Tiêu điểm
Vốn FDI giải ngân 2022 cao kỷ lục 22,4 tỷ USD
Giải ngân vốn FDI năm 2022 ghi nhận mức cao nhất từ trước đến nay.
Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài năm nay đạt hơn 27,72 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, theo báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và đầu tư tính đến ngày 20/12/2022.
Cụ thể, 2.036 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đăng ký của các dự án mới đạt hơn 12,45 tỷ USD, giảm 18,4%.
Đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư có 1.107 lượt dự án, tăng 12,4% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 10,12 tỷ USD, tăng 12%.
Góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư ngoại có 3.566 lượt, giảm 6% so với cùng kỳ. Tổng giá trị vốn góp đạt hơn 5,15 tỷ USD, giảm 25%.
Cơ quan này cho rằng, vốn đầu tư đăng ký mới tuy giảm song số dự án đầu tư mới tăng lên, vốn đầu tư điều chỉnh cũng tăng so với cùng kỳ.

Riêng tháng 12, phần vốn FDI qua góp vốn, mua cổ phần gây chú ý khi gấp 3,7 lần so với tháng trước đó và chiếm tỷ trọng lớn trong cấu phần vốn FDI trong tháng. Có thể dễ dàng nhận thấy, sự thay đổi ‘trồi sụt’ trong vốn FDI qua từng tháng.
Trong năm 2022, theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã đầu tư vào 19/21 ngành lĩnh vực, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu. Kinh doanh bất động sản đứng thứ hai. Tiếp theo lần lượt là ngành sản xuất, phân phối điện; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ.

Xét về số lượng dự án mới, các ngành bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30%, 25% và 16% tổng số dự án.
Theo đối tác đầu tư, 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư tại Việt Nam, với Singapore dẫn đầu. Theo sau là Hàn Quốc, Nhật Bản.

Theo số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và góp vốn mua cổ phần nhiều nhất trong năm qua.
Trong đó, bên cạnh lĩnh vực sản xuất, bất động sản đang thu hút nguồn vốn FDI đáng kể từ Hàn Quốc trong những năm gần đây. Nổi bật trong đầu năm nay là khoản đầu tư 900 triệu USD của Lotte E&C để phát triển khu đô thị thông minh mang tên “Lotte Eco Smart City Thủ Thiêm”.

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 54 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó TP.HCM vươn lên vị trí dẫn đầu. Tiếp theo là Bình Dương (số tăng 47% so với năm trước), Quảng Ninh (tăng gấp 2 lần).
Về số dự án mới, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP.HCM, Hà Nội. Trong đó, TP.HCM dẫn đầu về số dự án mới (44%), số lượt góp vốn mua cổ phần (68%) và đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn (17,3% sau Hà Nội là 18,6%).
Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 22,4 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm trước.
Tính lũy kế đến nay, cả nước có 36.278 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên gần 438,7 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 274 tỷ USD, bằng 62,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Xuất khẩu (kể cả dầu thô) ước đạt hơn 276,5 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ, chiếm 74% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt hơn 274,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ, chiếm 74% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Kim ngạch nhập khẩu của khu vực này ước đạt hơn 234,7 tỷ USD, tăng 7,4% so cùng kỳ và chiếm 65% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Do đó, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 41,8 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 39,5 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu gần 30,8 tỷ USD.
Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, năm 2022, nhiều dự án sản xuất, chế tạo các sản phẩm điện tử, công nghệ cao được tăng vốn với quy mô lớn.
Chẳng hạn, dự án Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Thái Nguyên) tăng vốn hai lần, 920 triệu USD và 267 triệu USD; dự án Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC CE tăng vốn trên 841 triệu USD; dự án nhà máy chế tạo điện tử, phương tiện thiết bị mạng và sản phẩm âm thanh đa phương tiện tại Bắc Ninh, Nghệ An và Hải Phòng, tăng lần lượt gần 306 triệu USD, 260 triệu USD và 127 triệu USD…
Bức tranh bền vững từ góc nhìn của doanh nghiệp FDI
Đăng ký vốn FDI tháng 11: Tăng cũ, giảm mới
Trong cơ cấu dòng vốn FDI vào Việt Nam tháng này, vốn đăng ký tăng thêm từ các dự án FDI ‘cũ’ tăng gấp 2 lần so với tháng trước. Tuy nhiên, đà tăng của vốn đăng ký từ các dự án mới trước đó không được duy trì trong tháng 11.
Bức tranh bền vững từ góc nhìn của doanh nghiệp FDI
Các lãnh đạo doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cho rằng, chìa khóa quan trọng nhất để Việt Nam đẩy mạnh quá trình số hoá, đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững nằm ở việc thay đổi tư duy của các bên liên quan.
Dòng vốn FDI ‘bứt phá’ trong tháng 10
Việc thu hút vốn FDI trong tháng 10 đã có sự cải thiện rõ nét so với các tháng trước đó. Điều này chủ yếu đến từ số vốn đăng ký của các dự án mới, khi đạt mức 2,8 tỷ USD, cao nhất trong năm nay và gấp 3,6 lần so với tháng 9.
Cơ hội 'chưa từng có' trong thu hút FDI công nghệ cao
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn chưa từng có để trở thành cứ điểm quan trọng cho chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu, theo nhận xét của GS.TS Nguyễn Mại.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME
Trong bối cảnh kinh tế 2024–2025 đầy bất định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phải đối mặt với không ít khó khăn về tài chính. Bên cạnh việc duy trì dòng tiền linh hoạt để vận hành, các SME còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, Eximbank đã đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt và phù hợp, đồng hành cùng các SME trên con đường phát triển bền vững.
Vinhomes The Gallery: 'Phiên bản Hà Nội' của những thiên đường mua sắm xa xỉ nhất thế giới
Tái hiện những tinh hoa thương mại xa xỉ bậc nhất thế giới, như SoHo, Ginza, GUM, Vinhomes The Gallery - tọa lạc trên huyền thoại 148 Giảng Võ - kiến tạo biểu tượng thượng lưu mới, quy tụ những thương hiệu quốc tế danh giá ngay lõi trung tâm Ba Đình lịch sử.
Giá vàng hôm nay 12/6: Đà tăng trong nước được 'trợ lực' bởi quốc tế
Giá vàng hôm nay 12/6 tăng 900 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng tiếp tục mạnh hơn khi thị trường quốc tế cũng 'nổi sóng'.
Ngân hàng ING tài trợ 1,5 tỷ USD cho Vietnam Airlines
Khoản vốn từ Ngân hàng ING giúp Vietnam Airlines đẩy mạnh các dự án đầu tư trọng điểm, mở rộng mạng bay quốc tế.
Hộ kinh doanh không còn phải 'đau đầu' tìm kiếm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70
Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025, quy định các hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định này đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình vận hành thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến.
Thị trường thịt heo Việt Nam: Những ông lớn nào đang chia miếng bánh tỷ đô?
Thị trường thịt heo Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch theo hướng tăng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp lớn dần thay thế mô hình nông hộ nhỏ.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.