Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Theo AmCham, EuroCham, KoCham và USABC, kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế một cách an toàn cần phải được tiến hành ngay từ bây giờ để tránh đánh mất đi vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham), Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) đã gửi thư kiến nghị tới lãnh đạo Chính phủ, đề xuất chiến lược “phòng ngừa và kiểm soát đại dịch ở từng khu vực”.
Theo các hiệp hội, trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài và diễn biến khó lường, tình hình của các doanh nghiệp đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trong đó, doanh nghiệp nước ngoài phải chịu những khó khăn mang tính đặc thù do chuỗi giá trị phân tán tại nhiều quốc gia, đồng thời có nhu cầu lớn đối với nhân sự, chuyên gia nước ngoài.
Những“mô hình bong bóng sản xuất” điển hình như giải pháp “3 tại chỗ” là biện pháp tạm thời hữu ích nhưng không bền vững về lâu dài, không hiệu quả đối với các nhà máy lớn, sử dụng nhiều lao động.
Chính vì những khó khăn này, Việt Nam đang bỏ lỡ nhiều nhà đầu tư tiềm năng, đánh mất đi những cơ hội đầu tư “có thể không quay trở lại”. Khoảng hơn 20% thành viên của các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng đã chuyển sản xuất sang một số quốc gia khác.
“Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội lớn để tận dụng đa dạng hóa chuỗi cung ứng đi từ Trung Quốc nếu không thể chứng minh đây là một sự thay thế đáng tin cậy”, nhóm hiệp hội nhấn mạnh.
Thư kiến nghị khẳng định, ngành sản xuất cần tái mở cửa, thiết lập trạng thái bình thường mới, doanh nghiệp cần có lộ trình rõ ràng cho việc mở cửa trở lại “ngay bây giờ”. Doanh nghiệp đảm bảo an toàn và có kế hoạch rõ ràng cần được kích hoạt để đảm nhiệm nhiều trách nhiệm hơn đối với xã hội, người lao động và phục hồi kinh tế.
Những hành động khẩn trương là điều cần thiết để “duy trì khả năng cạnh tranh trong khu vực”, tránh nguy cơ tụt hậu trong tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Các hiệp hội bày tỏ thái độ ủng hộ với định hướng chiến lược “sống chung với virus một cách an toàn” được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra để tái mở cửa nền kinh tế, tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh phục hồi trong trạng thái bình thường mới.
Để thực hiện được chiến lược này, vaccine là yếu tố then chốt, với điều kiện được phân phối một cách minh bạch, công bằng, hiệu quả và an toàn. Thư kiến nghị đề xuất cả 2 liều vaccine tiếp tục được ưu tiên phân phối cho nhóm nhân viên y tế tuyến đầu; người cao tuổi và những người có bệnh lý nền; người giao hàng, bán hàng thực phẩm, hàng y tế thiết yếu; công nhân tại khu công nghiệp, cảng biển, công nhân ngành logistics.
Hệ thống y tế tư nhân cũng sẽ đóng vai trò quan trọng, cần được trao quyền như một đối tác trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19, trong hoạt động quản lý vaccine và chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Hệ thống thẻ xanh và thẻ vàng có thể sẽ tạo ra hiệu quả nhưng lại đang đặt ra nhiều băn khoăn về khả năng ứng dụng, theo dõi và điều phối một cách nhất quán, đặc biệt với cả đối tượng người nước ngoài đã được tiêm chủng đẩy đủ, bao gồm chuyên gia, nhà quản lý, nhà đầu tư.
Cơ chế liên kết, phối hợp giữa các địa phương sẽ đặc biệt quan trọng trong trạng thái bình thường mới, đối với chính sách vận chuyển, sẵn sàng cho xét nghiệm nhanh, truy vết, cô lập và loại bỏ F0.
Song song với ngành sản xuất, ngành du lịch cũng cần có kế hoạch để tái mở cửa một cách an toàn, để Việt Nam tiếp tục “là điểm đến hàng đầu của du lịch cả trong nước và quốc tế”. Mô hình thí điểm Phú Quốc và hành lang xanh Bà Rịa – Vũng Tàu trong phục hồi du lịch được các hiệp hội đánh giá cao.
Cùng với đó, hoạt động vận chuyển, cung ứng hàng hóa cũng cần được ưu tiên tiếp cận vaccine và mở cửa trở lại để đảm bảo an ninh lương thực.
Các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài cam kết sẽ hỗ trợ cho mục tiêu kép, góp phần đảm bảo cuộc sống, sinh kế, sức khỏe và sự an toàn của người dân. Trong đó, cam kết đóng góp cho nhóm người yếu thế, nghèo đói và thiệt hại trong cộng đồng, bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh tế.
“Chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh và khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi cam kết và đầu tư vào tương lai với Việt Nam”, nhóm các hiệp hội nhấn mạnh.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.