Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Việt Nam nằm trong số các quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, dẫn tới nguy cơ nghèo đói và bất bình đẳng.
Biến đổi khí hậu đang đặt ra những thách thức cản trở tiến trình tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định an sinh xã hội và phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam.
Thực tế, nhiều chiến lược, chính sách đã được Việt Nam ban hành nhằm ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu như Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Luật Phòng chống thiên tai, phê duyệt Hiệp định Paris.
Tuy nhiên, những diễn biến khó lường của khí hậu vẫn tiếp tục diễn ra với cường độ có chiều hướng tăng theo thời gian, gây ra nhiều đau thương, mất mát.
Vừa qua, đợt “lũ chồng lũ” lịch sử tại miền Trung đã gây ra thiệt hại ước tính trên 30.000 tỷ đồng, khiến hàng chục người mất tích, thương vong, chưa tính tới những chi phí phát sinh trong công tác khắc phục hậu quả sau lũ.
Theo Hồ sơ quốc gia về rủi ro khí hậu Việt Nam 2020 của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), lũ lụt là rủi ro khí hậu tác động mạnh mẽ nhất đến nền kinh tế Việt Nam, gây ra khoảng 97% tổng thiệt hại do biến đổi khí hậu.
Cùng với đó, hạn hán, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn cũng tạo ra nhiều thiệt hại kinh tế, đặc biệt là ngành nông nghiệp, năng lượng và tài nguyên thiên nhiên.
Biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng đa chiều
Biến đổi khí hậu ảnh hướng tới sản xuất nông nghiệp thông qua các tác động trực tiếp và gián tiếp, từ lượng mưa, nhiệt độ, nồng độ không khí cho đến nguồn nước, đất đai và sâu bệnh.
Cùng với đó, năng suất lao động giảm do thời tiết khắc nghiệt cũng là nhân tố gây tác động tiêu cực tới sản lượng sản xuất nông nghiệp.
WB và ADB cảnh báo, một số kịch bản biến đổi khí hậu có thể khiến sản lượng các loại nông sản chủ lực của Việt Nam như lúa, ngô, cà phê bị giảm mạnh. Riêng sản lượng lúa, cây lương thực chính của Việt Nam có thể chịu mức giảm tới 50% cho tới năm 2040.
Khu vực thành thị cũng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, cụ thể là sự tăng lên của nền nhiệt cũng như các đợt mưa bão, thiên tai.
Nghiên cứu cho thấy, sự nóng lên của toàn cầu đi kèm với hiệu ứng đảo nhiệt đô thị làm nhiệt độ ở các thành phố tăng cao đáng kể, kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng cũng tăng lên. Cùng với đó, nhóm lao động phổ thông, lao động phi chính thức làm việc ngoài trời cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất và sức khỏe.
Lũ lụt, mưa bão cũng đe dọa tới cơ sở hạ tầng đô thị, đặc biệt là các thành phố ven biển. Ước tính, với mực nước dâng 40cm hàng năm gây ra thiệt hại từ 1 - 5% GDP đối với thành phố Hồ Chí Minh và từ 0,5 – 20% đối với Hải Phòng, tùy thuộc vào các biện pháp thích ứng của địa phương.
Báo cáo của WB và IMF nhấn mạnh, biến đổi khí hậu là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng, tạo cơ hội cho bệnh truyền nhiễm lây lan, cùng với các tác động về mặt kinh tế gây tổn thương đến nhóm người nghèo, lao động phổ thông, gia tăng bất bình đẳng và bất ổn xã hội.
Sáng kiến và giải pháp
Đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, WB và ADB đưa ra nhiều chiến lược hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống rủi ro khí hậu tại Việt Nam.
Các chiến lược hợp tác được thực hiện theo 3 hướng giải pháp.
Đầu tiên, quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, thông qua việc bảo tồn tài nguyên, duy trì độ che phủ của rừng, bảo vệ nguồn nước và đa dạng sinh học. Theo các chuyên gia của ADB, chiến lược này cần được đẩy mạnh tại các vùng nông thôn, nơi sinh kế của người dân phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
Thứ hai, tăng cường khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu, bằng cách sử dụng công nghệ, quy trình kỹ thuật nhằm tăng cường tính bền bỉ và sự linh hoạt của cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó, WB cũng thực hiện các dự án hỗ trợ chính phủ lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu vào việc xây dựng chính sách, quy hoạch kinh tế.
Thứ ba, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu dựa trên việc thực hiện cắt giảm khí thải nhà kính, sản xuất năng lượng sạch, hướng tới chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.