Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) được kỳ vọng sẽ mở ra làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thế hệ thứ ba.
Kể từ sau khi mở cửa nền kinh tế, thu hút nguồn vốn FDI luôn được đặt ra là một trong những mục tiêu mũi nhọn, thông qua những chính sách ưu đãi, hoàn thiện môi trường kinh doanh và ký kết nhiều hiệp định đầu tư, thương mại.
Thực tế, khu vực doanh nghiệp FDI đang là điểm sáng của nền kinh tế, đóng góp hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu, kể cả trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn về chuỗi cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia.
Tuy nhiên, dòng vốn đầu tư vào Việt Nam chủ yếu đến từ những quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, chưa có sự xuất hiện của những dự án lớn từ châu Âu, châu Mỹ.
ThS. Nguyễn Thị Minh Phương, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam chỉ khoảng 3% tổng vốn đầu tư vào ASEAN, trong đó các nước dẫn đầu khối như Pháp, Đức cũng chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn.
Cơ cấu lĩnh vực đầu tư từ EU vào Việt Nam cũng chưa tối ưu, tập trung vào chế biến chế tạo, các khu vực thâm dụng nhiều lao động như sản xuất cao su, nhựa, dệt may, ít có dự án công nghệ, dịch vụ.
Bà Phương cho biết, khoảng 85% nguồn vốn từ EU vào ASEAN thuộc các lĩnh vực dịch vụ như tài chính, bảo hiểm, tuy nhiên Việt Nam được đánh giá là tương đối “đóng” về dịch vụ trong khuôn khổ các cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nên không nhận được sự chú ý của các nhà đầu tư.
EVFTA: thỏi nam châm hút FDI từ EU
TS. Vũ Thanh Hương, Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, trong bối cảnh Covid-19, EVFTA mang lại động lực lớn cho phục hồi kinh tế và mở ra nhiều cơ hội đột phá, với phạm vi và mức độ cam kết sâu rộng.
Đối với công tác thu hút vốn FDI, dưới sự ảnh hưởng của EVFTA, các lĩnh vực sản xuất được cắt giảm mạnh mức thuế quan như giày dép, dệt may, thực phẩm sẽ nhận được cơ hội lớn.
Đồng quan điểm với bà Hương, bà Phương dự đoán, EVFTA sẽ mở ra làn sóng FDI thế hệ thứ ba, sau hai làn sóng gắn với sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) và WTO (2007).
Bên cạnh những lĩnh vực sản xuất hàng hóa có mức cam kết cắt giảm thuế quan cao, nguồn vốn sẽ đổ vào các ngành nhận được ưu đãi đầu tư như sản xuât phân bón, vật liệu sạch, năng lượng tái tạo…
Mặt khác, về dài hạn, mối hợp tác về thương mại với EU sẽ tạo ra điều kiện cho Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh, cải thiện chất lượng dòng vốn, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ các ngành dịch vụ, công nghệ đem lại giá trị cao, tăng cường khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nền kinh tế cần “đi bằng hai chân”
Đứng trước cơ hội lớn trong việc thu hút FDI từ EU dưới tác động dịch chuyển chuỗi cung ứng trong và sau Covid-19 cũng như hiệp định “lịch sử” EVFTA, các chuyên gia nhận xét, cơ hội mới chỉ là sự kỳ vọng, đòi hỏi những biện pháp mang tính chiến lược.
Trong bối cảnh đại dịch vẫn chưa được kiểm soát, mục tiêu phòng chống dịch cần được đặt lên hàng đầu để tránh làm tổn thương sâu sắc tới nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực tới tiến trình phục hồi.
Về dài hạn, phụ thuộc quá nhiều vào khu vực FDI sẽ gây ra những rủi ro lớn cho nền kinh tế, do đó cần phải có chính sách tăng cường khu vực tư nhân nội địa.
“Đã đến lúc nền kinh tế cần đi bằng hai chân, với chiến lược thu hút FDI chất lượng cao, tránh ưu đãi dàn trải, đồng thời thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trong nước”, bà Phương nhấn mạnh.
Theo Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), nhiều năm trở lại đây, ưu đãi trực tiếp nhằm thu hút vốn FDI tại Việt Nam đã gây ra những thương tổn sâu sắc, tiềm ảnh rủi ro gia tăng bất bình đẳng và thu hẹp khả năng tài khóa quốc gia.
Mặc dù vậy, hiệu quả từ những chính sách ưu đãi trực tiếp đem lại không hề tích cực. Thay vào đó, các chuyên gia VEPR đề xuất cải thiện các chỉ số về môi trường kinh doanh để đón sóng FDI chất lượng cao.
Đối với các doanh nghiệp từ EU, bà Phương đưa ra phương án chủ động cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, đặc biệt tập trung vào tháo gỡ vướng mắc liên quan đến sự minh bạch và tính ổn định của chính sách, những yếu tố mà nhà đầu tư châu Âu tỏ ra e ngại nhất.
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng lao động, tập trung phát triển công nghệ và thúc đẩy số hóa nền kinh tế cũng sẽ là những điều cần thiết phải thực hiện để trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư EU cũng như quốc tế.
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.