Hàn Quốc muốn gia nhập CPTPP
Quốc gia Đông Á mong muốn tham gia vào Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm thúc đẩy xuất khẩu khi kinh tế trong và ngoài nước phát sinh nhiều rủi ro.
Tạp chí điện tử Nhà quản trị - TheLEADER Magazine
Cơ quan báo chí của Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam - VACD
Website: www.theleader.vn (tiếng Việt); e.theleader.vn (tiếng Anh)
Tổng biên tập: Nguyễn Cao Cương
Phó tổng biên tập: Trần Ngọc Sơn
Tòa soạn: Tầng 7, tòa nhà HCMCC số 249A Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3244 4359 - Hotline: 08887 08817
Email: toasoan@theleader.vn (tiếng Việt); editor@theleader.vn (tiếng Anh)
ISSN: 2615-921X
Chính phủ Vương quốc liên hiệp Anh vừa ra tuyên bố kết thúc đàm phán và đạt được thỏa thuận tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP).
Dự kiến, lễ ký kết thỏa thuận kết nạp Vương quốc Anh vào CPTPP sẽ diễn ra vào tháng 7 sắp tới, tại cuộc họp cấp bộ trưởng của các nước thành viên.
Với sự gia nhập của Anh, CPTPP sẽ nâng tổng số thành viên lên 12, bao trùm thị trường hơn 500 triệu dân, tổng GDP khoảng 11 nghìn tỷ bảng Anh (khoảng 13,6 nghìn tỷ USD), chiếm 15% GDP toàn cầu. Đây cũng là hiệp định tự do thương mại lớn nhất nước Anh tham gia kể từ sau sự kiện rời khỏi Liên minh châu Âu (còn gọi là Brexit).
Chính phủ Anh kỳ vọng, tham gia vào CPTPP sẽ giúp Vương quốc Anh đẩy mạnh xuất khẩu một số sản phẩm như ô tô, máy móc, rượu, sản phẩm từ sữa. Ước tính, GDP của Anh sẽ tăng thêm khoảng 2,2 tỷ USD mỗi năm trong dài hạn nhờ những tác động tích cực từ hiệp định này. Con số có thể lớn hơn nếu có thêm nhiều quốc gia gia nhập vào CPTPP.
Từ sau sự kiện Brexit, Anh đã tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do. Riêng với khối CPTTP, đã có 7 quốc gia thành viên có hiệp định thương mại với Anh quốc còn đang hiệu lực, trong đó có Việt Nam với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA), có hiệu lực kể từ năm 2021.
Tham gia vào CPTPP sẽ giúp Anh và các quốc gia này cắt giảm được thêm một số thuế và rào cản thương mại chưa được thỏa thuận trong các hiệp định trước đó, từ đó tăng cường gắn kết thương mại cũng như mở ra nhiều lựa chọn tận dụng ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Bên cạnh Vương quốc Anh, nhiều quốc gia và nền kinh tế khác cũng đang có ý định gia nhập CPTPP, trong đó Trung Quốc đã nộp đơn gia nhập vào tháng 9/2021; Hàn Quốc bày tỏ ý định muốn gia nhập vào tháng 4/2022, Đài Loan, Ecuador, Costa Rica… Qua đó có thể thấy sức hút của hiệp định tự do thương mại thế hệ mới kế thừa Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn đã thất bại sau khi Mỹ rút khỏi.
Như vậy, trong tương lai, CPTPP có tiềm năng vượt qua Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) để trở thành hiệp định thương mại tự do lớn nhất trên thế giới. Điều đặc biệt là CPTPP là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, với những điều khoản ràng buộc liên quan đến các vấn đề bền vững như môi trường, lao động… vốn là những điều khoản rất khó đạt được thỏa thuận sâu rộng trong các cam kết đa phương.
Quốc gia Đông Á mong muốn tham gia vào Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm thúc đẩy xuất khẩu khi kinh tế trong và ngoài nước phát sinh nhiều rủi ro.
Trung Quốc mới đây thông báo đã chính thức nộp đơn xin gia nhập CPTPP, chỉ một ngày sau khi Mỹ, Anh và Úc tuyên bố quan hệ đối tác quốc phòng mới AUKUS.
Nhiều doanh nghiệp Việt vẫn nằm ngoài vòng lợi ích của CPTPP, một phần vì hiệp định có hiệu lực không lâu trước Covid-19, một phần vì chưa hiểu hết cơ hội từ CPTPP.
Theo khảo sát của Trung tâm WTO, lý do lớn nhất khiến doanh nghiệp chưa tận dụng ưu đãi thuế quan của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là do không biết đến sự tồn tại của những ưu đãi thuế quan này.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.