Khởi nghiệp
Việt Nam chậm chạp chuyển đổi số
Thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để chuyển đổi kỹ thuật số, thiếu tư duy kỹ thuật số, hoặc các thách thức về văn hóa doanh nghiệp vẫn là những điểm yếu trong công cuộc chuyển đổi số.
Từ trước đại dịch Covid-19, International Data Coperation đã dự báo, đến năm 2022, giá trị chuyển đổi số trên thế giới ước đạt 2.000 tỷ USD và tăng trưởng cao gấp 4 lần so với mức tăng trưởng trung bình của thị trường dịch vụ công nghệ thông tin. Sau đại dịch, mọi việc có thể còn tiến nhanh hơn nữa.
Tại Việt Nam, theo Báo cáo về nền kinh tế số tại Đông Nam Á của Google, Tamesek và Bain & Company năm 2019 kinh tế số của Việt Nam và Indonesia tăng trưởng như "rồng được tháo xích" và dẫn đầu khu vực Đông Nam Á (khoảng 38%) và dự kiến có thể đạt mục tiêu 43 tỷ USD vào năm 2025.
Đại dịch Covid-19 sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong khu vực tiến hành chuyển đổi số nhanh hơn nữa. Trong kinh tế số, "nền tảng số" đóng vai trò quan trọng. Tại Việt Nam, khái niệm này liên tục được nhấn mạnh trong "Chiến lược chuyển đổi số quốc gia" công bố năm 2019. Tuy nhiên, kinh tế nền tảng nên được đối xử như thế nào trong chiến lược chuyển đổi số, một cách phù hợp và khả thi, dường như vẫn còn khá mơ hồ.
Những con số từ trước Covid-19 cho thấy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam diễn ra chậm chạp do thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số, thiếu tư duy kỹ thuật số, hoặc các thách thức về văn hóa trong doanh nghiệp vẫn là những điểm yếu trong công cuộc chuyển đổi số.
Nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội - ông Nguyễn Ái Việt cho rằng, chiến lược kinh tế số rất quan trọng, tạo cơ hội cho các quốc gia phát triển trước nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Nói cách khác, đây là phương thức kinh tế mới. Kinh tế số được hiểu là số hóa các dữ liệu, gồm hạ tầng kết nối, hạ tầng thiết bị. Trong khi Việt Nam hiện chưa có hành lang pháp lý cho việc lưu, mã hóa dữ liệu, cũng như nguồn lực, doanh nghiệp chưa thể hiện ưu thế rõ ràng so với doanh nghiệp nước ngoài. Thậm chí, doanh nghiệp vẫn yếu về năng lực công nghệ, tư duy kinh doanh số.
Theo đánh giá của các chuyên gia, khó khăn lớn nhất của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi triển khai các công nghệ mới là không gắn kết được lợi ích của chuyển đổi số với mục tiêu kinh doanh. Việc thuyết phục từng phòng ban chấp nhận thay đổi thói quen và hợp tác là quá trình không hề dễ dàng với các nhà quản lý công nghệ.
Chẳng hạn, muốn phòng Marketing chuyển đổi số, các vị trí lãnh đạo như CIO, CTO phải hiểu và nói chuyện với nhân sự marketing bằng ngôn ngữ của chính họ, phải kết nối với đại diện, nhà quản lý các phòng ban này, hoặc bước đầu thành lập một ủy ban chuyển đổi số để tìm sự đồng thuận. Khi đó, quá trình thực hiện sẽ không diễn ra rời rạc giữa bộ phận công nghệ và các bộ phận nghiệp vụ khác như tình trạng thường thấy hiện nay tại doanh nghiệp…
Quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam diễn ra khá sớm nhưng tốc độ chậm vì nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp quá thận trọng và cân nhắc rủi ro. Giai đoạn 2013 khi vấn đề cơ sở dữ liệu lớn (big data) bắt đầu được đề cập, nhiều doanh nghiệp Việt cho rằng "vẫn còn là chuyện xa vời", nhưng chỉ vài năm sau big data đã hiện hữu ở mọi lĩnh vực kinh doanh.
Chẳng hạn trong ngành bán lẻ, đối thủ của các doanh nghiệp trong ngành này có thể không còn là cửa hàng tiện lợi mà là các hãng xe công nghệ. Với tiềm lực có sẵn, họ có thể kết nối với hàng ngàn tiệm tạp hóa truyền thống để thay đổi bức tranh thị trường.
Thực tế hiện nay đã cho thấy đối thủ có thể đến từ các quốc gia khác, họ dùng công nghệ và tiềm lực tài chính siêu mạnh để nhảy vào cả các lĩnh vực truyền thống tưởng chừng chỉ có người Việt Nam mới làm được. Doanh nghiệp Việt vì thế phải nghiên cứu lường trước những thay đổi có thể xảy đến như vậy.
Nhiều chuyên gia còn cho rằng nhận thức về chuyển đổi số của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp mới chỉ thiên về công nghệ, nhưng thực tế việc chuyển đổi phải bắt đầu từ mô hình kinh doanh và tư duy lãnh đạo. Vai trò của công nghệ thông tin chưa đi cùng các nhà quản lý về chiến lược kinh doanh của một tổ chức, nên đa số các doanh nghiệp Việt vẫn đi chậm so với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
Theo khảo sát của Công ty PwC Consulting Việt Nam, đa phần lãnh đạo doanh nghiệp các lĩnh vực này đều xem chuyển đổi số là cơ hội duy nhất để tồn tại trong môi trường cạnh tranh.
42% doanh nghiệp Việt Nam và 36% doanh nghiệp khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đầu tư vào các startup địa phương, cho thấy ngày càng nhiều đơn vị muốn trở thành "doanh nghiệp số" thông qua việc đầu tư vào các cách làm mới, các phép thử mới.
Chuyển đổi số trong thời kỳ 'bình thường mới'
Tiểu thương chợ đầu mối cũng muốn bán hàng online
Nhiều chợ đầu mối mong muốn được chuyển đổi số, cụ thể là tiến tới hình thức bán online. Mục đích là để mang một số mặt hàng đặc trưng, mặt hàng có điểm "nhấn" tại khu vực lên sàn thương mại điện tử hoặc chuyển đổi online
Hành trình số hóa các doanh nghiệp bán lẻ của KiotViet
Hiện tại, KiotViet đã số hóa 100.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, tương đương 16% thị phần.
Suy thoái là cơ hội vàng để khởi nghiệp
Eric Ries, tác giả cuốn sách The Lean Startup nhận định sự yếu kém của các mô hình kinh doanh cũ đang là "cơ hội" mở ra các mô hình mới - những startup tiềm năng trong tương lai.
Ngân Lượng tiến vào mảng thanh toán dịch vụ hành chính công
Với quy trình thanh toán đơn giản và dễ hiểu, người dân chỉ mất một ít phút để hoàn tất thủ tục cho các dịch vụ hành chính công thông qua Ngân Lượng.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Đô thị đảo du lịch - nghỉ dưỡng xa hoa bậc nhất miền Bắc: Tọa độ mới của giới đầu tư
Vinhomes Royal Island với hệ thống hạ tầng giao thông, tiện ích ngày một hoàn thiện đang khẳng định vị thế trung tâm trong lòng trung tâm TP. Hải Phòng. Tại đây, một đô thị đảo nghỉ dưỡng đầu tiên của Việt Nam đã hình thành với tiềm năng khai thác du lịch dẫn đầu miền Bắc.
Panasonic bàn giao phòng thí nghiệm giải pháp cho Đại học Xây dựng
Panasonic vừa chính thức bàn giao trung tâm thực hành giải pháp HVAC cùng hệ thống điều hòa, quạt thông gió... cho Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE).
FPT xuất hiện trên áo đấu câu lạc bộ bóng đá Chelsea
Tập đoàn FPT đã chính thức trở thành đối tác công nghệ của câu lạc bộ bóng đá Chelsea, đánh dấu bước tiến lớn trong chiến lược toàn cầu hóa.
'Phát sốt' với 2 dòng căn hộ siêu sang tại dự án Sun Group bên sông Hàn, Đà Nẵng
Sở hữu bất động sản hạng sang ngày càng trở thành xu hướng của giới tinh hoa. Minh chứng là những căn hộ hạng sang tại tổ hợp đẳng cấp Sun Symphony Residence bên sông Hàn, Đà Nẵng liên tục được “săn lùng”, đặc biệt là loại căn hộ Dual Front và Duplex.
G7 Taxi mua 899 ô tô điện VinFast từ Xanh SM
G7 Taxi sẽ mua 899 chiếc VinFast VF 5 màu trắng nguyên bản để triển khai dịch vụ taxi xanh tại các thành phố lớn từ nay đến hết năm 2025.
Ăn theo sáp nhập tỉnh, đất nền nổi sóng
Trong khi chung cư Hà Nội đang có dấu hiệu hạ nhiệt, phân khúc đất nền lại trở thành điểm nóng với mức độ quan tâm và giá bán tăng vọt
Masan muốn bỏ giới hạn room ngoại
Masan sẽ lấy ý kiến cổ đông để bỏ điều khoản quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Masan là 49% vốn điều lệ.