Leader talk

Việt Nam có gì trên bàn đàm phán thuế quan với Mỹ

Quỳnh Chi Thứ hai, 14/04/2025 - 11:51
Nghe audio
0:00

Chỉ khi cải cách thể chế song hành với tính toán cân bằng thương mại, Việt Nam mới thực sự đứng vững trước những thay đổi khó lường từ chính sách thuế quan của Mỹ.

Cơ hội của Việt Nam trên bàn đàm phán thuế quan

Việt Nam hiện chỉ chiếm 4,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ, trong khi phần lớn còn lại thuộc về Canada, Mexico, châu Âu và Trung Quốc.

Ở nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Việt Nam từng tận dụng làn sóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc để tăng thị phần tại thị trường Mỹ từ 2% lên 4,1%.

Tuy nhiên, theo nhận định của ông Trần Ngọc Báu, CEO Công ty Dữ liệu kinh tế tài chính WiGroup, các quốc gia lân cận như Canada và Mexico mới là những bên hưởng lợi lớn nhất từ làn sóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc khi tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ của họ đã tăng mạnh từ khoảng 13% lên tới 20 - 25%.

Thêm vào đó, mức thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam nhìn chung còn khá nhỏ so với các đối tác lớn như Canada, châu Âu, Mexico và Trung Quốc. Do vậy ông Báu cho rằng, nếu "mũi giáo" của chính sách thương mại Mỹ hướng về phía Việt Nam, tác động thực chất đến bài toán thâm hụt của Mỹ cũng không đáng kể.

Ngược lại, khi siết nhập khẩu từ Trung Quốc với mức thuế đối ứng 125%, Mỹ vẫn cần các nguồn thay thế và điều này có thể mở ra cơ hội cho Việt Nam gia tăng thị phần tại thị trường Hoa Kỳ.

Ngành dệt may chịu ảnh hưởng nặng từ các thay đổi trong chính sách thuế quan của Mỹ. Ảnh: Hoàng Anh

Chia sẻ trong Bàn tròn chính sách do Vietnambiz tổ chức, ông Báu lưu ý, cần cân nhắc kỹ nếu chính sách thương mại Mỹ trong những năm tới tiếp tục lặp lại xu hướng của nhiệm kỳ Trump đầu tiên. Trong kịch bản đó, Việt Nam cần tính đến rủi ro và diễn biến trong trung và dài hạn thay vì chỉ nhìn vào cơ hội trước mắt.

Động thái áp thuế đối ứng mới đây từ Mỹ được chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Cường, cựu kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá là một “hồi chuông cảnh báo” đối với Việt Nam. Theo ông Cường, vấn đề không nằm ở việc ai là tổng thống, mà là nguyên tắc nhất quán trong chính sách đối ngoại và thương mại của Mỹ: lợi ích quốc gia luôn được đặt lên hàng đầu.

Trước đó, lịch sử đã nhiều lần cho thấy, khi chịu áp lực từ bên trong, Mỹ sẵn sàng đưa ra các quyết sách mạnh kể cả khi điều đó ảnh hưởng đến các đồng minh.

Năm 1971, trong bối cảnh suy thoái kinh tế nghiêm trọng, thâm hụt ngân sách và thương mại, Mỹ bất ngờ từ bỏ chế độ bản vị vàng. Hành động này đã gây chấn động toàn cầu và tạo ra khó khăn lớn cho các đồng minh chiến lược như Đức và Pháp trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Tới năm 1985, Mỹ tiếp tục gây sức ép buộc Đức và Nhật Bản ký Hiệp định Plaza để giảm giá đồng USD sau khi hai nước này ghi nhận mức thặng dư thương mại lớn với Mỹ và đồng USD tăng giá mạnh.

Từ góc nhìn của WiGroup, chính sách thuế quan mà chính quyền Tổng thống Trump đang theo đuổi có thể đẩy nền kinh tế Mỹ vào nguy cơ đình lạm, tức là tình trạng lạm phát tăng cao trong khi tăng trưởng kinh tế lại chững lại.

Niềm tin của người dân Mỹ cũng sẽ tác động đáng kể đến các cuộc đàm phán. Sức ép từ chính cử tri Mỹ, những người đang trực tiếp chịu ảnh hưởng từ lạm phát, có thể còn lớn hơn bất kỳ tác động nào đến từ bên ngoài. Tổng thống Trump, dù muốn hay không, cũng sẽ phải đối mặt với một áp lực lớn đến từ chính kỳ vọng của người dân nước mình.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Cường, cựu kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)

Không chỉ là câu chuyện thuế quan

Trong bối cảnh sắp bước vào các vòng đàm phán với phía Mỹ, ông Cường nhấn mạnh ba nhóm vấn đề mà Việt Nam cần tập trung.

Một là xem xét kỹ các nội dung mà Mỹ thực sự quan tâm, đã được nêu rõ trong báo cáo của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Trong đó, vấn đề thuế quan chỉ chiếm chưa đầy nửa trang trong khi phần lớn báo cáo tập trung vào các biện pháp phi thuế quan như tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, thương mại điện tử và sở hữu trí tuệ. Dù mức thuế 46% mà phía Mỹ đề xuất bị cho là chưa chính xác về mặt công thức nhưng là phản ánh tổng hợp của các rào cản thương mại mà Mỹ cảm nhận được, bao gồm cả thuế và phi thuế. Vì vậy, trọng tâm của Việt Nam cần phải mở rộng hơn là chỉ tập trung vào thuế.

Hai là tính toán kỹ lưỡng khả năng gia tăng nhập khẩu từ Mỹ, đặc biệt là các mặt hàng nhạy cảm như nông sản và thịt bò, nhằm tạo thế cân bằng trong cán cân thương mại và giảm áp lực từ phía Mỹ.

Ba là xác lập một lộ trình cải cách kinh tế rõ ràng và nhất quán khi mà phần lớn vấn đề Mỹ quan tâm nằm ở các rào cản phi thuế, vốn liên quan chặt chẽ tới cấu trúc và thể chế kinh tế nội tại. Đây không chỉ là đáp ứng yêu cầu của Mỹ, mà còn gắn với yêu cầu nội tại trong việc hướng tới một nền kinh tế thị trường đầy đủ.

Lịch sử cho thấy Mỹ sẵn sàng thay đổi chính sách thương mại rất nhanh nếu thấy cần thiết, nhất là khi đối mặt với sức ép thâm hụt thương mại ngày càng lớn. Mặc dù Việt Nam chỉ chiếm 4,1% trong tổng kim ngạch thương mại của Mỹ nhưng vẫn thuộc nhóm năm quốc gia có mức thặng dư lớn nhất với Mỹ. Cùng với việc chưa được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường và các rào cản phi thuế quan mà Mỹ đưa ra, Việt Nam vẫn đứng trước rủi ro của các biện pháp phòng vệ thương mại khắt khe.

'Doanh nghiệp Mỹ khó rút khỏi Việt Nam trong ngắn hạn'

'Doanh nghiệp Mỹ khó rút khỏi Việt Nam trong ngắn hạn'

Leader talk -  1 ngày
Doanh nghiệp Mỹ có thể cân nhắc kỹ trong việc đầu tư mới hoặc mở rộng còn với các nhà máy đang hoạt động trôi chảy thì khả năng dịch chuyển rất thấp.
'Doanh nghiệp Mỹ khó rút khỏi Việt Nam trong ngắn hạn'

'Doanh nghiệp Mỹ khó rút khỏi Việt Nam trong ngắn hạn'

Leader talk -  1 ngày
Doanh nghiệp Mỹ có thể cân nhắc kỹ trong việc đầu tư mới hoặc mở rộng còn với các nhà máy đang hoạt động trôi chảy thì khả năng dịch chuyển rất thấp.
Động thái thuế của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá VND/USD?

Động thái thuế của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá VND/USD?

Tài chính -  1 ngày

Thị trường ngoại hối và tỷ giá diễn biến tích cực hơn sau quyết định tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Vina T&T và bài toán sinh tồn trong biến động thuế quan Mỹ

Vina T&T và bài toán sinh tồn trong biến động thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp -  2 ngày

Vina T&T kỳ vọng Việt Nam sẽ tìm được lối ra trước làn sóng áp thuế của Mỹ nhưng đồng thời cũng chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày, trừ Trung Quốc, S&P 500 tăng mạnh nhất 5 năm

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày, trừ Trung Quốc, S&P 500 tăng mạnh nhất 5 năm

Tiêu điểm -  4 ngày

Tổng thống Donald Trump vừa hạ mức thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu từ hầu hết các đối tác thương mại của Hoa Kỳ xuống còn 10% trong 90 ngày để cho phép đàm phán thương mại.

'Doanh nghiệp Mỹ khó rút khỏi Việt Nam trong ngắn hạn'

'Doanh nghiệp Mỹ khó rút khỏi Việt Nam trong ngắn hạn'

Leader talk -  1 ngày

Doanh nghiệp Mỹ có thể cân nhắc kỹ trong việc đầu tư mới hoặc mở rộng còn với các nhà máy đang hoạt động trôi chảy thì khả năng dịch chuyển rất thấp.

Bức tường thuế của ông Trump và bài học tự cường cho Việt Nam

Bức tường thuế của ông Trump và bài học tự cường cho Việt Nam

Leader talk -  1 ngày

Những thay đổi trong chính sách thuế và phục hồi sản xuất của Mỹ đang gây hiệu ứng dây chuyền lên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Ẩn sau đó là bài học về cách một quốc gia phục hưng sức mạnh thực sự.

Biến căng thẳng thuế quan thành đòn bẩy cải cách

Biến căng thẳng thuế quan thành đòn bẩy cải cách

Leader talk -  2 ngày

Dù phải đối mặt với thách thức từ mức thuế quan mới, các chuyên gia đánh giá đây là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách nội tại để vươn mình trong bối cảnh mới.

Vượt bão thuế quan, giới chủ doanh nghiệp đặt cược vào sức mạnh nội tại

Vượt bão thuế quan, giới chủ doanh nghiệp đặt cược vào sức mạnh nội tại

Leader talk -  4 ngày

Chủ tịch những doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam như SSI, Masan, Thế Giới Di Động đều cho rằng, trước những lo ngại tiêu cực về thuế quan, Việt Nam nên tự tin trên sân nhà.

Để doanh nghiệp bình tĩnh, ổn định sản xuất

Để doanh nghiệp bình tĩnh, ổn định sản xuất

Leader talk -  4 ngày

Thuế đối ứng 46% từ Mỹ là cú sốc nhưng cũng là lúc doanh nghiệp Việt tái cấu trúc theo bốn trụ cột, với kỳ vọng hỗ trợ chính sách kịp thời từ Nhà nước.

Việt Nam có gì trên bàn đàm phán thuế quan với Mỹ

Việt Nam có gì trên bàn đàm phán thuế quan với Mỹ

Leader talk -  4 giây

Chỉ khi cải cách thể chế song hành với tính toán cân bằng thương mại, Việt Nam mới thực sự đứng vững trước những thay đổi khó lường từ chính sách thuế quan của Mỹ.

Sẽ kỷ luật nếu để chậm 8 dự án năng lượng trọng điểm

Sẽ kỷ luật nếu để chậm 8 dự án năng lượng trọng điểm

Tiêu điểm -  34 phút

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu đẩy chủ động tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh thi công và đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ 8 dự án trọng điểm ngành năng lượng.

'Ngân hàng xanh' – Khi công nghệ gặp gỡ sự bền vững

'Ngân hàng xanh' – Khi công nghệ gặp gỡ sự bền vững

Nhịp cầu kinh doanh -  41 phút

Ngành ngân hàng đang chuyển mình mạnh mẽ, và tính bền vững không còn là một lựa chọn mà đã trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển. Hòa cùng xu hướng đó, Eximbank đang từng bước xây dựng “ngân hàng xanh” – một mô hình hoạt động hiện đại, số hóa, hướng đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Giá nhà neo cao, sức mua chững lại

Giá nhà neo cao, sức mua chững lại

Bất động sản -  42 phút

Thanh khoản bất động sản nhà ở đang trong giai đoạn điều chỉnh sau thời kỳ tăng trưởng nóng về giá bán và thị trường bớt 'khát' nguồn cung.

Giải pháp cho những nút thắt trên hệ thống đường sắt

Giải pháp cho những nút thắt trên hệ thống đường sắt

Phát triển bền vững -  42 phút

Nâng cấp cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ và kết nối đường sắt tới các cảng biển, cửa khẩu, khu công nghiệp chính là câu trả lời cho doanh nghiệp đường sắt.

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng phát sinh điểm nghẽn

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng phát sinh điểm nghẽn

Tiêu điểm -  54 phút

Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng đang “mắc” tại đoạn qua tỉnh Lào Cai do khó khăn phát sinh trong giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Saigonres tham vọng tăng trưởng 'bằng lần' năm 2025

Saigonres tham vọng tăng trưởng 'bằng lần' năm 2025

Doanh nghiệp -  1 giờ

Saigonres vừa công bố mục tiêu tăng trưởng đột phá trong năm 2025 với kế hoạch doanh thu và lợi nhuận tăng bằng lần, cho thấy kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ của doanh nghiệp bất động sản.