Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh tại phiên họp Thúc đẩy lộ trình lương thực với vai trò dẫn dắt của các quốc gia, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững (SDIS).
Có chủ đề Định hình phục hồi công bằng, bao trùm và bền vững, hội nghị SDIS năm nay được tổ chức với gần 100 phiên họp, dựa trên 4 chủ đề bao gồm phục hồi kinh tế trong bối cảnh Covid-19; phục hồi bao trùm; tăng cường hành động vì khí hậu; xây dựng hệ thống lương thực cho tương lai.
Tại phiên họp về chủ đề lương thực, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, đại dịch Covid-19 cùng với biến đổi khí hậu đã và đang làm suy yếu hệ thống lương thực trên toàn thế giới.
Trong bối cảnh đó, các quốc gia cần phải tăng cường hợp tác, tạo động lực cho chuyển đổi bền vững và nâng cao khả năng thích ứng của ngành lương thực, đảm bảo an ninh lương thực trong điều kiện bình thường mới.
Việt Nam là một quốc gia sản xuất và xuất khẩu lương thực lớn trên thế giới, với sản lượng lương thực, đặc biệt là lúa gạo xuất khẩu hàng năm góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho nhiều khu vực đói nghèo.
Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và sản xuất lương thực của Việt Nam nói riêng cũng phải chịu những ảnh hưởng sâu sắc, có thể thấy rõ qua sự tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng nông sản khi thực hiện giãn cách xã hội. Mới đây, một số nghiên cứu cũng chỉ ra biến đổi khí hậu đang là rủi ro đe dọa an ninh lương thực tại khu vực ASEAN, đặc biệt là tại Việt Nam và Philippines.
Chính vì vậy, phát triển bền vững ngành nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực luôn là trụ cột quan trọng cho sự phát triển chung của Việt Nam. Điều này đã được nêu rõ tại Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, với nội dung ưu tiên nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại, công nghệ cao, ít phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Để phát triển bền vững ngành nông nghiệp, thúc đẩy lộ trình lương thực với vai trò dẫn dắt của các quốc gia, Phó Thủ tướng nêu 4 nhóm giải pháp.
Hội nghị SDIS là sự kiện được tổ chức thường niên, kết nối chương trình nghị sự của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và Liên hợp quốc, qua đó hỗ trợ các quốc gia thúc đẩy hợp tác, nỗ lực thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030, cũng như mục tiêu cắt giảm khí thải theo Thỏa thuận Paris.
Đầu tiên, duy trì sự ổn định, thông suốt của chuỗi cung ứng nông sản, thông qua việc hạn chế các rào cản không cần thiết, tăng cường kết nối chuỗi giá trị, thúc đẩy hệ thống thương mại điện tử, truy xuất nguồn gốc, hậu cần, vận tải, kiểm soát chất lượng nông sản.
Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam mong muốn phối hợp quốc tế trong việc xuất khẩu nông sản, thủy sản, đưa Việt Nam trở thành giao điểm cho các chuỗi nông sản khu vực và quốc tế.
Thứ hai, triển khai xanh hóa và số hóa cho ngành nông nghiệp, hướng tới kết hợp chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và bảo vệ môi trường. Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo về lương thực, nông nghiệp của châu Á.
Thứ ba, thúc đẩy hợp tác vì nông nghiệp bền vững, đặc biệt là hình thức hợp tác công – tư (PPP) để huy động tối đa nguồn lực từ các chủ thể.
Cuối cùng, đẩy lui đại dịch Covid-19, trong đó chú trọng tiếp cận vaccine một cách bình đẳng trên phạm vi quốc gia, quốc tế, tăng cường hợp tác sản xuất vaccine và thuốc điều trị Covid-19.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.