Viết tiếp giấc mơ công nghiệp hoá

Minh Anh Thứ hai, 14/10/2024 - 09:00

Đã hơn ba thập kỷ trôi qua kể từ khi Việt Nam khởi động quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thế nhưng, giấc mơ lớn ấy vẫn còn dang dở và hy vọng để hiện thực hóa giấc mơ đó đang đặt vào những doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất. Ảnh: Hoàng Anh.

Những thử thách đối với sản xuất trong nước

Hãy nhìn vào Tổng công ty sản xuất thiết bị Viettel, một trong những doanh nghiệp sản xuất nội địa đang nỗ lực từng ngày để gia nhập chuỗi cung ứng của Boeing từ năm 2019. Nhưng phải mãi đến giữa năm 2022 - sau hơn hai năm không ngừng cải tiến – công ty mới chính thức được công nhận là nhà cung cấp các sản phẩm cơ khí chính xác, gia công cho ngành hàng không thông qua Meggitt, một nhà cung cấp cấp 1 của Boeing.

Đường vào chuỗi cung ứng không dễ dàng, công ty đã phải nỗ lực đổi mới sản phẩm liên tục để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ đối tác nước ngoài. Và họ không phải là trường hợp đơn lẻ. Công ty Phần mềm FPT cũng đã mất gần ba năm để đáp ứng được tiêu chuẩn của một doanh nghiệp FDI Nhật Bản và gia nhập chuỗi cung ứng.

Tại Bắc Ninh, thủ phủ của ngành công nghiệp điện tử, các doanh nghiệp nội địa vẫn đang loay hoay tìm cách thâm nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu do các công ty nước ngoài chi phối.

Trong số 10 lĩnh vực cốt lõi của sản xuất điện tử, chỉ có 5 lĩnh vực mà các doanh nghiệp Việt có cơ hội tham gia như vận chuyển hàng không, công nghệ hóa chất điện tử, linh kiện điện tử, linh kiện điện và bao bì nhựa. Ngay cả trong các lĩnh vực này, họ cũng khó đáp ứng tiêu chí để trở thành nhà cung cấp cấp 1, phần lớn chỉ dừng lại ở cấp 2, 3 hoặc 4.

Nhìn tổng thể, bức tranh công nghiệp hóa của Việt Nam hiện tại là một câu chuyện đầy khó khăn. Các doanh nghiệp sản xuất nội địa đa phần vẫn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí các doanh nghiệp lớn, được thành lập sau khi có Luật Doanh nghiệp 2000, cũng mới chỉ có từ 15 đến 20 năm tuổi đời.

Một số doanh nghiệp nhà nước nổi tiếng trước đây như Vinashin và Vinalines thì hoặc phá sản, hoặc không còn giữ được vị thế. Mặc dù đã hơn 30 năm kể từ khi đổi mới kinh tế, không thể phủ nhận rằng phần lớn tăng trưởng GDP và thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đến từ khu vực công nghiệp. Nhưng vai trò chính trong sự tăng trưởng này lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn chỉ đang ở giai đoạn đầu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, chủ yếu dựa vào hướng dẫn từ các doanh nghiệp FDI. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chỉ nhập nguyên vật liệu để gia công và lắp ráp, tận dụng lợi thế lao động rẻ để cạnh tranh.

Nhiều chuyên gia kinh tế từng nhiều lần đăng đàn rằng, nền kinh tế không thể lớn mạnh nếu chỉ dựa vào các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Muốn đất nước hùng cường, đội ngũ các doanh nghiệp trong nước phải phát triển lớn mạnh, kéo theo các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi cung ứng của mình.

Đây mới là động lực của tăng trưởng kinh tế bền vững, làm nên thương hiệu của quốc gia trên trường quốc tế.

Giấc mơ công nghiệp hoá còn dang dở

Nghị quyết 29-NQ/TW đã đưa ra chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Nghị quyết này khẳng định công nghiệp hóa là mục tiêu dài hạn và cốt lõi của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại vào năm 2020 đã không đạt được. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt như kỳ vọng chiến lược, và thậm chí có xu hướng giảm dần trong 10 năm qua, làm dấy lên lo ngại rằng Việt Nam có thể rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn yếu ở nhiều mặt: năng suất lao động thấp và tăng trưởng chậm, khả năng tự chủ kinh tế còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, khu vực kinh tế tư nhân trong nước chưa phát huy được vai trò là động lực chính cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các doanh nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế, trong khi khu vực kinh tế tập thể khó khăn trong việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Công nghiệp phát triển không bền vững, giá trị gia tăng thấp và sự tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu còn hạn chế. Các ngành công nghiệp trọng yếu, như công nghiệp nền tảng, công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp thông minh, vẫn còn rất yếu kém.

Ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam nhìn nhận thành tựu của ngành công nghiệp trong nước trong suốt ba mươi năm qua còn rất hạn chế. Ngành công nghiệp cơ khí hầu như không có bước những bước tiến đáng kể. Mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước cơ bản công nghiệp hóa vào năm 2020 không thực hiện được.

Trong khi công nghiệp là ngành có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia, ngành công nghiệp của Việt Nam hiện đang phát triển chủ yếu dựa vào vốn đầu tư nước ngoài như Samsung, LG, Canon, Doosan, Intel.

Ngành công nghiệp Việt Nam đang phát triển chủ yếu dự vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh: Hoàng Anh.

Ngành công nghiệp cơ khí trong nước, vốn được ví như “trái tim” của ngành công nghiệp nặng trong suốt nhiều năm qua vẫn đang phải loay hoay tìm cách tồn tại. Theo ông Long, một trong những thành công đáng kể nhất của ngành công nghiệp cơ khí là Việt Nam đã xây dựng được các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, chế tạo thiết bị điện, trong đó có việc sản xuất thành công máy biến áp lớn.

Còn ngành công nghiệp ô tô vẫn chủ yếu dựa vào một số ít các cơ sở lắp ráp cho doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước và các ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa phát triển, chưa làm chủ được thị trường.

Nguyên nhân của vấn đề này, theo ông Long là do thực tiễn sau 20 năm phát triển, trình độ công nghệ, thiết bị sản xuất cơ khí của Việt Nam vẫn còn lạc hậu với thế giới. Các sản phẩm cơ khí, nguồn nhân lực, thua kém các nước trong khu vực khiến doanh nghiệp cơ khí Việt Nam bị thua trên sân nhà trước các đối thủ có nền công nghiệp cơ khí hiện đại. Sự tụt hậu này có cả trách nhiệm của quản lý nhà nước và của các doanh nghiệp cơ khí nội địa.

"Ngành cơ khí Việt Nam không chỉ đang ngày càng tụt hậu, mà còn không đủ sức cạnh tranh giữ thị trường nội địa, chứ chưa nói đến xuất khẩu. Sản phẩm cơ khí chủ yếu là hàng gia công, có giá trị kinh tế thấp, chưa hình thành một số ngành mũi nhọn trong chế tạo cơ khí", ông Long trăn trở.

Nghị quyết số 29 cũng chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại chủ yếu là do chưa xác định rõ trọng tâm ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn.

Nguồn lực của Nhà nước bố trí cho phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo còn thấp, phân bổ, sử dụng chưa hiệu quả; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong lĩnh vực khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo. Thể chế, cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; hệ thống các tiêu chuẩn, định mức còn lạc hậu, không khuyến khích, thúc đẩy phát triển và ứng dụng khoa học-công nghệ.

Ngành ô tô: Giấc mơ lớn nhưng đầy thách thức

Công nghiệp ô tô từng được các chuyên gia kỳ vọng là ngành chủ chốt trong chiến lược công nghiệp hoá của Việt Nam. Tuy nhiên, sau nhiều năm, giấc mơ này vẫn là một thách thức lớn đối với Việt Nam.

Hai mươi năm trước, khi Việt Nam lần đầu cấp giấy phép sản xuất ô tô cho các doanh nghiệp nước ngoài như Toyota và Honda, đã có những kỳ vọng lớn về việc xây dựng một ngành công nghiệp ô tô mạnh mẽ trong nước. Nhưng sau hàng thập kỷ, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chưa thể thành hình rõ ràng.

Hai doanh nghiệp trong nước là Thaco và Vinaxuki được cấp phép sản xuất ô tô vào năm 2004. Nhưng Vinaxuki không thể duy trì hoạt động do thiếu vốn, công nghệ và khả năng quản lý, trong khi Thaco lại thành công nhờ vào việc lắp ráp và phân phối các thương hiệu nước ngoài như Kia, Mazda và Peugeot.

Thành Công, một doanh nghiệp lắp ráp và phân phối xe Hyundai, cũng theo con đường tương tự Thaco. Nhưng giống như Thaco, Thành Công vẫn là thương hiệu phụ thuộc nhiều vào các nhà sản xuất nước ngoài.

VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là ngoại lệ đáng chú ý trong ngành ô tô Việt Nam. VinFast đang khẳng định vai trò của mình như một thương hiệu ô tô nội địa thực sự. Nhà máy sản xuất của VinFast tại Hải Phòng, với diện tích 335 ha, là một trong những cơ sở sản xuất ô tô lớn trên thế giới.

Đặc biệt, VinFast không chỉ tập trung vào sản xuất xe giá rẻ, mà đã đầu tư mạnh mẽ vào các sản phẩm cao cấp, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Điều này đại diện cho một bước đột phá lớn, mở ra mô hình mới cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội nhập và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

VinFast mong muốn tỷ lệ nội địa hoá sẽ đạt con số 60% vào năm 2025, và trước mắt dự kiến đạt khoảng 40%. Doanh nghiệp này ý thức rõ rằng, nếu không nội địa hóa được quá trình sản xuất, Việt Nam sẽ không thể biến ngành công nghiệp ô tô trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, có thể cung cấp một động lực mạnh mẽ cho quá trình công nghiệp hóa của đất nước như Chính phủ mong đợi.

Để đạt được tỷ lệ nội địa hóa như mục tiêu đề ra, VinFast đã hợp tác với các nhà cung cấp quốc tế nhằm thành lập các nhà máy sản xuất linh kiện; đồng thời từ bỏ xe xăng và nhanh chóng chuyển hướng sang chỉ sản xuất xe điện với tầm nhìn chiến lược muốn trở thành hãng xe điện thông minh toàn cầu.

Các bước đi của VinFast được các chuyên gia đánh giá là đột phá. VinFast đang sản xuất ô tô trên cơ sở những thành tựu của thế giới trong lĩnh vực này như ký hợp tác với một loạt hãng sản xuất ô tô danh tiếng, tuyển dụng những nhân sự cấp cao về sản xuất ô tô là chiến lược hết sức đúng đắn.

Công ty đã tận dụng được chuỗi giá trị toàn cầu bởi ngành công nghiệp ô tô không chỉ đơn thuần là sản xuất ra chiếc ô tô, mà còn là cả một hệ thống tri thức rất lớn liên quan đến thương hiệu, thị trường, khách hàng, pháp luật, các xu thế của cách mạng công nghiệp 4.0.

Chiến lược này cũng đã được khẳng định rất rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải khai thác và phát huy tốt nhất mọi tiềm năng, lợi thế của đất nước; lợi thế của nền kinh tế đi sau, kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa phát triển tuần tự với đi tắt đón đầu; chuyển dịch nhanh từ gia công, lắp ráp sang nghiên cứu, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam.

Việc chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

Tại hội nghị của thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước sáng cuối tháng 9 vừa qua, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT VinFast tiết lộ, tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp công nghệ xe điện này đã đạt trên 50% và phấn đấu đết hết 2026, tỷ lệ nội địa hoá đạt tối thiểu 80%, vượt xa so với mục tiêu ban đầu.

Quan trọng hơn, theo ông Vượng, sự phát triển của VinFast chính là cơ hội lớn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ làm linh kiện phụ trợ. Cuối năm nay, VinFast sẽ đạt sản lượng 80.000 xe và sang năm là 200.000 xe - vượt ngưỡng mà các doanh nghiệp hỗ trợ có thể kinh doanh có lãi.

Liên quan đến lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, ông Vượng đề xuất Chính phủ có các cơ chế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ có đủ điều kiện ban đầu tham gia vào chuỗi công nghiệp hỗ trợ.

Ông nói, nếu đẩy mạnh được lĩnh vực này, Việt Nam sẽ có một nền công nghiệp phụ trợ mạnh tương tự Thái Lan, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã có những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp như Trường Hải, VinFast.

“Chúng tôi sẵn sàng bao tiêu một phần linh kiện đó. Tôi cho đó là cơ hội thúc đẩy nền công nghiệp phụ trợ phát triển”, ông Vượng nhấn mạnh.

Tất nhiên, cần thời gian để trả lời cho những tham vọng rất lớn của VinFast, nhưng hiện tại, doanh nghiệp này đã và đang đã tạo ra một hướng đi mới và niềm hi vọng mới cho ngành sản xuất công nghiệp của Việt Nam, cùng chung tay thực hiện sứ mệnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Bài viết nằm trong Đặc san Nhà Quản Trị xuất bản tháng 10/2024 nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Đặc san dày 160 trang, khổ 23x29cm, giá bán 150.000 đồng. Để đặt mua Đặc san, xin liên hệ Tạp chí điện tử Nhà Quản Trị - TheLEADER.
Tòa soạn
Tầng 7, tòa nhà HCMCC số 249A Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3244 4359
Văn phòng đại diện TP.HCM
Lầu 2, tòa nhà VNO, số 29 Huỳnh Văn Bánh, phường 17, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: (08) 8670 8817

Liên minh Công nghiệp G20 ra mắt thành viên mới và xúc tiến đầu tư

Liên minh Công nghiệp G20 ra mắt thành viên mới và xúc tiến đầu tư

Nhịp cầu kinh doanh -  4 ngày
Liên minh Công nghiệp G20 tổ chức lễ ký kết ra mắt thành viên mới và hợp tác xúc tiến đầu tư tại Hà Nội.
Liên minh Công nghiệp G20 ra mắt thành viên mới và xúc tiến đầu tư

Liên minh Công nghiệp G20 ra mắt thành viên mới và xúc tiến đầu tư

Nhịp cầu kinh doanh -  4 ngày
Liên minh Công nghiệp G20 tổ chức lễ ký kết ra mắt thành viên mới và hợp tác xúc tiến đầu tư tại Hà Nội.
Viễn cảnh sáng hơn của ngành công nghiệp ô tô

Viễn cảnh sáng hơn của ngành công nghiệp ô tô

Tiêu điểm -  1 tuần

Ngành công nghiệp ô tô cần quy mô lớn hơn để thích ứng với thay đổi của khí hậu, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao về môi trường.

Những nút thắt trên tiến trình 'xanh hóa' các khu công nghiệp

Những nút thắt trên tiến trình 'xanh hóa' các khu công nghiệp

Bất động sản -  1 tuần

Tại Việt Nam, việc thực hiện cam kết xanh hóa và phát triển công nghiệp bền vững được thực hiện từ cấp độ doanh nghiệp sản xuất đến nhà đầu tư phát triển bất động sản khu công nghiệp.

Kiểm toán năng lượng 10 doanh nghiệp công nghiệp trọng điểm

Kiểm toán năng lượng 10 doanh nghiệp công nghiệp trọng điểm

Phát triển bền vững -  2 tuần

Kiểm toán năng lượng giúp doanh nghiệp đánh giá nhanh về hiện trạng sử dụng, quản lý, phát hiện các cơ hội tiết kiệm điện năng.

Viết tiếp giấc mơ công nghiệp hoá

Viết tiếp giấc mơ công nghiệp hoá

Tiêu điểm -  7 phút

Đã hơn ba thập kỷ trôi qua kể từ khi Việt Nam khởi động quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thế nhưng, giấc mơ lớn ấy vẫn còn dang dở và hy vọng để hiện thực hóa giấc mơ đó đang đặt vào những doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Phía sau ánh hào quang

Phía sau ánh hào quang

Bất động sản -  22 phút

Đầu tư bất động sản thật sự là con đường trải hoa hồng, hay là một cuộc đua đầy cạm bẫy mà chỉ những người kiên cường nhất mới có thể trụ lại?

Khai doanh trí, chấn doanh khí cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Khai doanh trí, chấn doanh khí cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Diễn đàn quản trị -  59 phút

Nền văn hóa kinh thương Việt Nam 2045 được cấu thành bởi một thế hệ doanh nhân mới với doanh trí mới và doanh khí mới, và một nền quản trị mới với khát vọng dân tộc và chuẩn mực toàn cầu.

Dịch vụ là văn hoá

Dịch vụ là văn hoá

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Dịch vụ không chỉ gói gọn trong công nghệ hay bí mật thương mại, mà cốt lõi chính là văn hóa con người.

Nắm lấy những cơ hội chuyển mình

Nắm lấy những cơ hội chuyển mình

Bất động sản -  1 giờ

Trong suốt 28 năm qua, ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã luôn nắm bắt những cơ hội thay đổi, chuyển mình để trở thành một trong những nhà phát triển khu công nghiệp tiên phong và thành công nhất Việt Nam.

Cách những thương hiệu tỷ đô gia tăng giá trị

Cách những thương hiệu tỷ đô gia tăng giá trị

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Những câu chuyện giàu cảm xúc, có tính lan toả giúp người tiêu dùng hiểu được bối cảnh và tham vọng sẽ giúp doanh nghiệp định vị, gia tăng giá trị thương hiệu.

Vun vén nguồn nhân lực cho nền kinh tế số

Vun vén nguồn nhân lực cho nền kinh tế số

Tiêu điểm -  1 giờ

Nhân lực được xem là bài toán cấp bách trong tiến trình Việt Nam trở thành một nền kinh tế số, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo.