'Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050'

Nhật Hạ Thứ ba, 02/11/2021 - 14:15

Đây là khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26).

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu ngày 1/11. Ảnh: TTXVN

Biến đổi khí hậu đã thực sự trở thành thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Các hiện tượng thời tiết cực đoan và tình trạng nước biển dâng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, đến sự phát triển bền vững, thậm chí đe doạ sự tồn vong của nhiều quốc gia và cộng đồng dân cư, đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải hành động mạnh mẽ hơn nữa, có trách nhiệm và không chậm trễ trên phạm vi toàn cầu.

“Đây là vấn đề toàn cầu nên phải có cách tiếp cận toàn cầu, là vấn đề ảnh hưởng đến mọi người dân nên phải có cách tiếp cận toàn dân”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.

Do đó, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và người dân.

Khoa học công nghệ phải đi trước để dẫn dắt và nguồn lực tài chính phải là đòn bẩy, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn, bền vững, bao trùm và nhân văn.

Thủ tướng cũng cho rằng, mọi hành động phải dựa vào tự nhiên và lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể và là động lực phát triển bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau.

“Tất cả các quốc gia cần cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính trên cơ sở nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và năng lực của từng quốc gia, phải có công bằng, công lý về biến đổi khí hậu”, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đưa ra lời kêu gọi. “Đây là đòi hỏi tất yếu để cùng nhau kiềm chế mức tăng nhiệt độ của Trái đất”.

Thủ tướng cho rằng tài chính khí hậu, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực đóng vai trò rất quan trọng để thực hiện thành công Thỏa thuận Paris. Các quốc gia phát triển đã phát thải nhiều trong quá khứ để đạt được sự thịnh vượng kinh tế ngày nay cần thực hiện đầy đủ các cam kết tài chính đã có, đồng thời khẩn trương đề ra mục tiêu tài chính tham vọng hơn nữa cho giai đoạn sau 2025.

Về phía Việt Nam, mặc dù là nước đang phát triển mới chỉ bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua, nhưng là nước có lợi thế về năng lượng tái tạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ về tài chính và chuyển giao công nghệ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Việt Nam đang hết sức nỗ lực để vừa ứng phó với biến đổi khí hậu, vừa phát triển kinh tế để vươn lên, bảo đảm cuộc sống ngày càng tốt hơn cho mọi người dân, đồng thời đóng góp có trách nhiệm cùng với cộng đồng quốc tế, Thủ tướng cho biết. Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế trong các chương trình, dự án đầu tư và phát triển bền vững trong thời gian tới.

Theo cảnh báo của Liên Hợp Quốc và giới khoa học, nếu các chính phủ trên thế giới không hành động quyết liệt nhằm cắt giảm mức khí thải ngay lập tức, phần lớn Trái Đất sẽ hứng chịu thảm họa khí hậu trong tương lai không xa. Tình trạng nước biển dâng, sóng nhiệt kéo dài và nghiêm trọng, ngày càng nhiều giống loài tuyệt chủng là hậu quả rõ rệt vài năm qua.

Chính vì thế, Hội nghị COP26 về biến đổi khí hậu được kỳ vọng đạt bước tiến cho quy định mua bán phát thải carbon và tương lai thoát ly than đá.

Tại COP26, lần đầu tiên từ sau Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, các nước phải đánh giá lại những cam kết tự nguyện giảm khí thải họ từng đặt ra. Hơn 100 thành viên đã đề xuất mục tiêu mới, được gọi là mức đóng góp do quốc gia tự xác định (NDC), nhưng các chuyên gia không còn lạc quan như trước. Họ cho rằng những NDC mới vẫn không đủ sức ngăn chặn cơn ác mộng nóng lên toàn cầu vượt tầm kiểm soát.

Có 4 vấn đề chính tại COP26 được giới quan sát, các nhà đàm phán và công chúng đặc biệt quan tâm gồm: hỗ trợ tài chính khí hậu, thị trường mua bán phát thải carbon, than đá và khí methane.

Theo một số chuyên gia, lĩnh vực tài chính khí hậu dự kiến trở thành một trong những vấn đề gai góc nhất ở COP26.

Chiến lược mới cho đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu

Chiến lược mới cho đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  2 năm
Bộ Tài nguyên và môi trường đề nghị các địa phương miền Tây Nam Bộ nghiên cứu, bổ sung thêm các phương án chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu, bên cạnh các quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết 120/NQ-CP.
Chiến lược mới cho đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu

Chiến lược mới cho đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  2 năm
Bộ Tài nguyên và môi trường đề nghị các địa phương miền Tây Nam Bộ nghiên cứu, bổ sung thêm các phương án chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu, bên cạnh các quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết 120/NQ-CP.
Ngành công nghiệp nhựa nguyên sinh là ‘thủ phạm’ gây ra biến đổi khí hậu

Ngành công nghiệp nhựa nguyên sinh là ‘thủ phạm’ gây ra biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  2 năm

Tính riêng tại Mỹ, trong năm 2020, ngành công nghiệp nhựa đã phát thải ít nhất 232 triệu tấn khí thải các bon, tương đương với mức phát thải của 116 nhà máy điện than quy mô trung bình.

Chiến lược mới cho đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu

Chiến lược mới cho đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  2 năm

Bộ Tài nguyên và môi trường đề nghị các địa phương miền Tây Nam Bộ nghiên cứu, bổ sung thêm các phương án chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu, bên cạnh các quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết 120/NQ-CP.

Biến đổi khí hậu đe doạ an ninh lương thực ASEAN

Biến đổi khí hậu đe doạ an ninh lương thực ASEAN

Phát triển bền vững -  2 năm

Khảo sát với các chuyên gia và cả với những người nông dân đều cho thấy biến đổi khí hậu là đe dọa hàng đầu đối với an ninh lương thực ở Đông Nam Á, khu vực vốn có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp.

Đồng bằng sông Cửu Long có thể là điểm nóng về di cư do biến đổi khí hậu

Đồng bằng sông Cửu Long có thể là điểm nóng về di cư do biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  3 năm

Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo, biến đổi khí hậu sẽ đẩy 216 triệu người vào cảnh phải rời bỏ nhà cửa vào năm 2050 nếu không có những biện pháp khẩn cấp.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  7 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  11 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  11 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  12 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  15 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Đọc nhiều