Phát triển bền vững
Vingroup huy động được nhiều nguồn vốn xanh nhất Việt Nam
Hai giao dịch lớn nhất, chiếm phần lớn tổng giá trị trái phiếu bền vững và khoản vay xanh ở Việt Nam năm 2021, được thực hiện bởi Vinpearl và VinFast.
Dữ liệu mới nhất từ báo cáo “ASEAN Sustainable Finance – State of the Market 2021” (Thị trường tài chính bền vững ASEAN) cho thấy, tổng giá trị phát hành nợ mảng xanh, xã hội và bền vững (green, social, and sustainability - GSS) tại Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD năm 2021.
Con số này ghi nhận mức tăng tới 5 lần chỉ trong vòng một năm, duy trì tăng trưởng ổn định suốt ba năm liền, và phần lớn đến từ ngành vận tải và năng lượng.
Dữ liệu cho biết thêm, năm 2021, Việt Nam là nguồn phát hành nợ xanh, bao gồm trái phiếu và khoản vay xanh, lớn thứ hai trong ASEAN sau Singapore, đạt khoảng 1 tỷ USD.
Đáng chú ý, hai nhà phát hành lớn nhất là Vinpearl và VinFast thuộc Vingroup, với tổng giá trị hai khoản nợ xanh - bền vững chiếm phần lớn thị trường.
Cụ thể, cuối tháng 12 năm ngoái, Vingroup huy động khoản vay hợp vốn xanh đầu tiên trị giá 400 triệu USD trên thị trường quốc tế, nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của VinFast và các công ty thành viên.
Đây là giao dịch vay hợp vốn xanh đầu tiên, và là giao dịch huy động vốn vì mục đích phát triển bền vững thứ hai của tập đoàn này.
Khoản vay sẽ được VinFast và các công ty thành viên sử dụng để phục vụ nhu cầu phát triển xanh, bền vững theo các khung tài chính bền vững đã được Vingroup công bố trước đó.
Ở giao dịch khoản vay xanh cho VinFast, HSBC đóng vai trò là đồng tư vấn tài chính bền vững và đồng bảo lãnh, thu xếp vốn và dựng sổ, cấu trúc và cung cấp giải pháp tài chính cạnh tranh cho cả Vingroup và VinFast.
Trước đó, cuối tháng 9/2021, CTCP Vinpearl thông báo đã chào bán thành công 425 triệu USD trái phiếu bền vững có quyền chọn nhận cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup. Trái phiếu đáo hạn vào năm 2026 và có lãi suất 3,25%/năm.
Đây là trái phiếu bền vững có quyền chọn nhận cổ phiếu đầu tiên trên thế giới, và ghi nhận lượng đăng ký từ nhà đầu tư gần gấp đôi quy mô trái phiếu phát hành. Trong giao dịch này, HSBC đóng vai trò ngân hàng tư vấn cơ cấu bền vững, đồng thời hỗ trợ Vingroup xây dựng khung tài chính bền vững.
Ngoài ra, một trong những thương vụ lớn khác đến từ dự án điện mặt trời Dầu Tiếng – Tây Ninh, với tổng giá trị các khoản vay xanh là 160,5 triệu USD, trong đó 32,5 triệu USD đến từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Quỹ cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân châu Á (LEAP). Phần còn lại đến từ nhóm các ngân hàng thương mại của Thái Lan.

Theo báo cáo, thị trường trái phiếu của Việt Nam đã tăng trưởng lên trên 70 tỷ USD trong năm 2021. Hơn 80% lượng phát hành là trái phiếu chính phủ, còn các ngân hàng phát triển là nhóm phát hành lớn thứ hai.
Cuối năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020 với một số sửa đổi quan trọng so với phiên bản cũ, bao gồm bổ sung định nghĩa, yêu cầu chung đối với trái phiếu xanh, và những ưu đãi được hưởng áp dụng với chủ thể phát hành theo quy định trong các tài liệu ban hành đi kèm.
Năm 2021 ghi nhận nhiều bước tiến mới trong phát triển bền vững khi một số quốc gia ASEAN công bố cam kết giảm phát thải và đặt mục tiêu cân bằng phát thải mới.
Việt Nam cũng cam kết đạt mục tiêu cân bằng phát thải vào năm 2050 tại COP26. Cam kết tham vọng này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn huy động vốn qua thị trường tài chính bền vững nhằm tăng tốc quá trình giảm phát thải carbon.
Tổng giám đốc HSBC Việt Nam Tim Evans đánh giá, mặc dù thị trường tài chính bền vững đang tăng trưởng tại Việt Nam và ASEAN, nhu cầu triển khai vốn tài trợ nhằm giảm thiểu và giúp các nước thích nghi với biến đổi khí hậu vẫn còn rất cao.
Việc huy động tài chính sẽ hỗ trợ quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế phát thải carbon thấp vốn rất cần thiết để đạt được các mục tiêu theo Thỏa thuận Paris, cũng như giảm thiểu những tác động nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra cho khu vực ASEAN và trên toàn thế giới.
Những tỷ phú tài trợ nghiên cứu điều trị ung thư tại Việt Nam và Thế giới
Vingroup huy động thành công 400 triệu USD khoản vay hợp vốn xanh đầu tiên
Tập đoàn Vingroup vừa huy động thành công khoản vay hợp vốn xanh đầu tiên trị giá 400 triệu USD trên thị trường quốc tế nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của VinFast và các công ty thành viên trong tập đoàn.
Vinpearl phát hành 425 triệu USD trái phiếu bền vững
Các nhà đầu tư quốc tế đã đăng ký mua gấp đôi lượng trái phiếu do Vinpearl phát hành.
ADB cấp vốn cho 3 dự án điện gió tại Quảng Trị
Gói tài trợ gồm 35 triệu USD do ADB cấp vốn trực tiếp và 81 triệu USD khoản vay hợp vốn.
IFC cấp 57 triệu USD cho hai nhà máy điện gió tại Bình Thuận, Ninh Thuận
Nguồn tài trợ của IFC sẽ dành cho việc xây dựng hai nhà máy điện gió trên bờ có tổng công suất hơn 54MW.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa
Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.