Tiêu điểm
Dù nhiều cơ hội, công nghiệp ô tô vẫn phải ‘dậm chân’ chờ chính sách
Một số chính sách ưu đãi về thuế phí cho ngành công nghiệp ô tô đã được ban hành lại đang nhận được đánh giá không có nhiều hiệu quả, thiếu tính khả thi, trong khi số khác vẫn mòn mỏi chờ được thông qua.
Công nghiệp ô tô vẫn ‘đi chậm’
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và đầu tư (KHĐT), khi nền kinh tế trở lại sau đại dịch, nhu cầu sẽ gia tăng, mang đến cơ hội cho Việt Nam đưa các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng.
Với ngành ô tô, Bộ KHĐT nhận định xu hướng chuyển sang xe điện, và sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu của các công ty đa quốc gia, sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Bộ KHĐT phối hợp với UNDP hồi giữa năm nay cho thấy ngành ô tô còn nhiều hạn chế, có các vấn đề cố hữu như quy mô nhỏ và kém cạnh tranh về chi phí, doanh nghiệp trong nước chỉ tham gia vào các công đoạn giản đơn, tỷ lệ nội địa hóa thấp.
Theo đó, khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng sau đại dịch là thách thức lớn, cơ hội có thể lại bị bỏ lỡ.
Ban hành hồi giữa tháng 8 vừa qua, Thống kê của Bộ KHĐT về danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được, cho thấy có 287 loại linh kiện các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước tự sản xuất được. Trong đó, 269 loại cho xe ô tô con dưới 9 chỗ và 18 loại cho xe khác.
Danh mục này cũng cho thấy các linh kiện chủ yếu thuộc loại giản đơn, hoặc loại cồng kềnh – phải sử dụng nhiều nhân công. Đơn cử, nắp che điện cực ắc quy, ắc quy, lốp không săm, túi đựng dụng cụ, kính cửa, ăng ten, bộ dây điện, đèn hậu, bộ cản xe, tấm ốp cửa, tựa tay cửa, chắn bùn…
Những linh kiện đòi hỏi công nghệ cao gần như không có.
Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Công thương, với dòng xe cá nhân, Việt Nam hiện có 9 nhà sản xuất gốc (OEM) tham gia thị trường, bao gồm: Toyota, Honda, Suzuki, Mitsubishi, Ford, Mecerdes Benz, Thaco (Trường Hải), TC Motor, VinFast.
Các nhà sản xuất OEM thực hiện lắp ráp dạng CKD, trên dây chuyền sản xuất gồm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp và kiểm định. Một số hãng có thêm công đoạn dập thân vỏ xe như Toyota, VinFast, Thaco.
Trong chuỗi cung ứng, chỉ có 18 nhà cung cấp phụ tùng ô tô cấp 1 và 58 nhà cung cấp cấp 2, cấp 3. Một số nhà cung cấp sản xuất cả phụ tùng xe máy lẫn ô tô.
Ngoài ra, những linh kiện nội địa hóa được có giá thành cao gấp 2 – 3 lần so với Thái Lan và Indonesia.
Nguyên nhân chính khiến ngành công nghiệp ô tô khó phát triển mạnh là do thiếu vắng chính sách đủ tầm, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam nhấn mạnh.
Thiếu vắng chính sách hấp dẫn
Từ nhiều năm nay, công nghiệp ô tô được xác định có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp ô tô luôn là ngành sản xuất được Nhà nước khẳng định ưu tiên phát triển.
Thế nhưng cho đến nay, các doanh nghiệp vẫn “dài cổ” chờ chính sách ưu đãi. Những chính sách ưu đãi đã được ban hành không đem lại nhiều hiệu quả, hoặc thiếu tính khả thi.
Một trong những chính sách quan trọng sẽ được xem xét là thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho ô tô. Hiện tại mức thuế cao đã hạn chế người dân sử dụng ô tô, khiến cho sản xuất ô tô không phát triển.
Đề xuất điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt, theo hướng không tính giá trị linh kiện sản xuất trong nước vào giá trị tính thuế đối với ô tô, sẽ giúp cho giá thành ô tô sản xuất lắp trong nước giảm, qua đó giảm giá bán và tăng sản lượng.
Đề xuất này được Bộ Công thương đưa ra từ năm 2017, được các doanh nghiệp ủng hộ và chờ đợi, nhưng đến nay vẫn chưa thành hiện thực.
Theo Bộ KHĐT, giá ô tô Việt Nam cao gấp đôi so với các nước như Thái Lan, Indonesia, và con số này còn lớn hơn, nếu so với các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản. Nguyên nhân lớn nhất khiến giá xe trong nước tăng cao là do thuế, phí cao, trong khi sản lượng tích lũy thấp. Giá xe quá cao trong khi thu nhập của người dân thấp, khiến ô tô là mặt hàng xa xỉ với người dân Việt Nam.

Trước đó, tại Nghị quyết 115 NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, ban hành ngày 6/8/2020 của Chính phủ nhiệm kỳ trước, đã yêu cầu Bộ Tài chính sớm sửa đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (cụ thể là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt) đối với sản phẩm ô tô, trình Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 10 diễn ra vào tháng 10/2020 xem xét.
Tuy nhiên, cho đến nay, những giải pháp này vẫn nằm trong nghiên cứu.
Ngoài ra, các gói chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất linh kiện ô tô; gói tín dụng hỗ trợ cho khách hàng mua ô tô sản xuất lắp ráp trong nước, cũng được đề cập đến nhiều, nhưng vẫn không thấy đâu.
Theo tính toán, nếu được ưu đãi miễn toàn bộ thuế tiêu thụ đặc biệt cho những linh kiện sản xuất trong nước, giá xe sẽ giảm từ 10 – 30% tùy tỷ lệ nội địa hóa của từng mẫu xe.
Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất linh kiện được vay vốn ưu đãi, được hỗ trợ hạ tầng, ưu đãi thuế, cũng giúp chi phí sản xuất giảm.
Không chỉ vậy, khi người dân lại được hỗ trợ lãi vay khi mua xe sản xuất lắp ráp trong nước, sẽ có thêm nhiều người có khả năng tiếp cận với ô tô, giúp tăng sản lượng và sản xuất phát triển.
Bộ KHĐT cho biết thêm gần đây, một số nhà đầu tư nước ngoài tỏ ý quan tâm tới sự phát triển của công nghiệp ô tô Việt Nam và đang chờ tín hiệu từ các cơ quan quản lý. Đây là cơ hội phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trước ngưỡng cửa bước vào giai đoạn ô tô hóa.
Để tạo động lực cho ngành công nghiệp ô tô phát triển, cũng như thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp mới đầu tư vào Việt Nam, hay nhận chuyển giao công nghệ từ các hãng nước ngoài, các cấp quản lý cần sớm ban hành những chính sách ưu đãi thật sự hấp dẫn và thông thoáng.
Thị trường xe ô tô điện Việt đang ở đâu?
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.