Tại sao Việt Nam không xử lý thách thức biến đổi khí hậu tốt như chống dịch?
Đó là câu hỏi mà Ngân hàng Thế giới đặt ra cho Việt Nam. Tổ chức này cho rằng việc xử lý các thách thức về khí hậu và môi trường cũng cấp thiết như chống dịch Covid-19.
Mặc dù Việt Nam đã rất nỗ lực nhưng tiềm lực kinh tế hiện mới đáp ứng được 30% nhu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu của quốc gia, trong thập kỷ tới cần huy động thêm khoảng 35 tỷ USD, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Trong thông điệp gửi tới các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh về thích ứng với biến đổi khí hậu (CAS 2021) do Hà Lan tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Trái đất đang bị rung chuyển mạnh mẽ do những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, sự phát triển, tồn vong của nhiều dân tộc, quốc gia bị đe dọa".
Trong khi đó, đại dịch Covid-19 đang gây ra những hệ lụy to lớn và "làm phân tán nguồn lực dành cho các nỗ lực ứng phó với các thách thức môi trường".
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu.
Theo đó, khu vực ven biển và đồng bằng, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam, thường xuyên chịu tác động nghiêm trọng của nước biển dâng, xâm nhập mặn và các hiểm họa liên quan đến khí hậu như bão và áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán. Khu vực miền núi cũng thường xuyên bị lũ quét và sạt lở đất với tần suất ngày càng gia tăng.
Để thích ứng với biến đổi khí hậu, bên cạnh việc tích cực tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng các-bon thấp, giảm phát thải khí nhà kính, Thủ tướng cho biết, Việt Nam cam kết tăng cường sức chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái; giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.
Cùng với đó, lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch quốc gia; đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại.
“Chính phủ Việt Nam dựa vào người dân, sự chung tay hợp tác, hành động của mỗi người dân là nền tảng cho triển khai thắng lợi các chương trình, hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu”, người đứng đầu chính phủ Việt Nam nhấn mạnh.
Mặc dù, Việt Nam đã rất nỗ lực nhưng tiềm lực nền kinh tế hiện mới đáp ứng được 30% nhu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu của quốc gia; trong thập kỷ tới (giai đoạn 2021 – 2030) cần huy động thêm khoảng 35 tỷ USD. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong tiếp tục nhận được sự đồng hành, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các thách thức của biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục gia tăng và trở nên khó kiểm soát, do đó, Thủ tướng kêu gọi các quốc gia cần khẩn trương hành động và tăng cường khả năng thích ứng ngay từ bây giờ.
Trước hết, cần nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, tham gia của mọi người dân, tăng cường khả năng chống chịu của tất cả các ngành và lĩnh vực trước các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Thứ hai, thích ứng với biến đổi khí hậu cần gắn liền với phát triển bền vững, bình đẳng giới, xóa đói, giảm nghèo và không để ai bị bỏ lại phía sau.
Thứ ba, tăng cường hỗ trợ quốc tế giành cho các nước đang phát triển về tài chính và công nghệ phục vụ cho thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thứ tư, thúc đẩy quan hệ đối tác nhiều bên, khuyến khích, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, các nhà khoa học, cộng đồng dân cư và các tổ chức phi chính phủ vào các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tiếp tục tích cực tham gia vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm chuyển hóa những “thách thức” do biến đổi khí hậu thành “cơ hội” phát triển bền vững cho tất cả mọi người, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Theo ông Laurent Umans - Bí thư thứ nhất phụ trách về nước và biến đổi khí hậu của Đại sứ quán Hà Lan: "Hậu đại dịch Covid-19 là lúc để Việt Nam tiến về phía trước một cách bền vững hơn bằng cách cân bằng ngân quỹ cho việc cải thiện y tế công cộng và tăng cường sức chống chịu của các cộng đồng dễ bị tổn thương".
Bên cạnh đó, các khoản đầu tư từ chính phủ và khu vực tư nhân sẽ là động lực lớn cho việc cải thiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế.
Ông Umans cho rằng, luật đầu tư theo hình thức đối tác công - tư ở Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trong bối cảnh ngân sách và nguồn lực của nhà nước còn hạn chế.
Thêm nữa, "thay vì sử dụng ngân sách nhà nước cho các kế hoạch tích hợp toàn diện, huy động nguồn tài chính thay thế từ khối tư nhân cần được ưu tiên", ông Umans khuyến nghị.
Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman cho biết, tiếp cận tích hợp và toàn diện về kinh tế và sinh thái trong các mô hình phát triển cơ sở hạ tầng là những kinh nghiệm mà Hà Lan có thể chia sẻ với Việt Nam.
Theo báo cáo thống kê rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2021 được công bố tại hội nghị, 8 trong số 10 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất từ năm 2000 đến 2019 là các nước đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp hoặc thậm chí là thấp hơn.
Trong 20 năm qua, trên toàn cầu có gần 480.000 ca tử vong có liên quan trực tiếp đến hơn 11.000 hiện tượng thời tiết cực đoan. Thiệt hại kinh tế lên tới khoảng 2,56 nghìn tỷ USD (tính theo sức mua tương đương, PPP), một lần nữa tăng hơn so với năm trước.
Những cơn bão và các tác động trực tiếp của mưa, lũ lụt và lở đất là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại trong năm 2019. Trong số 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào năm 2019, 6 quốc gia đã phải chịu ảnh hưởng bởi bão xoáy nhiệt đới.
Đó là câu hỏi mà Ngân hàng Thế giới đặt ra cho Việt Nam. Tổ chức này cho rằng việc xử lý các thách thức về khí hậu và môi trường cũng cấp thiết như chống dịch Covid-19.
Việt Nam đang tiên phong triển khai Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu thành những quy định cụ thể.
Việt Nam nằm trong số các quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, dẫn tới nguy cơ nghèo đói và bất bình đẳng.
Biến đổi khí hậu không chỉ đem lại những thách thức mà còn có thể tạo ra động lực và cơ hội cho những thay đổi như những mô hình kinh doanh mới, các sản phẩm mới hoặc công nghệ mới.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh vai trò nhà thầu xây dựng, CC1 còn coi lĩnh vực điện hạt nhân, metro và phát triển bất động sản là những động lực tăng trưởng.
Khu công nghiệp Cây Trường và Bàu Bàng mở rộng giai đoạn hai nằm trong chiến lược phát triển các khu công nghiệp sinh thái, thông minh thế hệ mới của Becamex IDC.
ĐTK Land Sa Đéc hôm nay chính thức khởi công dự án Rivera Thiên Hoa gần 30ha tại xã Tân Phú Đông, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Quốc hội vừa thông qua nghị quyết với hàng loạt chính sách ưu đãi thuế, tín dụng và pháp lý nhằm tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển trong giai đoạn mới.
Giá vàng hôm nay 17/5 trong nước tiếp tục cao hơn quốc tế 17 triệu đồng mỗi lượng. Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy tâm lý bi quan.
Khu đô thị tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên tổng vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD vừa được Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Chuỗi Bách Hóa Xanh của Thế Giới Di Động liên tục tăng trưởng cả về lượng và chất sau tái cấu trúc, với mục tiêu doanh thu lên tới 10 tỷ USD năm 2030.