Khởi nghiệp

Vốn đầu tư vào hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam giảm 82%

Hoàng An Thứ tư, 26/07/2023 - 10:36

Khác với giai đoạn tiền dễ trước đại dịch, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng số vốn đầu tư vào hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam giảm đến 82%.

Mùa đông gọi vốn càng thêm ảm đạm

Theo nền tảng báo cáo thị trường Tracxn, tổng vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ Việt Nam đã giảm từ 372 triệu USD xuống còn 66 triệu USD trong nửa đầu năm 2023 (giảm 82%).

So với tổng số tiền đầu tư 113 triệu đô la trong nửa cuối năm 2022, tổng số tiền gọi vốn đầu tư của Việt Nam 6 tháng đầu năm cũng giảm 41%.

Theo báo cáo, điều kiện kinh tế vĩ mô không thuận lợi, sự phục hồi không đồng đều sau đại dịch COVID-19, tỷ lệ lạm phát gia tăng và sự không chắc chắn của các sự kiện toàn cầu là những nguyên nhân chính khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn khi đầu tư vào các công ty khởi nghiệp.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một hệ sinh thái khởi nghiệp được tài trợ nằm ở top 3 khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, thị trường này đang chứng kiến ​​​​sự sụt giảm nhanh chóng về khả năng đầu tư, đặt ra những thách thức cho bối cảnh khởi nghiệp địa phương.

Trong số thu hút đầu tư, các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu chiếm 88% tổng nguồn tài trợ trong nửa đầu năm 2023, lên tới 58,6 triệu USD. Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư dành cho giai đoạn này vẫn giảm 33% so với nửa cuối năm 2022 và giảm 81% so với nửa đầu năm 2022.

Nguồn vốn thu hút được cho giai đoạn hạt giống giảm mạnh nhất. Trong vòng 6 tháng qua, Việt Nam chỉ huy động được 7,3 triệu đô la, giảm 71% so với nửa cuối năm 2022 và giảm 81% so với nửa đầu năm 2022.

Từ đầu năm đến nay, số tiền huy động được chủ yếu đến từ quý đầu tiên. Số tiền huy động trị giá 58,6 triệu đô la trong quý đầu tiên (bằng 89% tổng số tiền huy động) là một sự tương phản rõ rệt so với 8,5 triệu đô la huy động được trong quý 2 năm 2023 và giảm 97% so với 289 triệu đô la trong quý 2 năm 2022.

Đáng chú ý, nửa đầu năm 2023, Việt Nam không chứng kiến ​​sự xuất hiện của bất kỳ kỳ lân hay đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) nào.

Về mặt các thương vụ mua bán sát nhập, thị trường cũng ghi nhận bốn vụ mua lại trong nửa đầu năm 2023, tăng 33% so với ba vụ mua lại vào nửa cuối năm, nhưng thấp hơn 20% so với năm vụ mua lại cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, M Class, VLeisure, CrewFire và Duelist King là bốn công ty đã được mua lại thành công.

Vốn đầu tư vào hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam giảm 82%
Starup Việt VLeisure được đại lý du lịch trực tuyến hàng đầu Indonesia Nusatrip mua lại với mục tiêu khôi phục du lịch Đông Nam Á sau Covid (Ảnh: BSSC)

Về phân phối vốn theo địa phương, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Thạnh đã thu hút được nhiều khoản đầu tư nhất.

Về phía các quỹ, trong 6 tháng qua, Touchstone Partners, TNB Aura và ThinkZone là những nhà đầu tư nhiều nhất vào không gian Công nghệ Việt Nam. Tương tự, ThinkZone, East Ventures và YCombinator dẫn đầu trong các khoản đầu tư giai đoạn hạt giống.

Trong khi đó, các quỹ Smile Gate Investments, UOB và Pavilion Capital Partners là những nhà đầu tư tích cực nhất cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn đầu.

Startup trong lĩnh vực y tế thu hút đến 89% tổng lượng vốn

Theo Tracxn, trong nửa đầu năm 2023, các ngành hàng thu hút vốn đầu tư chủ yếu là các lĩnh vực ứng dụng HealthTech, FinTech và doanh nghiệp.

Đáng chú ý, lĩnh vực công nghệ y tế đã đạt được mức tài trợ kỷ lục là 53,5 triệu đô la, cho thấy mức tăng đáng kể 259% so với nửa cuối năm 2022 và tăng 118% so với nửa đầu năm 2022.

Đặc biệt, BuyMed - startup sở hữu trang thương mại điện tử Thuocsi.vn ở Việt Nam và buymed.com.kh ở Campuchia, phân phối dược phẩm trực tiếp theo mô hình B2B - mới đây đã thành công gọi vốn 51,5 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B do quỹ ngoại UOB Ventures Management dẫn đầu..

Trong khi đó, lĩnh vực FinTech và ứng dụng quản lý doanh nghiệp nhận được khoản đầu tư tương đối thấp, trị giá lần lượt là 6,2 triệu USD và 5,1 triệu USD.

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã chậm lại (giảm từ mức 8% năm 2022 xuống 4,7% trong năm 2023), Tracxn nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2023 vẫn có những triển vọng lạc quan khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp như cắt giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế.

Bất chấp xu hướng giảm, Tracxn nhận định rằng, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vẫn có tiềm năng tăng trưởng đáng kể nhờ các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ như:

Thứ nhất, miễn thuế cho các công ty công nghệ thông tin (CNTT) và ưu đãi tiền thuê đất cho các công ty khởi nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp giảm chi phí, tăng doanh thu, giảm rào cản vào thị trường.

Thứ hai, thúc đẩy một nền kinh tế không dùng tiền mặt, từ đó sẽ góp phần vào sự phát triển của hệ sinh thái FinTech trong khu vực.

Thứ ba, thiết lập các chính sách hỗ trợ cho Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia hay cung cấp vốn và tạo ra một cổng thông tin hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia…

Thứ tư, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đã và đang thực hiện nhiều chương trình hợp tác với các công ty công nghệ nổi tiếng như Google và Amazon để cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho các doanh nhân trẻ.

Ngoài ra, NIC cũng đang không ngừng nỗ lực trong việc hỗ trợ các doanh nhân nữ và thúc đẩy tinh thần kinh doanh của sinh viên.

Do đó, mặc dù vốn đầu tư vào hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam đang có xu hướng giảm, Tracxn nhận định rằng hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phát triển.

Ghi nhận nhiều đột phá trong khởi nghiệp healthtech thế giới

Ghi nhận nhiều đột phá trong khởi nghiệp healthtech thế giới

Khởi nghiệp -  1 năm

Theo thông tin từ BambuUp, trong tuần qua, một số startup với những đổi mới sáng tạo nổi bật trong lĩnh vực sức khỏe đã thu hút được lượng vốn lớn từ các quỹ đầu tư trên thế giới.

Khởi nghiệp cùng Vichomes

Khởi nghiệp cùng Vichomes

Nhịp cầu kinh doanh -  1 năm

Vichomes đang tìm kiếm 20 vị trí chủ tịch HĐQT của 20 công ty con trực thuộc hệ thống, với quy mô ban đầu giai đoạn một là 500 nhân sự, mức đầu tư 5 triệu USD.

Coi biến đổi khí hậu là cơ hội để khởi nghiệp ở miền Tây

Coi biến đổi khí hậu là cơ hội để khởi nghiệp ở miền Tây

Khởi nghiệp -  1 năm

Khởi nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên tập trung vào một số lĩnh vực mang tính cấp bách của vùng như thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước, giải quyết xâm nhập mặn…

Kĩ năng quản trị là quan trọng nhất với nhà khởi nghiệp

Kĩ năng quản trị là quan trọng nhất với nhà khởi nghiệp

Khởi nghiệp -  1 năm

"Ngoài những kiến thức về xây dựng sản phẩm, bán hàng hay marketing, nhà sáng lập cần trang bị những kiến thức căn bản về tài chính, kế toán, luật, quản trị nhân sự và các chuyên môn đặc thù khác. Không cần phải là chuyên gia trong từng lĩnh vực, nhưng ít nhất đủ để đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định", CEO Piktina đưa ra lời khuyên.

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Bất động sản -  6 giờ

34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Tiêu điểm -  10 giờ

Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tiêu điểm -  10 giờ

Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Phát triển bền vững -  10 giờ

Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Phát triển bền vững -  11 giờ

Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.