Ngành ngân hàng sẽ phục hồi mạnh mẽ từ giữa năm sau
Các chuyên gia nhận định, chi phí vốn có thể đã lập đỉnh sớm trong quý 3 vừa qua, còn nợ xấu có thể sẽ tạo đỉnh trong quý 4 nhờ đó, triển vọng ngành ngân hàng sẽ phục hồi tốt hơn kể từ quý 2/2024.
Dự án nghiên cứu “Bí mật CEO các ngân hàng tại Việt Nam” hứa hẹn vén màn những câu chuyện thực, góc nhìn, trải nghiệm từng có của các tổng giám đốc ngân hàng.
Ngân hàng luôn được coi là “huyết mạch” của nền kinh tế. Và CEO – Tổng Giám đốc của các ngân hàng, những người đứng đầu của huyết mạch đó cũng là người đứng mũi chịu sào trước những biến chuyển của thời cuộc.
Họ đã thăng tiến như thế nào? Họ đã làm gì, chịu những áp lực và ứng xử thế nào trước những biến chuyển khôn lường của thị trường và nền kinh tế kế từ khi mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, ứng phó và xử lý công việc trước các cuộc khủng hoảng?
Nghiên cứu sinh Vũ Việt Dũng – Chủ tịch KeyPerson Academy đã khởi xướng dự án nghiên cứu “Bí mật CEO các ngân hàng tại Việt Nam” nhằm giải đáp, đúc rút những bài học thực tiễn về lộ trình sự nghiệp, quan điểm, năng lực, công tác kế cận & những câu chuyện thú vị của CEO các nhà băng.
Dưới đây là chia sẻ của ông Vũ Việt Dũng, Chủ tịch KeyPerson Academy với TheLEADER về dự án nghiên cứu đầy tham vọng này.
Chúng tôi muốn hiểu những nỗ lực âm thầm và những áp lực vô hình mà các CEO ngân hàng phải đối mặt
Động lực gì đã khiến ông khởi xướng dự án “Bí mật CEO các ngân hàng” – một dự án khi mà chỉ nghe đã thấy thách thức?
Ông Vũ Việt Dũng: Gần 20 năm làm việc trong ngành ngân hàng, đặc biệt lại thuộc lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực, khiến tôi luôn đau đáu việc chuẩn hóa một lộ trình sự nghiệp của từng vị trí, vai trò trong ngân hàng.
Trong đó, CEO là vị trí có tác động lớn nhất đến không chỉ ngân hàng nói riêng mà còn có tác động đến nền kinh tế nói chung. Bằng chứng, những lần thay đổi CEO ngân hàng đã thu hút sự quan tâm rất lớn của công chúng. Có những ngân hàng liên tục thay CEO, cho thấy áp lực không nhỏ ở vị trí này.
Chúng tôi muốn tìm hiểu được những lí do đằng sau đó, từ phía cá nhân các CEO và cả đội ngũ kế cận của họ, những nỗ lực trong âm thầm, những áp lực vô hình và hữu hình mà họ phải đối mặt trong công việc và đời sống cũng như cách họ cân bằng cuộc sống.
Sau nghiên cứu này, tôi kỳ vọng độc giả có thể phần nào hình dung được tổng quan về công việc của một tổng giám đốc ngân hàng và cuộc sống xoay xung quanh họ. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng sẽ xây được một bộ khung năng lực của vị trí CEO trong lĩnh vực ngân hàng, từ đó phác thảo được một “lộ trình sự nghiệp” cho những người đã, đang và sẽ phát triển từng ngày trên con đường ấy.
Vậy ông sẽ sử dụng phương pháp gì để thực hiện nghiên cứu đó? Dự kiến, dự án sẽ diễn ra trong bao lâu? Và hiện tại, ông đã làm gì?
Ông Vũ Việt Dũng: Là một công trình nghiên cứu, vì vậy chúng tôi sẽ áp dụng hai phương pháp định tính và định lượng trong quá trình thực hiện. Định tính ở đây là chúng tôi sẽ thực hiện phỏng vấn trực tiếp các CEO đương nhiệm và đã từng của các ngân hàng và đội ngũ thân cận của họ để có góc nhìn đa diện về chính bản thân họ cũng như công tác phát triển những người kế cận.
Còn về định lượng, chúng tôi sẽ thực hiện những chương trình khảo sát trên diện rộng để có được cái nhìn tổng thể, sau đó tiến hành phân tích số liệu để rút ra những nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến vị trí này.
Trong 35 ngân hàng hiện có trên thị trường, tôi kỳ vọng có thể phỏng vấn, nghiên cứu trực tiếp khoảng 25, 30 CEO chưa kể các vị trí kế cận họ. Với quy mô như vậy, khối lượng công việc cần làm là rất lớn, vì vậy công trình nghiên cứu có thể kéo dài từ 6 tháng – 1 năm.
Chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho độc giả những câu chuyện hấp dẫn; những kiến thức, kinh nghiệm khách quan, chân thực và sống động về nghề CEO ngân hàng.
Nghề CEO trong lĩnh vực ngân hàng hẳn là có nhiều điều rất khó nói, rất khó chia sẻ… Ông thấy vấn đề này thế nào?
Ông Vũ Việt Dũng: Khó khăn lớn nhất mà chúng tôi có thể gặp phải trong quá trình triển khai dự án là bị các CEO từ chối tham gia.
Tuy nhiên tới hiện tại, tôi đã chia sẻ ý tưởng với 10 anh chị đã và đang làm CEO ngân hàng, họ đều đồng ý tham gia vào nghiên cứu của chúng tôi. Đồng thời, khi chia sẻ, dự án cũng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của những cá nhân, tổ chức trong và ngoài lĩnh vực ngân hàng. Đây là một trong những niềm vui lớn của chúng tôi trong quá trình thực hiện dự án.
Với những cộng sự trong đội ngũ đa dạng về lĩnh vực, người giỏi về nghiên cứu học thuật, người có nhiều kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực ngân hàng và người lại có kỹ năng viết và triển khai vấn đề tốt, chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho độc giả những câu chuyện hấp dẫn; những kiến thức và kinh nghiệm khách quan, chân thực và sống động về nghề CEO ngân hàng.
Chúng tôi khẳng định, danh tính của CEO sẽ được bảo mật hoàn toàn khi công bố nghiên cứu này.
Đầu ra của nghiên cứu này là gì thưa ông?
Ông Vũ Việt Dũng: Sau khi thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi sẽ cho ra mắt một số sản phẩm đầu ra chính gồm: số liệu phân tích và tiêu chí năng lực để trở thành CEO ngân hàng; bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học uy tín trong nước và quốc tế (*); hội thảo công bố kết quả nghiên cứu và cuối cùng là cuốn sách “Bí mật CEO các ngân hàng”.
Các đơn vị tư vấn, các ngân hàng có thể sử dụng những thông tin này để làm cơ sở và tài liệu thực chiến để xây dựng chương trình đào tạo kế cận cho các cấp lãnh đạo và CEO về lâu dài.
Đối với các độc giả, đặc biệt là những người đang theo đuổi sự nghiệp ngân hàng, họ sẽ biết thêm một số câu chuyện đằng sau nghề CEO ngân hàng, những quyết định được đưa ra trong lúc khó khăn và thăng hoa, cái nhìn cận cảnh về những công việc áp lực, những năng lực, kỹ năng tổng quát cũng như lộ trình để trở thành một CEO ngân hàng.
Được biết, dự án này sẽ mở đường cho những nghiên cứu về sau. Ông có thể chia sẻ về những dự định này?
Ông Vũ Việt Dũng: Dự kiến, công trình nghiên cứu này là tiền đề để chúng tôi thực hiện một số dự án khác trong tương lai. Ví dụ, chúng tôi đang ấp ủ xây dựng những công trình nghiên cứu về lãnh đạo và những câu chuyện xoay xung quanh họ của top 500 công ty có vốn hóa lớn nhất Việt Nam. Con đường phía trước rất dài, thú vị và chúng tôi háo hức được bước tiếp.
Xin chân thành cảm ơn ông và chúc dự án nghiên cứu thú vị này sẽ có những kết quả tích cực và ý nghĩa!
(*) TheLEADER là đơn vị bảo trợ thông tin cho dự án nghiên cứu này. TheLEADER sẽ đăng tải các kết quả của dự án cũng như các câu chuyện nhiều ý nghĩa của nghề CEO nhà băng trong thời gian tới.
Các chuyên gia nhận định, chi phí vốn có thể đã lập đỉnh sớm trong quý 3 vừa qua, còn nợ xấu có thể sẽ tạo đỉnh trong quý 4 nhờ đó, triển vọng ngành ngân hàng sẽ phục hồi tốt hơn kể từ quý 2/2024.
Trong năm học vừa qua, Học viện Ngân hàng đã có nhiều tiến bộ trong công tác giảng dạy và hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành ngân hàng tại Việt Nam.
Báo cáo Chính phủ gửi Quốc hội mới đây cho biết Ngân hàng Nhà nước đang tìm nhà đầu tư tham gia cơ cấu Ngân hàng Sài Gòn (SCB), để trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương.
SeABank là một trong số ít ngân hàng Việt Nam góp mặt trong bảng xếp hạng danh giá này, điều đó ghi nhận những sự phát triển của ngân hàng không chỉ ở trong nước mà còn vươn tầm quốc tế.
Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.
Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.
Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm đan xen vào chiều 31/10. Tuy nhiên, so với đầu tháng 10, giá xăng hiện tại vẫn tăng khoảng 700 đồng.
Doanh nghiệp Thụy Sĩ đang hiện diện tại Việt Nam với nhiều đóng góp cho tiến trình hướng đến phát triển bền vững.
VinFast và đối tác FGF hợp tác triển khai chương trình “Thu cũ - Đổi mới” đặc biệt kể từ ngày 1/11/2024 nhằm hỗ trợ mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi xanh.
Các dự án nhà ở vừa túi tiền vùng ven TP. HCM đang cho thấy sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với cả người mua ở thực và nhà đầu tư.
Tín chỉ carbon đang được một số đơn vị bán cho nước ngoài nhưng còn nhiều vướng mắc, cần khung pháp lý để đảm bảo thông thoáng.