Tổng vốn FDI đăng ký giảm mạnh so với cùng kỳ do tháng 1/2020 có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD. Nếu không tính dự án này, tổng vốn đầu tư đăng ký tháng 1 sẽ tăng 52%.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến ngày 20/1/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 2,02 tỷ USD, bằng 37,8% so với cùng kỳ năm trước. Vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt 1,51 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ.
Tổng vốn FDI đăng ký giảm mạnh so với cùng kỳ do tháng 1/2020 có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD. Nếu không tính dự án này, tổng vốn đầu tư đăng ký tháng 1 sẽ tăng 52% so với cùng kỳ.
Trong đó, có 47 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 82% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt trên 1,3 tỷ USD, giảm 70%.
Về vốn điều chỉnh, có 46 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 40,3% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 472,2 triệu USD, tăng 41,4%.
Bên cạnh đó có 194 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 78% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp 220,8 triệu USD, giảm 58,7%.
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 14 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu. Kinh doanh bất động sản đứng thứ hai. Thứ ba là lĩnh vực vận tải kho bãi.
Theo đối tác đầu tư, 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư (FDI) tại Việt Nam, trong đó, Singapore dẫn đầu. Tiếp theo lần lượt là Trung Quốc, Hồng Kông, Hoa Kỳ, Hà Lan, Hàn Quốc…
Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 39 tỉnh thành phố, trong đó Bắc Giang vươn lên dẫn đầu về thu hút vốn FDI. Theo sau là Tây Ninh, Nghệ An, TP.HCM, Bắc Ninh, Đà Nẵng.
Kim ngạch xuất khẩu kể cả dầu thô của khu vực FDI ước đạt 19,6 tỷ USD, tăng 52,3% so với cùng kỳ, chiếm 73% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt 19,5 tỷ USD, tăng 53,7% so với cùng kỳ, chiếm 72,2%.
Kim ngạch nhập khẩu khu vực FDI ước đạt 17,3 tỷ USD, tăng 46,9% so cùng kỳ và chiếm 64,3% kim ngạch nhập khẩu.
Tính chung trong tháng 01/2021, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 2,3 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 2,2 tỷ USD không kể dầu thô.
“Xuất siêu khu vực đầu tư nước ngoài đã bù đắp phần nhập siêu 2,2 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, giúp cả nước xuất siêu khoảng 100 triệu USD”, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết.
Một số dự án lớn trong tháng 1/2021
Dự án chế tạo lốp xe Radian (Trung Quốc) tại Tây Ninh, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 312 triệu USD (giấy chứng nhận điều chỉnh cấp ngày 06/01/2021).
Dự án Nhà máy Kodi New Material Việt Nam (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 270 triệu USD với mục tiêu sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay tại tỉnh Bắc Giang (cấp chứng nhận đầu tư ngày 15/1/2021).
Dự án công nghệ tế bào quang điện JA Solar PV Việt Nam (Trung Quốc), vốn đầu tư 210 triệu USD với mục tiêu sản xuất tấm tế bào quang điện tại tỉnh Bắc Giang (cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 15/1/2021).
Dự án Công ty TNHH Công nghệ Everwin (Hồng Kông), tổng vốn đầu tư 200 triệu USD với mục tiêu sản xuất sản phẩm từ plastic tại tỉnh Nghệ An (cấp chứng nhận đầu tư ngày 6/1/2021).
Dự án Nhà máy vật liệu bán dẫn United States Enterprises (Hoa Kỳ), tổng vốn đầu tư 110 triệu USD với mục tiêu sản xuất các chi tiết cho máy móc thiết bị sản xuất trong ngành công nghiệp bán dẫn, điện tử tại thành phố Đà Nẵng (cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 19/1/2021).
Với 1 dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD, Bạc Liêu đã liên tục dẫn đầu trong 11 tháng đầu năm về thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, hết năm 2020, TP.HCM đã vươn lên dẫn đầu cả nước khi thu hút gần 4,4 tỷ USD vốn FDI.
Triển vọng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ diễn ra với kịch bản hình chữ V, tuy nhiên cần có thêm những phương án kịp thời để đón luồng đầu tư hiệu quả và bền vững.
Trong 109 quốc gia có đầu tư FDI vào Việt Nam kể từ đầu năm đến nay, Singapore hiện đang dẫn đầu với tổng số vốn 8,1 tỷ USD, vẫn cách biệt lớn so với phần còn lại.
Đề xuất bỏ quyền chất vấn của HĐND bị nhiều đại biểu Quốc hội phản đối, cho rằng điều này làm suy yếu cơ chế giám sát tư pháp địa phương và đi ngược tinh thần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Công ty CP Đầu tư và phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, kỳ vọng hoàn thành năm 2030.
Chính phủ đặt mục tiêu khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dài 403km vào tháng 12/2025 với tổng vốn đầu tư hơn 194.000 tỷ đồng, kỳ vọng thúc đẩy vận tải và phát triển đô thị.
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Mảng kinh doanh xi măng của Tập đoàn SCG tại Việt Nam tăng trưởng khả quan nhờ làn sóng giải ngân đầu tư công cũng như chiến lược mở rộng dòng xi măng carbon thấp.
Chấp nhận bỏ qua thị trường thương mại điện tử đang cạnh tranh khốc liệt, Sendo tìm tới thị trường ngách, nơi mà các mặt hàng nông sản địa phương là chủ lực.
Đề xuất bỏ quyền chất vấn của HĐND bị nhiều đại biểu Quốc hội phản đối, cho rằng điều này làm suy yếu cơ chế giám sát tư pháp địa phương và đi ngược tinh thần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Bắt đầu từ ngày 17/5/2025, Hãng hàng không quốc gia sẽ chính thức chuyển toàn bộ hoạt động khai thác các chuyến bay nội địa sang nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất.
Công ty CP Đầu tư và phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, kỳ vọng hoàn thành năm 2030.
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) ra mắt không gian Techcombank Private Lounge đầu tiên tại sân bay Nội Bài, dành riêng cho hội viên Private và Priority – đánh dấu bước tiến mới trong hành trình cá nhân hóa đặc quyền, nâng tầm trải nghiệm của khách hàng cao cấp.