Doanh nghiệp
Từ chip nguồn đến giấc mơ bán dẫn của FPT
Tổng giám đốc FPT cho rằng, Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh chuyển đổi số, nên cần đi song song phát triển phần cứng và phần mềm, cũng như làm chủ công nghệ lõi, trong đó có chip bán dẫn.
Theo ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng giám đốc FPT, chip bán dẫn ngày nay có chức năng như mạch máu trong nền kinh tế, vì trong các thiết bị điện tử đều có chip.
Củng cố cho luận điểm này, ông Khoa dẫn số liệu doanh thu chip bán dẫn trên toàn cầu đã vượt mốc 600 tỷ USD trong năm 2022. Năm 2024, dự báo nhu cầu chip trên toàn thế giới tăng đáng kể, một số mảng như mảng chip nhớ tăng 25%.
Còn theo Gartner, doanh thu ngành bán dẫn toàn cầu sẽ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2024 - 2025, trên 15%/năm, nhất là chip GPU hiệu năng cao cho AI.
Theo CDI, quy mô thị trường công nghiệp điện tử toàn cầu được định giá hơn 3.454 tỷ USD năm 2022, dự báo đạt hơn 4.986 tỷ USD vào năm 2030. Ngành công nghiệp điện tử đang phát triển lớn mạnh chính là đầu ra cho con chip.
Tại Việt Nam, năm 2022, xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện đứng thứ 2 trong 8 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD.
Báo cáo của Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu công nghiệp điện tử năm 2022 đạt hơn 114 tỷ USD, đứng đầu trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm hơn 30% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Từ đó, ông Nguyễn Văn Khoa khẳng định: "Ngành công nghiệp điện tử đang phát triển lớn mạnh sẽ là đầu ra cho con chip. Vì vậy phát triển vi mạch bán dẫn phải gắn liền với công nghiệp điện tử".

Bên cạnh đó, Tổng giám đốc FPT nhấn mạnh, Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh chuyển đổi số, nên cần đi song song phát triển phần cứng và phần mềm, cũng như làm chủ công nghệ lõi, trong đó có chip bán dẫn.
Để Việt Nam làm chủ chip bán dẫn, ông Khoa đã chỉ ra, doanh nghiệp công nghệ có lợi thế để vươn lên trong ngành vi mạch bán dẫn. Đó là chính sách ngoại giao cởi mở, ưu thế về địa chính trị, và nguồn nhân lực trẻ tài năng.
Theo lãnh đạo FPT, Việt Nam nên phát triển theo lộ trình 3 giai đoạn, tập trung vào các lĩnh vực như: viễn thông, xe điện, năng lượng và hướng đến đưa AI vào mọi con chip. Trong ngắn hạn là thiết kế, đóng gói, kiểm thử chip bán dẫn. Tới trung hạn là sản xuất. Còn dài hạn mới hướng tới làm chủ công nghệ lõi.
Từ cách đây 10 năm, FPT đã bắt đầu nghiên cứu và sản xuất chip, xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu để làm máy tính, điện thoại…
"Quá trình nghiên cứu làm ra con chip có nhiều khó khăn. Đến khi làm ra con chip vẫn không hết khó khăn và càng thách thức hơn khi đưa chip Make in Việt Nam ra nước ngoài", ông Khoa nói.
Năm 2018, tại Nhật Bản, FPT đã xây dựng một nhóm có 43 người, tại Việt Nam 64 người để làm chip, nhưng gặp nhiều thách thức. Thậm chí, có giai đoạn nhóm chỉ còn hơn 30 nhân sự, nhưng vẫn bám trụ để đưa con chip vào thị trường khó tính bậc nhất này.
"Thành công ở thị trường Nhật Bản cho chúng tôi bài học về xây dựng niềm tin với khách hàng. Người Nhật Bản coi trọng uy tín nên FPT từng bước chứng minh được năng lực và dần xây dựng niềm tin với họ", Tổng giám đốc FPT nhấn mạnh.
Từ câu chuyện hấp dẫn về hành trình nhiều gian nan của con chip, phía FPT mong muốn sẽ đóng góp 10.000 nhân lực cho ngành công nghiệp chip bán dẫn nước nhà.
"Hy vọng các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam sẽ cùng đầu tư, hợp tác để đẩy mạnh chủ trương làm chip, cùng nhau dấn thân tạo nên những kỳ tích mới", ông Nguyễn Văn Khoa khẳng định.
FPT nhận đặt hàng gần 70 triệu chip bán dẫn
Vietnam Airlines kỳ vọng thoát lỗ từ năm 2024
Tại Đại hội cổ đông thường niên 2023 vừa diễn ra, ban lãnh đạo Vietnam Airlines đã trình bày nhiều biện pháp tái cấu trúc doanh nghiệp, giúp Vietnam Airlines chấm dứt đà thua lỗ
FPT thành lập công ty phần mềm ô tô tại Mỹ
Lợi thế của FPT Automotive là tập đoàn mẹ đã có kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành công nghệ phần mềm, cùng mạng lưới hơn 150 khách hàng là các hãng tên tuổi trên thế giới như Honda, Hyundai, Volvo, VinFast, Ford, Yazaki, LG, Panasonic, NXP...
Tái cơ cấu đúng hướng, Novaland giảm số cổ phiếu phát hành thêm
Việc giảm tỷ lệ phát hành cho cổ đông hiện hữu và số cổ phiếu phát hành riêng lẻ nhằm tăng khả năng hấp thụ và giảm tỷ lệ pha loãng giá cổ phiếu NVL.
Doanh thu Skypec phục hồi vượt mức trước đại dịch
Skypec được coi là “gà đẻ trứng vàng” của Vietnam Airlines khi luôn duy trì mức đóng góp tỷ trọng lớn vào doanh thu và lợi nhuận chung của hãng hàng không quốc gia Việt Nam.
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh
Công ty CP Sữa Quốc tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi, giảm quảng cáo rầm rộ, hướng đến chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.