Tiêu điểm
World Bank: Ba rủi ro lớn với triển vọng kinh tế Việt Nam
Mặc dù triển vọng kinh tế được đánh giá tích cực, World Bank nhận định Việt Nam cần xử lý những rủi ro cao về tài khóa, tài chính và xã hội.
Theo dự báo mới nhất của World Bank (Ngân hàng thế giới), tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt khoảng 4,8%, và hướng dần về tốc độ tăng trưởng trước đại dịch ở mức 6,5 – 7% từ năm 2022 trở đi.
Đây là dự báo tích cực, nhưng vẫn thấp hơn 2 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 12/2020, do tác động tiêu cực liên quan đến đợt bùng phát dịch Covid-19 gần đây, và còn phụ thuộc vào một số rủi ro tiêu cực.
World Bank lưu ý dự báo trên cần nhìn nhận thận trọng vì vẫn còn những bất định nghiêm trọng về quy mô và thời gian diễn ra đại dịch, trong đó có sự xuất hiện của các biến thể mới, và tốc độ tiêm vaccine tại Việt Nam và ở các quốc gia khác.
Nếu những rủi ro đó trở thành hiện thực, quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam sẽ chậm lại, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 sẽ thấp hơn mức dự báo 4,8%. Thời gian để quay lại xu hướng tăng trưởng như trước đại dịch, và thực hiện củng cố tài khóa trong trung hạn cũng sẽ kéo dài hơn so với dự kiến.
World Bank khuyến nghị các cấp có thẩm quyền cần xử lý ba rủi ro cao về tài khóa, tài chính và xã hội.
Thứ nhất, xử lý những hệ quả xã hội của đại dịch.
Tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường lao động và các hộ gia đình đã trở nên trầm trọng hơn sau đợt bùng phát dịch tháng 2 và tháng 4. Đại dịch không chỉ làm giảm thu nhập của người lao động, mà còn tạo ra bất bình đẳng sâu sắc hơn do có tác động khác nhau đến các nhóm thu nhập, ngành nghề, giới và địa bàn khác nhau.
“Các cấp có thẩm quyền nên cân nhắc tăng cường các chương trình đảm bảo xã hội, về phạm vi bao phủ, đối tượng mục tiêu và mức hỗ trợ, nhằm đảm bảo những nạn nhân hiện tại và tương lai của cú sốc kinh tế và dịch bệnh nhận được hỗ trợ đầy đủ”, World Bank khuyến nghị.
Thứ hai, cảnh giác với rủi ro khu vực tài chính đang tăng lên do khủng hoảng.
Mặc dù tín dụng ngân hàng mới, hoặc được tái cơ cấu, cung cấp hỗ trợ đáng hoan nghênh cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, nhưng cũng góp phần chuyển giao rủi ro từ khu vực kinh tế thực sang khu vực tài chính, World Bank lưu ý.
Theo đó, cơ quan thực hiện chính sách tiền tệ sẽ cần thận trọng với rủi ro nợ xấu đang gia tăng, đặc biệt ở các ngân hàng có mức vốn hóa chưa đảm bảo trước đại dịch.
Đây là lúc cần thông qua một kế hoạch giải quyết nợ xấu, và xây dựng cơ chế rõ ràng để xử lý những ngân hàng yếu kém và gặp khó khăn, đồng thời tiếp tục tái cơ cấu vốn ngân hàng để đáp ứng các yêu cầu theo chuẩn Basel II.
Thứ ba, cảnh giác với rủi ro tài khóa.
Mặc dù Chính phủ vẫn còn đủ dư địa tài khóa, với tỷ lệ nợ công trên GDP rơi vào khoảng 55,3% GDP vào cuối năm 2020, kinh nghiệm quốc tế cho thấy tình hình tài khóa có thể xấu đi tương đối nhanh chóng nếu đợt bùng phát dịch hiện nay không sớm được kiểm soát, hoặc các đợt dịch mới lại nổ ra trong những tháng tiếp theo.
Việt Nam có thể phải mở rộng gói hỗ trợ tài khóa, vốn còn khiêm tốn đến thời điểm này, trong khi thu ngân sách có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực do nền kinh tế phục hồi yếu hơn so với kỳ vọng.
Tại thời điểm này, rủi ro tài khóa có vẻ vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng vẫn cần tiếp tục được theo dõi sát sao, đặc biệt là vì rủi ro này liên quan đến sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp nhà nước, dễ trở thành nợ tiềm tàng.
World Bank cấp tín dụng 321 triệu USD giúp Việt Nam phục hồi
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.