Tiêu điểm
Vụ lừa đảo tiền ảo 15.000 tỷ: "Dân ta còn muốn làm giàu sau 1 đêm"
Ông Trần Anh Dũng - CEO MOG cho rằng, với tâm lý thích làm giàu nhanh, cho dù là tham gia lĩnh vực gì, nhà đầu tư cũng rất dễ bị lừa đảo.

Vừa qua, rất nhiều người dân đã kéo tới trước trụ sở công ty cổ phần Modern Tech tại Q1, TP. HCM nhằm tố cáo công ty này và các đối tác lừa đảo chiếm đoạt hơn 15.000 tỷ đồng, thông qua hình thức huy động vốn để kinh doanh tiền ảo.
Theo chia sẻ của các nạn nhân, ModernTech, iFan và Pincoin là chủ mưu của vụ lừa đảo tiền tỷ này. Cụ thể, iFan và Pincoin là dự án huy động vốn được 7 người Việt lập ra nhưng lại mượn danh nước ngoài. iFan được tuyên bố là dự án đến từ Singapore, trong khi Pincoin đến từ Ấn Độ.
Ông Diệp Khắc Cường trả lời trước nghi án lừa đảo tiền ảo của iFan: “Tôi là công cụ và nạn nhân”
Để qua mặt các cơ quan chức năng, iFan và Pincoin đã ủy quyền cho công ty Modern Tech làm đại diện pháp lý tại Việt Nam và công ty này đã công khai tổ chức các sự kiện huy động vốn (ICO) tại TP. HCM và Hà Nội.
Tiếp đó, Modern Tech đã phát hành đồng tiền ảo này để huy động vốn, qua đó đặt hàng ngàn nhà đầu tư vào bẫy thòng lọng tiền ảo.
Anh N.P - một nhà đầu tư đã bỏ ra khoảng 80 triệu đồng cho biết, anh tham gia vào mạng lưới iFan vào thời điểm tháng 8/2017, với lời hứa hẹn thu về lợi nhuận 48%/1 tháng. Thời gian đầu, tổ chức này trả lãi đúng như cam kết, nhưng càng về sau, điều kiện rút lãi càng nâng lên và sau cùng là ôm tiền rồi đột ngột "biến mất".
Hệ quả là số tiền hơn 15 ngàn tỷ từ khoảng 32.000 nhà đầu tư đã "bốc hơi", khiến cả nghìn người lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười, vì trót rót vốn vào cuộc chơi "tiền ảo".

Ước mơ sau một đêm đổi đời
Thực tế, các mô hình đa cấp và huy động vốn qua tiền ảo như ModernTech, iFan và Pincoin không phải là hiếm.
Trên thế giới, người ta đã ghi nhận nhiều vụ lừa đảo liên quan đến tiền ảo, đáng kể là vụ sụp đổ của sàn tiền ảo Bitconnect - vụ lừa đảo lớn nhất trên thị trường tiền ảo do Ủy ban chứng khoán Mỹ phát giác, khiến nhiều nhà đầu tư trắng tay, bao gồm cả người Việt.
Ông Trần Anh Dũng - CEO MOG nhận định: "Sở dĩ 15 ngàn tỷ đồng dễ dàng bị bốc hơi vì nhiều người vẫn mang tâm lý thích làm giàu nhanh, thậm chí là trở thành tỷ phú sau một đêm ngủ dậy. Tôi tin rằng, với tâm lý như vậy, cho dù là tham gia lĩnh vực gì, nhà đầu tư cũng rất dễ bị lừa đảo".
Về cơ bản, các hoạt động ICO không hề xấu như nhiều người suy nghĩ. Đây là một hình thức gọi vốn của các doanh nghiệp thông qua việc phát hành các đồng tiền ảo hiển thị như là cổ phần của công ty.
Qua đó, các nhà đầu tư sẽ phải bỏ tiền mặt ra để mua cổ phần công ty, nhưng thay vì nhận lại được số lượng cổ phiếu như trên các sàn chứng khoán (IPO) thì sẽ nhận lại lượng tiền ảo tương ứng được lưu trữ trên "ví ảo" ở các website.
Phần đông các nhà đầu tư đều hy vọng mua với giá tốt và chờ đợi để bán với mức gấp 5, thậm chí gấp 10 lần. Thế nhưng, khi đã rót hàng chục triệu, thậm chí hàng tỉ đồng, nhiều người nhận về kết quả không phải lúc nào cũng như mong đợi.
Chiêu thức mới nhưng kịch bản cũ
Anh Trung Lê - một nhà đầu tư tiền ảo có kinh nghiệm cho hay: "Nếu từ đầu, liên minh ModernTech, iFan và Pincoin đã có ý định lừa đảo, thì vụ việc này thật quá tinh vi. Xu hướng tiền ảo đang lên, cộng thêm việc gắn với hình ảnh của người nổi tiếng khiến nhà đầu tư dễ dàng rơi vào bẫy".
Qua vụ lừa đảo nói trên, anh Trung cho rằng, điều cần nhất ở các nhà đầu tư khi tham gia thị trường tiền ảo nói riêng, các hoạt động kinh nói chung, chính là sự tỉnh táo. Rồi sau đó, mới cần đến kiến thức đầu tư vào từng ngành nghề cụ thể.
Bởi nếu nhà đầu tư thực sự có kiến thức và giữ được sự tỉnh táo nhất định, hẳn sẽ thấy việc thu về lợi nhuận gần 50%/tháng là vô lý. Đó là chưa kể tính pháp lý thiếu minh bạch, rõ ràng liên quan tới hoạt động gọi vốn thông qua tiền ảo tại Việt Nam.
Gần đây nhất, hồi đầu tháng 1/2018, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã có văn bản yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước khẩn trương nguyên cứu, đề xuất việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để quản lý tiền ảo tại Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/1/2018. Cho đến nay, chưa có thêm bất cứ một văn bản nào được đưa ra.
Còn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
5 dấu hiệu nhận biết trước khi đầu tư vào ICO
1. Tìm hiểu thông tin về người sáng lập và đội ngũ phát triển
Nếu một công ty thực sự nghiêm túc, họ sẽ không ngần ngại công bố danh tính thật sự. Khi cân nhắc đầu tư vào ICO, nhà đầu tư cầu tìm hiểu các thông tin chi tiết về đội ngũ sáng lập, nhà đầu tư và cố vấn của họ.
2. Tìm một cộng đồng năng động và phát triển
Các thương vụ ICO thành công nhất sẽ tổ chức các diễn đàn, sự kiện và blog cực kỳ năng động để tạo thành một cộng đồng có tiếng nói.
Từ đây, các nhà đầu tư có thể tận dụng các kênh thông tin này để tìm hiểu thêm về các dự án, về sự quan tâm của cộng đồng tới dự án này. Nếu có đông đảo người quan tâm tới thì đó là một dấu hiệu tốt.
3. Tìm hiểu thông qua các bằng chứng xã hội
Mặc dù không phải trong tất cả các trường hợp đám đông đều đúng, nhưng để tìm hiểu về bất kỳ một công ty, một tổ chức nào đó thì hiệu ứng đám đông và các bằng chứng xã hội vẫn là một biện pháp hữu ích, như các bài viết đánh giá trên báo chí, các hoạt động công bố chất lượng sản phẩm.
4. Tìm hiểu chi tiết về lộ trình sáng tạo và phát triển ý tưởng
Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể đưa một ý tưởng sáng tạo nhưng để phát triển những ý tưởng đó thành một dự án kinh doanh thì cần có một chuyên gia thực sự đứng sau để tạo ra một lộ trình chi tiết.
Thông qua kế hoạch chi tiết xây dựng, phát triển sản phẩm, các nhà đầu tư có thể chọn ra các dự án có tính khả thi cao.
5. Làm nghiên cứu độc lập
Là một nhà đầu tư thông thái, bạn có trách nhiệm phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định đầu tư nào đó.
Sẽ rất dễ rơi vào cảnh bị lừa đảo, khi nhà đầu tư không tìm hiểu kỹ các startup, các dự án đầu tư. Vì vậy hãy luôn chú ý và hoài nghi bất kỳ một lời đề nghị hấp dẫn nào đó.
Cú lừa 15.000 tỷ đồng và sự cần kíp có khung pháp lý quản lý tiền ảo
Ông Diệp Khắc Cường trả lời trước nghi án lừa đảo tiền ảo của iFan: “Tôi là công cụ và nạn nhân”
Trả lời tại buổi họp báo sáng ngày 11/4 sau lùm xùm về nghi vấn lừa đảo tiền ảo iFan, ông Diệp Khắc Cường khẳng định lần nữa rằng mình là người bị hại, đồng thời mong muốn các nghi phạm sớm bị đưa ra ánh sáng.
Cú lừa 15.000 tỷ đồng và sự cần kíp có khung pháp lý quản lý tiền ảo
Việc đường dây lừa đảo tiền ảo iFan hơn 15.000 tỷ mới đây bị phát giác càng làm gia tăng sự lo lắng và cho thấy yêu cầu quản lý cấp thiết từ phía chính phủ.
Khối lượng giao dịch tại một số sàn tiền ảo lớn là giả mạo hoặc bị thổi phồng
Đầu tháng này, nhà giao dịch tiền ảo Sylvain Ribes đã tiến hành khảo sát khối lượng của một số đồng tiền có quy mô nhỏ và phát hiện ra rằng phần lớn khối lượng giao dịch của OKEx, sàn trao đổi lớn thứ tư trên thế giới, bị thổi phồng.
G20 kêu gọi thiết lập quy định cuối cùng cho tiền ảo vào tháng Bảy
Các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới đã đặt ra thời hạn cuối cùng vào tháng Bảy tới đối với bước đi đầu tiên trong thống nhất quy định tiền ảo.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.