Hà Nội.

Chuyện lạ về điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ngoại Giao Đoàn khiến cư dân bức xúc

Chuyện lạ về điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ngoại Giao Đoàn khiến cư dân bức xúc

Bất động sản -  7 năm

Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn được điều chỉnh quy hoạch trên cơ sở tham vấn sai đối tượng vì những người dân được mời lấy ý kiến lại không cư trú trong khu đô thị.

Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn

Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn

Tài chính -  1 giờ

Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.

Zalopay tiến vào mảng trả góp

Zalopay tiến vào mảng trả góp

Doanh nghiệp -  1 giờ

Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.

EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard

EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard

Bất động sản -  1 giờ

EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.

MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm

MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm

Tài chính -  5 giờ

MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.

Lợi nhuận ngân hàng phân hóa

Lợi nhuận ngân hàng phân hóa

Tài chính -  6 giờ

Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.

Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo

Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo

Doanh nghiệp -  7 giờ

MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.

LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC

LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC

Tài chính -  23 giờ

Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.