IFC tài trợ VPBank 212 triệu USD cho vay các dự án thân thiện khí hậu
Đây khoản tài trợ xanh đầu tiên của IFC cho một ngân hàng tại Việt Nam.
VPBank đã chính thức ghi tên mình vào danh sách số ít các ngân hàng có mức lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố lợi nhuận hợp nhất trước thuế trong năm 2019 đạt mức cao nhất trong lịch sử 10.334 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch và tăng 12,3% so với năm 2018.
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của riêng ngân hàng mẹ năm 2019 là 5.835 tỷ đồng, chiếm gần 57% tổng lợi nhuận hợp nhất. Nếu tính riêng lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận lên đến 23,9%.
Tổng thu nhập hoạt động hợp nhất trong năm của ngân hàng đạt 36.356 tỷ đồng, tăng 20,3% so với thời điểm một năm trước đó tính trên hoạt động kinh doanh cốt lõi, và tiếp tục duy trì vị thế là ngân hàng tư nhân dẫn đầu về doanh thu.
Tăng trưởng tín dụng hợp nhất đạt 17,6%, cao hơn so với tăng trưởng trung bình toàn hệ thống. Tăng trưởng huy động đạt mức 23,7% so với năm 2018, giúp ngân hàng đảm bảo an toàn vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Động lực từ những phân khúc cốt lõi
Động lực chính giúp VPBank ghi nhận mức lợi nhuận kỷ lục đến từ sự đột phá của hầu hết các phân khúc khách hàng, đặc biệt là sự đột phá ở các phân khúc tài chính tiêu dùng, khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Điều đó lý giải vì sao lợi nhuận từ ngân hàng mẹ ngày càng đóng góp tỷ trọng nhiều hơn vào lợi nhuận hợp nhất.
Bằng cách tập trung khai thác sâu tệp khách hàng cá nhân hiện hữu, song song với việc đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng hệ sinh thái thông qua những sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng, lợi nhuận đến từ phân khúc khách hàng cá nhân đã tăng hơn 120% so với năm 2018.
Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất được ghi nhận trong phân khúc khách hàng cá nhân của VPBank từ trước đến nay. Kết quả này đạt được sau nhiều năm tập trung đầu tư các hệ thống nền tảng theo hướng một ngân hàng bán lẻ hiện đại.
Hoạt động kinh doanh trong các phân khúc khách hàng doanh nghiêp cũng đã bứt phá mạnh trong năm qua. Trong đó, lợi nhuận đến từ phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 36% và phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn cũng được cải thiện đáng kể so với năm 2018.
Trong khi thu nhập lãi thuần vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu hợp nhất của ngân hàng, lãi thuần từ phí dịch vụ tiếp tục tăng trưởng mạnh, 84,2%, trong năm 2019, đạt xấp xỉ 3.000 tỷ đồng.
Đáng lưu ý là nếu tính về số tuyệt đối, VPBank là một trong những ngân hàng có doanh thu phí dịch vụ lớn nhất hệ thống. Tăng trưởng doanh thu từ phí dịch vụ chủ yếu hưởng lợi từ các hoạt động kinh doanh thẻ, hợp tác bán bảo hiểm và dịch vụ thanh toán.
Sự đa dạng về nguồn thu và tăng trưởng mạnh ở nhiều mảng kinh doanh trong năm qua phản ánh nỗ lực của ngân hàng trong các hoạt động nghiên cứu thị trường, đưa ra những sản phẩm phù hợp nhu cầu khách hàng, tinh chỉnh quy cách khai thác và phục vụ khách hàng trong những năm qua. Từ đó, tạo ra những động lực tăng trưởng mới cho những năm tiếp theo.
Nợ xấu giảm mạnh, thêm dư địa tăng trưởng cho năm 2020
Kết thúc năm 2019, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất của VPBank là 2,95% và tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng mẹ là 2,18%. Đặc biệt, ngân hàng đã tất toán toàn bộ dư nợ trái phiếu trị giá hơn 3.100 tỷ tại VAMC còn lại trong năm 2019.
Kiểm soát nợ xấu được coi là một trong những điểm sáng bứt phá mạnh mẽ của VPBank trong năm 2019, khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ bao gồm cả dư nợ trái phiếu tại VAMC giảm từ 4,01% cuối năm 2018 xuống còn 2,18%.
Quyết tâm xử lý dứt điểm dư nợ trái phiếu tại VAMC làm cho tổng chi phí dự phòng của ngân hàng mẹ năm 2019 tăng tới 35,3% so với năm trước đó. Nợ xấu giảm và dư nợ trái phiếu tại VAMC được tất toán sẽ mở ra dư địa tăng trưởng lợi nhuận lớn hơn cho ngân hàng trong năm 2020 và những năm tiếp theo, nhờ giảm được chi phí dự phòng nợ xấu.
Bên cạnh việc kiểm soát tốt nợ xấu, hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong năm qua cũng đã được cải thiện rõ rệt nhờ tập trung tinh chỉnh cơ cấu tổ chức, tối ưu hóa hệ thống quy trình, nâng cấp phương pháp kinh doanh và thúc đẩy năng suất lao động tại ngân hàng mẹ.
Tổng chi phí hoạt động của ngân hàng mẹ trong năm 2019 chỉ tăng 8,8%, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng 24,7% của doanh thu cốt lõi. Chỉ số chi phí hoạt động trên tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh cốt lõi giảm từ 40,9% cuối năm 2018 xuống còn 37,9%, góp phần đưa chỉ số hợp nhất giảm từ 35,2% xuống còn 33,9%.
Lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong khi chi phí hoạt động được kiểm soát đã giúp VPBank tiếp tục duy trì vị thế là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất hệ thống. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ở thời điểm cuối năm 2019 là 2,4%, cao hơn so với 2,2% cuối năm 2018. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 21,5% so với 20,7% cuối năm 2018.
Tổng hợp các biện pháp điều chỉnh lại hoạt động và cơ cấu kinh doanh theo định hướng tăng trưởng chất lượng, bền vững, tối ưu hóa chi phí hoạt động đã phát huy hiệu quả trong năm 2019, và tạo ra dư địa tăng trưởng lớn hơn trong những năm tiếp theo.
Đây khoản tài trợ xanh đầu tiên của IFC cho một ngân hàng tại Việt Nam.
Ngay từ 4h30 sáng, xuất phát 59 Đinh Tiên Hoàng, các vận động viên trong và ngoài nước đã hòa vào các đường phố của Thủ đô, khám phá Hà Nội và các di sản trên đường chạy trong buổi sáng mùa thu.
Nửa đầu năm 2019, VPBank đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động lần lượt 11,1% và 14,4% so với cuối năm ngoái, nhờ hiệu quả tích cực từ chương trình cải tiến quy trình, hợp lý hóa lại cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu suất lao động của ngân hàng.
Đây là đợt phát hành đầu tiên trong kế hoạch phát hành trái phiếu nhiều cho nhà đầu tư nước ngoài với tổng trị giá 1 tỷ USD thông qua chương trình Euro Medium Term Note của VPBank.
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.