Thế giới đang chọn Việt Nam làm chip bán dẫn
Nếu giải quyết được bài toán nhân lực công nghệ cao, Việt Nam sẽ có cơ hội bước vào ngành công nghiệp bán dẫn, với sự ủng hộ từ nhiều quốc gia, tổ chức, đối tác như: Nvidia, Qualcomm, Amkor...
Quyết tâm mạnh mẽ thể hiện qua chiến lược, kế hoạch bài bản từ Chính phủ là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tự tin với "cuộc chơi" ngành bán dẫn.
Ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), cho biết, ngành bán dẫn đang phải đối diện với bài toán đứt gãy chuỗi cung ứng cũng như thiếu hụt lao động, lao động tay nghề cao. Điều này dẫn đến những bước đi điều chỉnh chiến lược thông qua chuyển dịch, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, tạo cơ hội cho các nước đang phát triển tham gia vào ngành bán dẫn.
Trong số đó, Việt Nam được nhiều quốc gia và tập đoàn lớn đánh giá cao về tiềm năng có thể tận dụng được cơ hội này. Một số tập đoàn đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai những dự án bán dẫn đầy tham vọng tại Việt Nam, có thể kể đến như Hanacron, Intel.
Đại diện doanh nghiệp kỳ vọng cao vào tương lai ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam, ông Phùng Việt Thắng, Giám đốc quốc gia Intel Việt Nam, nhìn nhận những lợi thế của Việt Nam bao gồm nguồn nhân lực trẻ và dồi dào.
Việt Nam cũng đặt mục tiêu phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn, với kế hoạch đào tạo 50 nghìn kỹ sư bán dẫn đến năm 2030. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Duy Đông cho biết, hiện tại Việt Nam đã có khoảng 5 nghìn kỹ sư bán dẫn chất lượng cao và 134 nghìn kỹ sư điện, điện tử mà “Việt Nam sẵn sàng đào tạo lại để làm bán dẫn”.
Đồng quan điểm, TS. Vũ Duy Thức, nhà sáng lập kiêm CEO OhmniLabs, một startup nổi tiếng lại Thung lũng Silicon, cho biết, tiềm lực phát triển bán dẫn ở Việt Nam còn đến từ đội ngũ không nhỏ những người Việt đang nắm các vị trí cấp cao ở nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới.
“Nhiều trong số họ muốn quay về cống hiến cho Việt Nam. Chúng ta có thể tận dụng nguồn lực này thông qua một số hoạt động hợp tác, thành lập ban cố vấn, sẽ là đòn bẩy phát triển ngành bán dẫn nhanh hơn, tạo ra ảnh hưởng to lớn hơn”, ông Thức nói.
Tuy nhiên, những yếu tố đó chỉ là điều kiện cần. Theo lãnh đạo Intel Việt Nam, tiềm năng quan trọng nhất để tạo nên triển vọng tươi sáng cho ngành bán dẫn và sự tự tin cho doanh nghiệp tham gia vào sân chơi mới nhiều tiềm năng nhưng cũng không ít thách thức này, đến từ quyết tâm của Chính phủ, thể hiện qua chiến lược rõ ràng.
Hiện tại, chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn đang được Bộ Khoa học và công nghệ xây dựng, với những mục tiêu cụ thể, trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển của ngành. Chính sách phát triển nhân lực, xây dựng hạ tầng phụ trợ, ưu đãi đầu tư cũng được Chính phủ hết sức chú trọng.
Tại họp báo công bố chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, ông Thắng nhấn mạnh, sự quyết tâm ở tầm chiến lược của quốc gia là lợi thế và động lực quan trọng để doanh nghiệp Việt bước ra toàn cầu với sân chơi công nghiệp bán dẫn.
Nếu giải quyết được bài toán nhân lực công nghệ cao, Việt Nam sẽ có cơ hội bước vào ngành công nghiệp bán dẫn, với sự ủng hộ từ nhiều quốc gia, tổ chức, đối tác như: Nvidia, Qualcomm, Amkor...
Công nghiệp bán dẫn được xem là ngành công nghiệp nền tảng và còn là ngành công nghiệp trọng yếu của Việt Nam trong vòng 30-50 năm tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 của Việt Nam đã xác định rõ huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Tổng giám đốc FPT cho rằng, Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh chuyển đổi số, nên cần đi song song phát triển phần cứng và phần mềm, cũng như làm chủ công nghệ lõi, trong đó có chip bán dẫn.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.