Quốc tế

Việt Nam sẽ tiếp quản vị trí của Trung Quốc trong chuỗi giá trị

Linh Lan Thứ tư, 04/10/2017 - 09:33

Việc Trung Quốc đi lên trong chuỗi giá trị và di dời sản xuất cấp thấp sang các nước có lao động rẻ hơn sẽ tiếp tục tạo ra cơ hội và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở một số thị trường cận biên của khu vực châu Á.

Công nhân tại nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Samsung tại Việt Nam. Ảnh: Vietnam Manpower

Fitch Ratings, tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín cho biết các thị trường cận biên (Frontier Market) ở châu Á, trong đó có Việt Nam, trong vài thập kỷ tới sẽ là những môi trường kinh doanh khả thi và ổn định về kinh tế vĩ mô và chính trị, cùng với mức lương thấp, đông dân và vị trí địa lý thuận lợi.

Mức lương, chi phí đất đai tăng cao và sự tăng giá đồng Nhân dân tệ tại Trung Quốc trong thời gian qua đã phản ánh những nỗ lực chính sách nhằm cân bằng nền kinh tế và nâng cao mức sống, nhưng cũng làm giảm khả năng cạnh tranh trong sản xuất cấp thấp. 

Mức lương trung bình của ngành chế tạo Trung Quốc hiện nay cao hơn so với các nền kinh tế mới nổi khác của châu Á. Việc tìm kiếm lao động giá rẻ ở Trung Quốc trở nên khó khăn hơn, với tốc độ đô thị hóa cao và dân số trong độ tuổi lao động giảm trung bình 0,4%/năm trong giai đoạn 2015-2035.

Sự sụt giảm đáng kể trong sản xuất cấp thấp của Trung Quốc trong những thập kỷ tới sẽ để lại một khoảng trống lớn cho các nước có chi phí thấp khai thác. Theo UN Comtrade (Cơ sở thống kê dữ liệu thương mại tiêu dùng Liên hợp quốc), tổng kim ngạch xuất khẩu quần áo, giày dép và đồ gỗ toàn cầu của Trung Quốc vẫn chiếm gần 40%, tăng từ 34% trong năm 2010 và chỉ đạt đỉnh điểm vào năm 2014. Tuy nhiên, sự sụt giảm này đang ngày càng lớn hơn - lượng xuất khẩu những mặt hàng thâm dụng lao động của Trung Quốc đã giảm 10% vào năm 2016.

Bangladesh và Việt Nam là hai nước dần thay thế chỗ đứng của Trung Quốc trong các lĩnh vực này. Hai nước này chiếm 8% xuất khẩu quần áo, giày dép và đồ gỗ toàn cầu vào năm 2015, tăng từ 3% trong năm 2010.

Ví dụ, Bangladesh có một ngành công nghiệp hàng may mặc chiếm hơn 80% lượng hàng xuất khẩu của mình, và có khả năng đáp ứng nhanh các đơn đặt hàng lớn. Việt Nam lại là điểm đến thuận lợi để mở rộng sản xuất thiết bị điện tử cơ bản khi di dời các nhà máy từ Trung Quốc. Ở cả hai nước, lĩnh vực sản xuất là động lực chính cho tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định.

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

Tài chính -  2 giờ

Mục tiêu của NextBold Capital không chỉ là cung cấp vốn mà còn hỗ trợ chuyên môn vận hành thực tế để giúp các doanh nghiệp trong những thị trường này mở rộng quy mô một cách bền vững.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  3 giờ

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  3 giờ

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  6 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  20 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  21 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  23 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.