Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Việt Nam sở hữu số lượng các nhà cung ứng cho Apple cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Vừa qua, thông tin từ Cơ quan Kinh tế Đài Loan cho biết đã chấp thuận kế hoạch đầu tư trị giá 101 triệu USD của tập đoàn Pegatron vào Việt Nam để sản xuất, kinh doanh thiết bị ngoại vi, thiết bị truyền thông và linh kiện điện tử.
Pegatron là đối tác của hãng công nghệ Apple trong việc lắp ráp các sản phẩm điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad.
Tháng 9 năm ngoái, thông tin về kế hoạch đầu tư vào Việt Nam của Pegatron được tiết lộ, với 3 dự án tiến hành lần lượt theo giai đoạn, với tổng quy mô lên tới hơn 1 tỷ USD, đồng thời chuyển trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) từ Trung Quốc về Việt Nam cùng thời điểm triển khai dự án thứ 3.
Một nhà cung ứng lắp ráp khác của Apple là tập đoàn Foxconn đã chuyển một phần hoạt động sang Việt Nam, với dự án nhà máy Fukang Technology trị giá 270 triệu USD được đặt tại tỉnh Bắc Giang.
Foxconn cho biết sẽ tiếp tục rót thêm vốn vào thị trường Việt Nam, với kỳ vọng hoạt động của tập đoàn tại Việt Nam đạt doanh thu 10 tỷ USD vào năm 2021 và 40 tỷ USD trong khoảng 3 -5 năm tới.
Đại diện Foxconn đã nhiều lần làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa để tìm kiếm địa điểm đặt nhà máy. Theo thông tin từ lãnh đạo tỉnh, tập đoàn Foxconn đánh giá cao 3 địa điểm bao gồm khu công nghiệp đô thị dịch vụ phía Tây thành phố Thanh Hóa; khu kinh tế Nghi Sơn và khu công nghiệp Giang - Quang - Thịnh (huyện Thiệu Hoá).
2 tập đoàn Trung Quốc Luxshare và GoerTek cũng đã bắt đầu sản xuất tai nghe không dây Airpod tại Việt Nam kể từ đầu năm 2020.
Theo danh sách được công bố bởi tập đoàn Apple, tính đến hết năm 2018, có tới 14 cơ sở cung ứng được đặt tại Việt Nam, chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang và Thái Nguyên.
Con số này đã tăng tới 150%, đạt mốc 21 nhà cung ứng vào năm 2020, đưa Việt Nam trở thành nước dẫn đầu Đông Nam Á về số lượng nhà cung ứng cho tập đoàn Apple. Đứng ở vị trí thứ 2 là Thái Lan và Malaysia với 15 nhà cung ứng.
Apple được biết đến không chỉ với những sản phẩm công nghệ dẫn đầu xu thế, đáp ứng tối đa thị hiếu của người tiêu dùng toàn cầu mà còn là tập đoàn sở hữu những tiêu chuẩn chất lượng khắt khe, kiểm soát chuỗi cung ứng một cách ưu việt và hiệu quả.
Trả lời phỏng vấn của Nikkei Asia Review, một giám đốc chuỗi cung ứng của Apple cho biết, tham gia vào chuỗi cung ứng của Apple là “tấm vé vàng” để các doanh nghiệp trở thành những nhà cung ứng tốt nhất trên thế giới.
Nắm 2020 cũng đánh dấu mốc Trung Quốc đại lục vượt Đài Loan để trở thành nơi có nhiều nhà cung ứng cho Apple nhất trên thế giới. Tính trong top 200 nhà cung ứng hàng đầu của Apple, có tới 51 nhà cung ứng đến từ Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông).
Ông Jeff Pu, nhà phân tích cao cấp đến từ GF Securities cho biết, Trung Quốc sở hữu nền tảng “đẳng cấp thế giới” về sản xuất, lắp ráp điện tử. Chi phí và chất lượng khiến Apple lựa chọn Trung Quốc, bất chấp áp lực về chính trị.
Tuy nhiên, chuyên gia GF Securities cũng thừa nhận, nhiều nhà cung ứng đang sẵn sàng chuyển sản xuất sang Việt Nam và Ấn Độ do chi phí nhân công tại Trung Quốc đang tăng nhanh và nguồn nhân lực ngày càng thiếu hụt tại Trung Quốc.
Công ty tư vấn đầu tư đa quốc gia Dezan Shira & Associates cũng nhận xét trên chuyên trang Vietnam-briefing, Việt Nam đang nổi lên như một đối thủ nặng ký trong xu thế Trung Quốc+1, với các lợi thế về chi phí, tham gia nhiều hiệp định tự do thương mại và vị trí địa lý sát với Trung Quốc.
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Bá Thọ giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị kể từ ngày 25/3/2025. Trước khi được bổ nhiệm, ông Thọ đang là thành viên hội đồng quản trị của công ty.
Sau hai bệnh viện lớn là Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, hàng loạt trường đại học danh tiếng đã lên kế hoạch đầu tư cơ sở 2 tại Phủ Lý, Hà Nam.
Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?