Viễn cảnh sáng hơn của ngành công nghiệp ô tô

Nguyễn Hoàng Thứ tư, 02/10/2024 - 11:40

Ngành công nghiệp ô tô cần quy mô lớn hơn để thích ứng với thay đổi của khí hậu, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao về môi trường.

Bộ trưởng Bộ Công thương (Moit) Nguyễn Hồng Diên khi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc Kim Tráng Long vào ngày 30/9, đã đề xuất hợp tác sản xuất, lắp ráp các sản phẩm xe ô tô thương mại phù hợp với định hướng của Chính phủ và thị trường.

Lợi thế về vị trí địa lý và việc Việt Nam đã tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do sẽ giúp phát triển chuỗi sản xuất và cung ứng giữa Việt Nam và Trung Quốc, tạo ra nhiều cơ hội hợp tác hơn cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp hai nước, Cổng thông tin Moit dẫn lời Bộ trưởng Diên.

Đến nay, thị trường vẫn đợi lộ trình cụ thể cho việc phát triển các dòng xe điện. Ảnh Hoàng Anh.

Thị trường ô tô Việt Nam có tốc độ tăng trưởng xếp thứ hai Đông Nam Á, nhưng mới chỉ có hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, đáp ứng tỷ lệ sở hữu ô tô mức 23 chiếc/1.000 người dân, chỉ bằng 1/10 của Thái Lan và 1/20 của Malaysia, theo số liệu của Cục Công nghiệp thuộc Moit.

Mặc dù 8 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất xe có động cơ tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn so với mức tăng trưởng 6,4% của 7 tháng đầu năm 2024, theo Tổng cục Thống kê, nhưng ngành công nghiệp ô tô vẫn khó phát triển chuỗi cung do quy mô thị trường ô tô nhỏ, dẫn đến sản xuất quy mô nhỏ.

2 điểm nghẽn của ngành công nghiệp ô tô

Trong câu chuyện tạo dung lượng thị trường và kích cầu tiêu dùng cho ngành công nghiệp ô tô, vấn đề hàng đầu là giải bài toán khó khăn của doanh nghiệp ô tô, theo ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp.

Để phát triển ngành ô tô trong nước cũng như nâng tỷ lệ nội địa hóa, hạ giá thành sản phẩm, ông Tuấn Anh nói rằng "cần tập trung giải quyết 2 điểm nghẽn về dung lượng thị trường và chênh lệch chi phí sản xuất với các quốc gia trong khu vực”.

Theo thống kê của Cục Công nghiệp, giá trị sản xuất của công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô chỉ chiếm khoảng 2,7% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp.

Một chiếc xe ô tô có khoảng 30.000 chi tiết linh kiện, với hàng trăm bộ phận bán dẫn cùng khoảng 1.400 loại chip trên xe, nhưng trong nước chưa có doanh nghiệp sản xuất đầy đủ một con chip.

Hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 2 - 3,5 tỷ USD các linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất lắp ráp và sửa chữa ô tô, chủ yếu là các nhóm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, chiếm khoảng 80% tổng linh kiện nhập khẩu.

Hiện, có hơn 377 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, trong đó có 169 doanh nghiệp FDI. Số lượng nhà cung cấp của Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô hiện có chưa đến 100 nhà cung cấp cấp 1 và 150 nhà cung cấp cấp 2,3.

Tỷ lệ nội địa hóa trong ngành ô tô của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia đi trước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, trung bình 65-70% và thấp hơn mục tiêu đề ra.

Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp, mục tiêu đề ra là 30 - 40% vào năm 2020, 40 - 45% vào năm 2025 và 50 - 55% vào năm 2030 nhưng con số thực tế hiện nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%.

Bước tiến mới bắt đầu từ nội địa hóa

Ngành công nghiệp ô tô sẽ không thể tăng tốc khi ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn đang ở giai đoạn 1, giai đoạn duy trì. Các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất ra các loại linh kiện, phụ kiện có giá trị không cao và ít tính cạnh tranh.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), sản xuất linh kiện ô tô tại Việt Nam đang chia làm 2 nhánh: doanh nghiệp FDI và công ty lớn làm sản phẩm giá trị cao, còn sản phẩm giá trị thấp tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo Vama, cần phải thúc đẩy khu vực này chuyển đổi toàn diện, từ mục đích đến quy trình và nhân lực theo hướng xanh và số hóa. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới.

Quan điểm phát triển của Vama là có cơ sở. Ngành công nghiệp Việt Nam có thế mạnh trong sản xuất các bộ phận linh kiện về điện của ô tô. Sản phẩm dây điện của doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng vật tư lắp ráp ô tô toàn cầu.

Năm 2023 kim ngạch xuất khẩu của nhóm linh kiện về dây điện đạt khoảng 1,17 tỷ USD, chiếm 38% giá trị xuất khẩu linh kiện ô tô và đứng thứ 3 thế giới, theo số liệu của Bộ Công Thương.

Ngành công nghiệp ô tô đang theo xu thế “gia tăng giá trị sản phẩm”. Hiện nay, thay vì tập trung vào linh kiện phụ tùng riêng lẻ, doanh nghiệp tập trung sản xuất cụm linh kiện, bắt đầu sản xuất thiết bị gốc (OEM) và hướng tới sản xuất thương hiệu gốc (OBM).

Tại Việt Nam, ngày càng nhiều doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam như: Thaco, Hyundai Thành Công và VinFast, mở rộng đầu tư sản xuất ở quy mô lớn. Kéo theo đó, nhiều dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có vốn đầu tư lớn nhằm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), tỷ lệ tổng giá trị sản phẩm công nghiệp ô tô đã tăng nhanh trong những năm gần đây, từ 12% vào năm 2018 đã lên 25% vào năm 2023.

Trong 8 tháng đầu năm 2024, sản lượng nhóm sản phẩm linh kiện phụ tùng ô tô tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2023, đơn cử là bộ dây đánh lửa và bộ dây khác sử dụng cho xe có động cơ ước đạt 78,84 triệu bộ, tăng 8,97% hay thiết bị dùng cho động cơ của xe có động cơ đạt 35,38 triệu chiếc, tăng 11,69%.

Tình hình đang dần được cải thiện thông qua các hoạt động hợp tác với nhà sản xuất công nghiệp toàn cầu để hoàn thiện chuỗi cung ứng. Năm 2024, Cục Công nghiệp và Công ty Toyota Việt Nam đã khởi động Chương trình Hỗ trợ, tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cho 5 doanh nghiệp Việt Nam.

"Trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô, chúng tôi xác định ô tô là ngành mũi nhọn, dẫn dắt ngành công nghiệp phát triển, nên rất cần chính sách mang tính ưu việt, bền vững”, ông Đặng Hoàng Mai, phó Ban Xúc tiến hợp tác quốc tế, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, cho biết tại hội thảo về ô tô cuối tháng 8.

Hiện nay, theo ông Mai, bản dự thảo đầu tiên về Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã được Moit gửi xin ý kiến các bên liên quan.

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được Thủ tướng Chính phủ phệ duyệt tại Quyết định 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014.

Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2035, tổng sản lượng xe đạt khoảng 1.531.400 chiếc, trong đó xe đến 9 chỗ khoảng 852.600 chiếc, từ 10 chỗ trở lên khoảng 84.400 chiếc, xe tải khoảng 587.900 chiếc, xe chuyên dụng khoảng 6.500 chiếc.

Tỷ lệ số xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm khoảng 78% so với nhu cầu nội địa. Đến năm 2035, tổng lượng xe xuất khẩu đạt khoảng 90.000 chiếc.

Chiến lược đã có những định hướng phù hợp trong việc phát triển các dòng xe thân thiện môi trường, nhưng đến nay mới chỉ có chính sách hỗ trợ thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ cho xe điện chạy pin; chưa có lộ trình cụ thể cho việc phát triển các dòng xe điện hóa khác tại Việt Nam.

Xe điện sẽ vẽ lại diện mạo ngành công nghiệp ô tô

Xe điện sẽ vẽ lại diện mạo ngành công nghiệp ô tô

Tiêu điểm -  2 năm

Một số ông trùm xe hơi, dù đưa ra nhiều lo ngại về xe điện nhưng vẫn không thể tránh khỏi việc bị cuốn theo vòng xoáy điện khí hóa.

Dù nhiều cơ hội, công nghiệp ô tô vẫn phải ‘dậm chân’ chờ chính sách

Dù nhiều cơ hội, công nghiệp ô tô vẫn phải ‘dậm chân’ chờ chính sách

Tiêu điểm -  2 năm

Một số chính sách ưu đãi về thuế phí cho ngành công nghiệp ô tô đã được ban hành lại đang nhận được đánh giá không có nhiều hiệu quả, thiếu tính khả thi, trong khi số khác vẫn mòn mỏi chờ được thông qua.

Triển lãm công nghiệp ô tô Automechanika trở lại Việt Nam

Triển lãm công nghiệp ô tô Automechanika trở lại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  6 năm

Automechanika TP. Hồ Chí Minh 2018 sẽ là một trong 17 triển lãm Automechanika trên toàn thế giới trong năm nay.

Viễn cảnh sáng hơn của ngành công nghiệp ô tô

Viễn cảnh sáng hơn của ngành công nghiệp ô tô

Tiêu điểm -  37 giây

Ngành công nghiệp ô tô cần quy mô lớn hơn để thích ứng với thay đổi của khí hậu, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao về môi trường.

'Siêu cảng' logistics của T&T - YCH ứng dụng công nghệ Al

'Siêu cảng' logistics của T&T - YCH ứng dụng công nghệ Al

Tiêu điểm -  10 phút

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc sẽ được tích hợp công nghệ AI, cùng giải pháp công nghệ đột phá, đưa Việt Nam trở thành một mắt xích chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

TheLEADER ký kết hợp tác chiến lược với Alpha Books

TheLEADER ký kết hợp tác chiến lược với Alpha Books

Tủ sách quản trị -  30 phút

Thương mại Việt Nam - Ireland có gì đáng chú ý?

Thương mại Việt Nam - Ireland có gì đáng chú ý?

Tiêu điểm -  1 giờ

Thương mại Việt Nam - Ireland có nhiều bước tiến, nhưng Việt Nam vẫn nhập siêu rất lớn. Tiềm năng hợp tác giữa hai nước vẫn còn nhiều.

Việt Nam - Ngôi sao đang lên của châu Á

Việt Nam - Ngôi sao đang lên của châu Á

Tủ sách quản trị -  2 giờ

Việt Nam là ngôi sao đang lên của châu Á và sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển để trở thành quốc gia thu nhập cao, tương tự như cách Đài Loan và Hàn Quốc trở thành các nền kinh tế hàng đầu Châu Á.

Tăng cung nhà ở giá rẻ cách nào?

Tăng cung nhà ở giá rẻ cách nào?

Bất động sản -  2 giờ

Việc sở hữu nhà ở giá rẻ đang ngày càng khó khăn đối với nhiều người dân tại các thành phố lớn.

Bàn giao công trình nhà lớp học cho trường THCS Quảng Tiên

Bàn giao công trình nhà lớp học cho trường THCS Quảng Tiên

Doanh nghiệp -  3 giờ

PVFCCo cùng Petrovietnam phối hợp UBND thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình tổ chức khánh thành, bàn giao nhà lớp học và chức năng cho trường THCS Quảng Tiên.