Quốc tế

Việt Nam hưởng lợi gần 8% GDP nhờ chiến tranh thương mại

Mạnh Linh Thứ tư, 05/06/2019 - 20:14

Việt Nam là nền kinh tế đứng đầu nhóm hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Linh kiện điện thoại là một trong những mặt hàng được hưởng lợi do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

Theo nghiên cứu của chuyên gia kinh tế Rob Subbaraman, Sonal Varma và Michael Loo thuộc Nomura Holdings dẫn bởi Bloomberg, Việt Nam là nền kinh tế hưởng lợi nhiều nhất từ chiến tranh thương mại kéo dài gần 1 năm qua.

Tác động tích cực này đến từ việc thay đổi chuỗi cung ứng khi các nhà nhập khẩu trên thế giới tìm cách tránh thuế quan đã bị gia tăng trước đó.

Tính đến nay, các đơn đặt hàng của Mỹ với Trung Quốc liên quan đến hơn một nửa trong tổng số 1.981 loại hàng hóa bị gia tăng thuế trong căng thẳng thương mại đã được chuyển hướng, tạo ra khu vực hưởng lợi và khu vực bị thiệt hại.

Báo cáo này cho biết trong vòng 1 năm tính đến hết quý I/2019, chuyển hướng thương mại đã mang lại lợi ích cho Việt Nam tương đương 7,9% GDP, bỏ xa các nền kinh tế khác trong nhóm hưởng lợi như Đài Loan, Chile, Malaysia.

Phần lớn lợi ích mà Việt Nam nhận được đến từ việc Washington gia tăng thuế quan đối với hàng hóa của Bắc Kinh.

CNBC dẫn báo cáo cho biết một số sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn trước nhờ chiến tranh thương mại bao gồm linh kiện điện thoại, đồ nội thất, máy xử lý dữ liệu tự động.

Việc hàng hóa Trung Quốc bị gia tăng thuế quan sang Mỹ tạo ra làn sóng nhập khẩu thay thế đối với các sản phẩm điện tử, nội thất và hàng hóa sử dụng trong du lịch.

Khi Trung Quốc trả đũa bằng việc gia tăng thuế quan với hàng hóa từ Mỹ, các quốc gia như Chile hay Argentina sẽ hưởng lợi trong các sản phẩm đậu tương, máy bay, ngũ cốc, bông.

“Gia tăng thuế quan theo cách “ăn miếng trả miếng” giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng, khiến gia nhập khẩu hàng hóa từ nước nhau cũng gia tăng”, báo cáo chỉ rõ.

Một số nhà sản xuất tại Mỹ và Trung Quốc có thể sẵn sàng chịu phần chi phí gia tăng và một số công ty đa quốc gia có thể chuyển sản xuất để tránh thuế nhưng quy luật thương mại cho thấy, cách phản ứng được sử dụng nhiều nhất có thể là dịch chuyển thương mại.

Phát biểu tại buổi công bố Báo cáo kinh tế thường niên 2019, PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cũng nhận định cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là cơ hội lớn cho các nước.

Ông lấy ví dụ về sự thịnh vượng của Đông Nam Á trong thập niên 80 – 90 của thế kỷ trước đến từ xung đột thương mại Mỹ - Nhật.

Cuộc xung đột thương mại đó khiến Nhật gần như lụi bại, đồng Yên tăng giá gấp đôi đã đẩy doanh nghiệp sản xuất chạy sang vùng Đông Nam Á và tạo nên làn sóng thịnh vượng cho khu vực này.

“Điều diễn ra với Trung Quốc cũng tương tự như vậy. Nhưng làn sóng thịnh vượng này đến từ đâu và Việt Nam – cây cầu nối trực tiếp Trung Quốc với Đông Nam Á có được vị trí đó của mình hay không. Nhưng tôi e rằng không lạc quan lắm”, ông Thành đánh giá.

Ông cho rằng việc chớp được cơ hội từ làn sóng thịnh vượng dịch chuyển khỏi Trung Quốc chỉ đến từ môi trường kinh doanh, môi trường thể chế, chất lượng con người của Việt Nam.

Vị Viện trưởng VEPR nhận định thương mại chưa rõ có được lợi trực tiếp trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hay không không nhưng về đầu tư là có.

Tuy nhiên, việc đầu tư phải hướng tới trung hạn và dài hạn, tạo dựng 1 nền sản xuất tốt đẹp hơn. 

‘Không nên khuếch đại quá mức ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung’

‘Không nên khuếch đại quá mức ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung’

Tiêu điểm -  6 năm

Các chuyên gia nhận định, nếu khoảng 5 đến 10 năm trước, Việt Nam nghiêm túc hơn trong cải thiện chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn của các nước khó tính nhất thì những hàng rào kỹ thuật của Trung Quốc ngày hôm nay không thể làm khó các doanh nghiệp Việt. Bài học này vẫn có thể áp dụng được trong thời gian tới.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam buộc phải thay đổi nếu muốn tận dụng cơ hội

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam buộc phải thay đổi nếu muốn tận dụng cơ hội

Tiêu điểm -  6 năm

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang đặt Việt Nam trước cơ hội lớn, hiếm hoi của xu hướng rời bỏ Trung Quốc của chuỗi cung ứng sản xuất. Tuy nhiên, Việt Nam buộc phải cải cách mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nếu không muốn đánh mất cơ hội.

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Quốc tế -  5 năm

2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Quốc tế -  5 năm

Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Quốc tế -  5 năm

Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Quốc tế -  5 năm

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Quốc tế -  5 năm

Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  5 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  5 giờ

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Tài chính -  5 giờ

Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  8 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  8 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  9 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Đọc nhiều