Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) là cái bắt tay của 19 doanh nghiệp hàng đầu để lập ra một tổ chức thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất, trước cả khi dự thảo nghị định về công cụ thu gom, tái chế bắt buộc được ban hành. Đây là minh chứng cho thấy sự sẵn sàng của doanh nghiệp Việt Nam đối với công cụ này.
Trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, cộng đồng doanh nghiệp đã có kiến nghị Bộ Tài nguyên và môi trường lùi thời hạn thực thi công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).
Theo đại diện các doanh nghiệp, mức phí đóng góp cho công cụ EPR hoặc chi phí để thực hiện trách nhiệm thu gom, tái chế sẽ tạo ra áp lực lớn đối với doanh nghiệp khi vẫn đang phải vật lộn với cơn bão Covid-19.
Một lý do khác được doanh nghiệp đưa ra là nhiều doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng hoặc chưa biết phải làm gì với chính sách mới. Vì vậy, doanh nghiệp cần thời gian để chuẩn bị tâm thế cũng như xây dựng kế hoạch cho việc thực thi EPR.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp đề nghị tỷ lệ thu gom, tái chế cũng như mức phí cần phải đặt ra ở mức thấp để có thể “làm quen” dần dần, tránh đặt quá nặng sẽ không thực hiện được. Thậm chí, mức cam kết quá cao còn có thể tạo ra động lực để doanh nghiệp tìm cách “lách luật”, trở thành những “kẻ ăn không” trong cơ chế mới.
Mới đây, Liên minh Không rác Việt Nam (VZWA), Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh (Greenhub) cùng một số đơn vị khoa học ngoài công lập khác đã gửi đơn kiến nghị tới Chính phủ và Bộ Tài nguyên và môi trường, đề nghị không lùi thời hạn thực thi EPR.
Theo đơn kiến nghị, thời hạn được đưa ra trong dự thảo, cụ thể là nhóm bao bì, pin - ắc quy, dầu nhớt và săm lốp áp dụng từ 1/1/2024; sản phẩm điện và điện tử từ 1/1/2025 và phương tiện giao thông sẽ áp lực từ 1/1/2027 là “thời điểm khởi đầu quá muộn”.
Bên cạnh đó, tỷ lệ tái chế bắt buộc cũng được giảm xuống mức thấp, cụ thể đổi với phương tiện giao thông giảm từ 1,8 – 2,25% xuống còn 0,5 – 1%. Mức tỷ lệ này không đủ để tạo ra động lực thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việt Nam có đủ năng lực thực thi EPR?
Theo ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, mạng lưới thu gom, cơ sở hạ tầng tái chế ở Việt Nam vẫn chưa được thiết lập, chưa sẵn sàng thực thi EPR. Tuy nhiên, nhóm các tổ chức khoa học ngoài công lập cho rằng ý kiến này là chưa chính xác.
Theo đó, công cụ EPR cho phép doanh nghiệp lựa chọn tự tổ chức thu gom, tái chế, ủy quyền cho bên thứ 3 hoặc đóng góp tài chính vào quỹ Bảo vệ môi trường. Như vậy, doanh nghiệp hoàn toàn được quyền chủ động lựa chọn hình thức thực thi EPR sao cho phù hợp nhất với điều kiện thực tiễn.
Thực tế, theo kinh nghiệm quốc tế, các doanh nghiệp thường chủ động liên kết lại với nhau để tạo thành những tổ chức thực hiện EPR, nhằm tối ưu hóa hoạt động thu gom, tái chế. PRO Việt Nam chính là một hình thức sơ khai của tổ chức thực hiện EPR đối với ngành bao bì.
PRO Việt Nam được thành lập từ trước cả khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 được phê duyệt. Như vậy, việc các doanh nghiệp lớn như Coca Cola, Nestlé; tập đoàn TH… tự nguyện bắt tay nhau thành lập nên PRO là minh chứng rõ nét cho thấy sự sẵn sàng, chủ động của doanh nghiệp đối với chính sách EPR.
Đối với hệ thống thu gom, ở Việt Nam chưa phát triển các hệ thống công lập, tuy nhiên hệ thống phi chính thức đã hình thành và hoạt động dù âm thầm nhưng vô cùng hiệu quả.
Tính riêng tại Hà Nội, mạng lưới những người hành nghề đồng nát, ve chai có khoảng 10 nghìn người, kết nối với hơn 1 nghìn bãi phế liệu, thu gom được khoảng 3 nghìn tấn phế liệu các loại mỗi ngày, tương đương với 30% lượng rác thải phát sinh ở thành phố Hà Nội.
Đồng nát, ve chai, làng nghề tái chế được hưởng lợi từ chính sách EPR
Cũng theo kinh nghiệm quốc tế, các hệ thống thu gom phi chính thức đóng vai trò vô cùng tích cực trong việc thực thi EPR. Như đại diện PRO Việt Nam đã khẳng định: những người đồng nát, ve chai, làng nghề tái chế là “tài sản quý của Việt Nam”.
Một số doanh nghiệp đổ lỗi cho người tiêu dùng trong việc thải bỏ sản phẩm bừa bãi, khiến rác thải phát sinh mà không được thu gom, xử lý đúng cách. Tuy nhiên, theo các tổ chức ngoài công lập, nghiên cứu chỉ ra doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng tạo ra tác động để người tiêu dùng thực hiện phân loại và thu gom rác thải, thông qua khuyến khích tài chính; mức độ tiện lợi khi thải bỏ và cung cấp thông tin, thay đổi nhận thức người tiêu dùng.
Bản chất của công cụ EPR, hướng đến trách nhiệm của nhà sản xuất cũng mang hàm ý nhà sản xuất là mắt xích nằm ở giữa chuỗi cung ứng, có khả năng tạo tác động tới các bên liên quan, bao gồm cả người tiêu dùng.
Đơn vị tiên phong thực hiện EPR ở Việt Nam là PRO Việt Nam đang triển khai kế hoạch nhằm thu gom, tái chế 100% bao bì được sử dụng bởi các thành viên. Mục tiêu đầu tiên trong kế hoạch của PRO Việt Nam cũng đặt trọng tâm vào thay đổi nhận thức và hành vi của người tiêu dùng.
Như vậy, doanh nghiệp không thể đổ lỗi cho người tiêu dùng để tránh né trách nhiệm đối với công cụ EPR. Nhóm các tổ chức khẳng định, quan điểm của một số doanh nghiệp như vậy là đi ngược lại với quy luật thị trường.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.