Tiêu điểm
Việt Nam ‘hút’ doanh nghiệp nước ngoài dù khó khăn
Mức lương cạnh tranh, sự kiên cường của nền kinh tế qua những sự kiện gây gián đoạn là hai yếu tố hàng đầu giúp Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp nước ngoài mở rộng hoạt động.
Kết quả khảo sát mới nhất của HSBC cho biết, 53% doanh nghiệp được hỏi ưu tiên tăng trưởng tại Việt Nam trong vòng hai năm tới. Trong thời gian đó, trong số các công ty chưa thiết lập hoạt động ở Việt Nam, 13% đang có kế hoạch vào thị trường này.
Không chỉ vậy, các doanh nghiệp có trụ sở tại các nước vùng Vịnh đặc biệt quan tâm đến Việt Nam, với gần 1 trong 5 công ty chọn Việt Nam là một thị trường mới cần ưu tiên.
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8% trong năm 2022 trong quá trình vươn lên khỏi đại dịch Covid-19, và hưởng lợi từ sự đa dạng chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự kiên cường của nền kinh tế này là một đặc điểm hấp dẫn đối với các doanh nghiệp quốc tế, theo nhận định từ hơn 1/4 công ty tham gia khảo sát (28%).
Một tỷ lệ doanh nghiệp tương đương bị thu hút bởi mức lương cạnh tranh tại đây, trong khi 27% lựa chọn yếu tố lực lượng lao động lành nghề, cho thấy điểm thu hút của Việt Nam trong vai trò một cứ điểm sản xuất.
Không chỉ vậy, một số doanh nghiệp quốc tế coi thị trường tiêu dùng đang tăng trưởng của Việt Nam là một cơ hội, với 27% nhấn mạnh sự thịnh vượng của người tiêu dùng đang gia tăng là một đặc điểm hấp dẫn.
HSBC trong khảo sát cho biết thêm, những người nắm quyền quyết định trong các công ty Trung Quốc và Ấn Độ (32% và 41%) nhấn mạnh cơ hội mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng tại thị trường có tầm cỡ này.
Các doanh nghiệp Ấn Độ cũng chỉ ra cơ hội phát triển, thử nghiệm sản phẩm và giải pháp mới, với 45% trong số đó nói rằng điều này thu hút họ đến đây để mở rộng hoạt động.
Ngoài ra, khoảng 1/4 doanh nghiệp tham gia khảo sát cũng nhìn thấy lợi thế của Việt Nam về nhân khẩu học và dân số trẻ.
Tầm quan trọng của Việt Nam trong dòng chảy thương mại toàn cầu được phản ánh qua sự quan tâm mạnh mẽ đối với các hiệp định thương mại tự do. Đơn cử, 63% công ty tham gia khảo sát có ý định tận dụng Hiệp định thương mại EU – Việt Nam.
Về số hóa, Việt Nam có tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao, và là thị trường khởi nghiệp sôi động. Đồng thời, tăng trưởng về thương mại điện tử là một điểm mạnh thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế. Các doanh nghiệp Ấn Độ cho biết bị thu hút bởi những cơ hội trực tuyến nhất, với gần 40% coi đây là lý do để họ mở rộng kinh doanh.
Ông Tim Evans, Tổng giám đốc của HSBC Việt Nam, đánh giá, vốn được biết đến là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam nổi lên trong nhóm những nước có tăng trưởng tốt nhất khu vực ASEAN, bởi sự kiên cường của nền kinh tế trong và sau đại dịch Covid-19.
Cùng với lực lượng lao động lành nghề chăm chỉ và cơ cấu chi phí cạnh tranh, sự kiên cường này tiếp tục thu hút dòng FDI mạnh mẽ vào Việt Nam.
Tuy nhiên, ông cho rằng, câu chuyện của Việt Nam không chỉ xoay quanh FDI và xuất khẩu.
“Tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh cũng là một cơ hội thực sự cho các công ty quốc tế kỳ vọng trở thành một phần của câu chuyện tiêu dùng, mà trong đó, Việt Nam dự kiến trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030. Bất chấp những khó khăn trong hiện tại, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài”, ông nhấn mạnh.
Vẫn còn nhiều thách thức
Khác biệt văn hóa và sự phát triển của môi trường pháp lý là hai thách thức lớn nhất cho các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Cụ thể, gần 1/3 công ty nước ngoài được hỏi nhắc đến khó khăn về văn hóa và 30% nhắc đến thách thức trong việc thích nghi với các quy định và chính sách thay đổi nhanh chóng của thị trường.
Đặc biệt, 40% các công ty Úc cho biết họ đã phải giải quyết các vấn đề về văn hóa ở Việt Nam. Các công ty Mỹ và Hồng Kông (32% và 34%) cùng nhận định rằng thích nghi với môi trường pháp lý là thách thức chính đối với họ.
Về số hóa, chi phí là trở ngại chính. Hơn 40% doanh nghiệp có hoạt động ở Việt Nam được hỏi cho biết quan ngại về chi phí bảo trì, và tỷ lệ tương đương cho rằng chi phí triển khai là một thách thức.
Ngoài ra, các công ty đang hoạt động tại Việt Nam đều chú ý tới các vấn đề ESG và đang đầu tư vào bền vững. Hơn 3/4 (76%) đang có kế hoạch chi ít nhất 5% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cho các sáng kiến bền vững trong vòng 12 tháng tới.
Các doanh nghiệp cho biết, đánh giá lại mức độ bền vững của nhà cung ứng là ưu tiên hàng đầu, với phần lớn tập trung vào mục tiêu đa dạng sinh học và khuyến khích các chuỗi cung ứng có lợi cho tự nhiên.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp quốc tế đang lo ngại về sự thiếu hụt kỹ năng. Khảo sát của HSBC cho thấy, trở ngại lớn nhất để hướng tới bền vững là khả năng tuyển dụng nhân viên có chuyên môn về bền vững,. Đây là một thay đổi đáng kể so với khảo sát năm 2022, khi trước đó, thiếu sự hỗ trợ của chính phủ được nhận định là trở ngại đứng đầu.
Việt Nam thuộc tốp đầu châu Á - Thái Bình Dương nhận đầu tư từ IFC
Vốn FDI vào Việt Nam tăng trở lại
Suy giảm từ đầu năm 2022 tới nay, dòng vốn FDI đã tăng trở lại với hơn 16 tỷ USD đăng ký vào Việt Nam trong 7 tháng qua và xuất hiện các thương vụ góp vốn mua cổ phần trị giá tỷ đô.
Chuyên gia kinh tế: Bắc Giang là một cạnh quan trọng trong "tam giác FDI" mới phía Bắc
Cùng với Bắc Ninh và Thái Nguyên, Bắc Giang đang hội tụ nhiều yếu tố để trở thành "thủ phủ FDI" tại miền Bắc. Cơ hội đang được mở ra với nhà đầu tư vào Bắc Giang để đón trước làn sóng đầy hứa hẹn.
Bất chấp rủi ro, Việt Nam sẽ vẫn là điểm hút FDI hàng đầu
Chuyên gia của VinaCapital nhận định mặc dù dòng FDI vào Việt Nam sắp tới đối diện với rủi ro từ việc giảm khả năng cạnh tranh với Ấn Độ, Malaysia, hay từ chính sách thuế toàn cầu mới, Việt Nam vẫn là tiếp tục là điểm đến hàng đầu của dòng vốn này.
Ưu đãi ngoài thuế để hỗ trợ doanh nghiệp FDI
Chính phủ cam kết sẽ đưa ra giải pháp hỗ trợ đảm bảo lợi thế cạnh tranh, ổn định hoạt động đối với doanh nghiệp FDI trong bối cảnh áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.