Hàn Quốc trở lại Top 3 quốc gia rót vốn FDI vào Việt Nam
Hàn Quốc trở lại Top 3 quốc gia rót vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu nhờ dự án Khu trung tâm đô thị tây hồ Tây điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 774 triệu USD.
Mặc dù vốn FDI đổ vào Việt Nam 8 tháng qua chỉ bằng 86% cùng kỳ năm ngoái, nhưng về cấu phần, vốn đăng ký mới và vốn điều chỉnh vẫn tăng lần lượt 8% và 22%.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến ngày 20/8/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, có 1.797 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 25% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt 9,73 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ.
Vốn đầu tư tăng chủ yếu là do dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp giấy chứng nhận mới với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 41% tổng vốn đăng ký mới.
Về vốn điều chỉnh, có 718 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 21% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 4,87 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ.
Vốn điều chỉnh trong 8 tháng tăng do có Dự án tổ hợp hoá dầu Miền Nam Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Thái Lan) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD và dự án Khu Trung tâm đô thị tây hồ Tây (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 774 triệu USD.
Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 4.804 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư ngoại, giảm 8,2% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp 4,93 tỷ USD, bằng 51,8% so với cùng kỳ.
Cơ cấu giá trị góp vốn, mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, từ gần 42% xuống 25,2%.
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu. Sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai. Thứ ba là hoạt động kinh doanh bất động sản.
Theo đối tác đầu tư, 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó, Singapore dẫn đầu. Tiếp theo lần lượt là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan…
Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh thành phố, trong đó Bạc Liêu thu hút nhiều nhất. Theo sau là Hà Nội, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Phòng.
Một số dự án FDI lớn kể từ đầu năm 2020
Dự án Nhà máy dệt kim tại Khu công nghiệp Texhong Hải (Hồng Kông), vốn đầu tư 214 triệu USD với mục tiêu sản xuất vải dệt kim tại Quảng Ninh.
Dự án Nhà máy sản xuất của USI tại Việt Nam (Trung Quốc), vốn đầu tư 200 triệu USD với mục tiêu sản xuất bản mạch điện tử thiết bị đeo được tại Hải Phòng.
Dự án Nhà máy Công ty TNHH Furukawa Automotive Systems Vĩnh Long Việt Nam (Nhật Bản), vốn đầu tư 48,8 triệu USD với mục tiêu sản xuất bộ dây diện dùng cho xe ô tô tại Vĩnh Long.
Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD với mục tiêu sản xuất điện từ khí tự nhiên hóa lỏng LNG (cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 16/01/2020).
Dự án Tổ hợp hoá dầu miền Nam Việt Nam (Thái Lan) tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, điều chỉnh tăng vốn đầu tư 1,386 tỷ (Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cấp ngày 18/4/2020).
Dự án Khu trung tâm đô thị tây hồ Tây (Hàn Quốc) tại Hà Nội, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 774 triệu USD.
Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Radian Jinyu (Việt Nam), tổng vốn đầu tư 300 triệu USD với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR do nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tại tỉnh Tây Ninh (cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 21/01/2020).
Dự án Victory - Nhà máy sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao tại Đồng Văn, tỉnh Hà Nam (Đài Loan), tổng vốn đầu tư 273 triệu USD với mục tiêu sản xuất, lắp ráp các thiết bị máy tính điện tử và ngoại vi máy tính; sản xuất các thiết bị âm thanh và hình ảnh điện tử dân dụng (cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 01/4/2020).
Dự án Công trình văn phòng tại 29 Liễu Giai (Singapore), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 246 triệu USD (Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cấp ngày 31/3/2020).
Hàn Quốc trở lại Top 3 quốc gia rót vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu nhờ dự án Khu trung tâm đô thị tây hồ Tây điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 774 triệu USD.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước cần được tiếp cận nhanh nguồn vốn ngân hàng để tận dựng những cơ hội lớn từ làn sóng FDI dịch chuyển từ Trung Quốc và các hiệp định thương mại được ký kết.
Nguyên nhân là bởi thời gian gần đây, nhiều hãng công nghệ lớn trên thế giới đang tích cực mở rộng hoạt động đầu tư vào Việt Nam, tiêu biểu là Apple hay Panasonic.
Để đón nhận hiệu quả dòng vốn FDI thế hệ mới đang được kỳ vọng sẽ vào Việt Nam, các doanh nghiệp Việt cần sẵn sàng chủ động, bên cạnh đó là sự sát sao và đồng bộ hơn nữa trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài từ các cấp chính quyền.
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.
PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.
Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.