Tài chính
Vì đâu tín dụng đen liên tục bủa vây doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam?
Việc phát triển thị trường vốn hiện nay mới giải quyết được nguồn vốn cho doanh nghiệp lớn, trong khi đó, những doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn và buộc phải sử dụng đến nguồn "tín dụng đen".
Điều phối Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2018 - Chuyên đề Vốn - Tài chính diễn ra sáng nay, ông Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Phát triển Đại học Fulbright Việt Nam cho biết, việc phát triển thị trường vốn hiện nay mới giải quyết được nguồn vốn cho doanh nghiệp lớn và có quy mô trung bình.
Trong khi đó, những doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn và buộc phải sử dụng đến nguồn "tín dụng đen".
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Kim Hùng - Giám đốc Công ty cổ phần Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp Việt (VERCO) khẳng định, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lâu nay chưa có cấu trúc vốn.
Từng tham gia cấu trúc nhiều doanh nghiệp, ông nhận thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được chia thành 3 loại, trong đó, chủ yếu là những thanh niên, kỹ sư đi lên từ đam mê, mong muốn khởi nghiệp.
Nhóm doanh nghiệp này không biết gì về vốn trong khi việc tiếp cận ngân hàng, gặp nhiều khó khăn. Vốn thực chỉ chiếm 20 - 30%, còn lại là liên kết tài chính giữa gia đình, bạn bè, anh chị em. Khi ngân hàng không cho vay, trái phiếu Chính phủ không thể tiếp cận, họ buộc phải sử dụng đến nguồn vốn không chính thức hay gọi là "tín dụng đen".
"Chỉ cần tìm kiếm cụm từ 'cho vay vốn' trên Internet sẽ ra 20 triệu kết quả. Thị trường có nhiều loại hình cho vay, nhưng chi phí sử dụng tương đối cao", ông Hùng cho biết.
Thậm chí, tại một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, 60% tổng vốn sản xuất kinh doanh là từ tín dụng đen. Do đó, ông Hùng mong muốn Chính phủ có thể tạo ra khung pháp lý để giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn này một cách hợp lệ, bởi chi phí sử dụng vốn lên đến trên 10%, nhưng chưa được hoạch định vào chi phí hợp lệ.
Đặc thù của doanh nghiệp vừa và nhỏ là thay đổi nhanh, phải thích ứng với thị trường, nhưng lại chưa có hành lang pháp lý để xác định giá trị thực của hàng hóa. Họ buộc phải tính toán để có thể hợp lý hóa những khoản vốn này.
Việc tiếp cận với nguồn vốn, quỹ, công ty tài chính cũng rất xa vời, chưa kể đến các nguồn quỹ mà Nhà nước đang khuyến khích. Ông Hùng cũng mong, bằng cách nào đó, Chính phủ có thể hợp thức hóa "tín dụng đen" để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ghi nhận chia sẻ của đại diện doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông Hà Huy Tuấn - Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, cần phải xác định nguyên nhân tại sao nở rộ tín dụng đen.
Theo ông Tuấn, quỹ tín dụng đen tồn tại theo nhu cầu của người dân. Vay theo hình thức này khá nhanh gọn, không vướng điều kiện chặt chẽ như của ngân hàng.
Qua theo dõi, có tình trạng dùng nguồn vay từ tín dụng đen trả nợ ngân hàng. Một nguyên nhân nữa là trong thời gian vừa qua, sự phát triển công nghệ thông tin khiến cho cách tiếp cận trực tiếp giữa bên có nhu cầu vay và cho vay càng trở nên thuận tiện.
Cuối là vấn đề khơi thông nguồn vốn. Nhiều người có nguồn tài chính dồi dào, nhưng không muốn gửi ngân hàng, vì cho vay bên ngoài lãi suất cao hơn.
Ông Tuấn cho rằng, quỹ tín dụng đen không hoàn toàn xấu, ông khá cởi mở trong chuyện này, vấn đề là phải suy nghĩ về giải pháp.
Đối với thế giới, tín dụng đen đã tồn tại từ rất lâu dưới dạng cũng hoạt động như ngân hàng nhưng không được công nhận. Vì vậy, Việt Nam đang đứng trước thực tiễn do cung cầu mà hình thức này tồn tại.
Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định, có hai cách tiếp cận với tình trạng này. Thứ nhất là làm sao hợp thức hoá được, cơ quan thuế cần có bằng chứng ở mức độ hợp lý, như ở nhiều nước, họ phải tính toán một tỷ lệ nào đó phù hợp.
Thứ hai là chúng ta phải nghiên cứu sử dụng dịch vụ về thuế, đơn cử thuế tư nhân... để giải trình hợp lý.
Về phía cơ quan Nhà nước, cần phải làm thế nào để Nhà nước giúp và cung ứng nguồn vốn được. Cụ thể, phải làm sao để người dân hiểu ngân hàng cũng muốn cho vay. Theo đó, hai bên phải có những ra soát lại để đơn giản hoá thủ tục cho vay, đơn giản hoá thủ tục thanh toán.
Bên cạnh đó, ông Tuấn đề xuất, Nhà nước cần có những chương trình ưu đãi để có cách tiệm cận tốt hơn. Vấn đề nữa là kiểm soát những sản phẩm mới, chúng ta không nên gò bó nhưng cũng phải kiểm soát và khuyến khích.
Qua đó, cơ quản lý cũng cần truyền thông tích cực để người dân thấy được tính hai mặt của quỹ tín dụng này, đồng thời tố cáo những hình thức bẫy mang thuần tính lừa đảo.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm soát tín dụng bất động sản
Lần đầu tiên Việt Nam có ứng dụng tính điểm tín dụng cá nhân độc lập
Điểm tín dụng có vai trò cực kì quan trọng, nhưng theo một nghiên cứu gần đây của cục Thống kê, có đến 98,72% người tiêu dùng Việt Nam không biết về điểm tín dụng cá nhân của mình, cũng như tầm quan trọng của chỉ số này.
Hoạt động phi tín dụng kéo giảm lợi nhuận của ngân hàng Bưu Điện Liên Việt
Các hoạt động kinh doanh dịch vụ, mua bán chứng khoán và hoạt động khác liên tục báo lỗ đã kéo giảm lợi nhuận hoạt động cốt lõi của ngân hàng Bưu Điện Liên Việt trong nhiều năm qua.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm soát tăng trưởng tín dụng
Tốc độ tăng trưởng tín dụng phải được kiểm soát phù hợp với khả năng huy động vốn và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã được giao, văn bản mới nhất của NHNN nêu.
'Nói ngân hàng siết tín dụng khiến bất động sản bị thắt chặt là không chính xác'
Ngân hàng Nhà nước đang có nhiều động thái quyết tâm siết lại tín dụng đổ vào bất động sản. Và theo đại diện của tổ chức này, hành động trên mang lại rất nhiều lợi ích mà không hề gây một chút bất lợi nào cho thị trường bất động sản.
Quản trị chiến lược thực chiến: Bí quyết dẫn dắt doanh nghiệp bứt phá
"Quản trị chiến lược thực chiến" không chỉ là cuốn sách mà là kim chỉ nam để doanh nghiệp của bạn vững bước vượt qua mọi thử thách trên con đường phát triển.
Ngân hàng bi quan hơn về tăng trưởng lợi nhuận năm 2024
Chỉ có gần 80% ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2023. Con số này giảm đáng kể so với tỷ lệ 86,2% của kỳ điều tra trước.
Bỏ học, chăn bò tới ông chủ chuỗi tinh dầu Nada Oils
Chàng trai Hà Tĩnh ngày nào giờ đã startup tiến vào một "đại dương xanh" với mô hình chuỗi tinh dầu phục vụ các hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng và spa.
FPT thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng và bán lẻ
Bán lẻ và năng lượng là những ngành then chốt tại Đức và cũng là những lĩnh vực mà FPT Software đã tích lũy nhiều kinh nghiệm chuyển đổi số.
Các tập đoàn đầu tư nổi tiếng rót 5 tỷ USD vào một doanh nghiệp Việt
Trong 17 năm qua, Masan đã huy động vốn thành công xấp xỉ 5 tỷ USD. Các nhà đầu tư như KKR, TPG, SK group đều đầu tư nhiều lần vào Masan và hướng tới sự hợp tác lâu dài.
Giá chung cư Hà Nội 'tăng đột biến đến ngỡ ngàng'
Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam đã nhận xét như vậy khi chứng kiến các chu kỳ biến động của thị trường bất động sản.
Việt Nam và Pháp nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện
Pháp trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.