Phát triển bền vững

World Bank cấp tín dụng 321 triệu USD giúp Việt Nam phục hồi

Hoài An Thứ tư, 30/06/2021 - 12:16

Khoản tín dụng được chia làm hai chương trình, nhằm hỗ trợ chính quyền trung ương và TP.HCM trong nỗ lực tăng cường quản trị đô thị và thúc đẩy phục hồi toàn diện dựa trên chuyển đổi số và bền vững.

World Bank (Ngân hàng Thế giới) mới đây đã phê duyệt hai Chương trình chính sách phát triển (DPO) với tổng giá trị 321,5 triệu USD, khẳng định cam kết hỗ trợ các nỗ lực phục hồi của Việt Nam.

Khoản tín dụng đầu tiên trị giá 221,5 triệu USD tập trung vào hỗ trợ các hành động chính sách giúp phục hồi toàn diện hơn, từ chính phủ điện tử và năng lượng tái tạo cho tới hỗ trợ dịch vụ chăm sóc trẻ và thanh toán di động.

Qua việc nâng cao khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc trẻ có chất lượng với chi phí hợp lý, hỗ trợ chính sách này sẽ giúp giải quyết một trong những rào cản lớn nhất đối với vấn đề bình đẳng giới tại các khu công nghiệp.

Việc hỗ trợ phát triển thanh toán di động nhằm tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính cho các hộ gia đình chưa có tài khoản ngân hàng, vốn vẫn chiếm đa số tại Việt Nam.

Cùng với đó, các hoạt động phát triển chính phủ điện tử sẽ giúp thúc đẩy quá trình phục hồi dựa trên chuyển đổi số, nhờ đó các dịch vụ công sẽ được cung cấp hiệu quả và toàn diện hơn cho người dân và doanh nghiệp Việt Nam.

Đồng thời, các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo sẽ giúp Việt Nam ưu tiên các dự án năng lượng mặt trời, là những giải pháp xanh hơn và ít phát thải các-bon hơn so với điện than.

Chương trình thứ hai, sử dụng khoản vay 100 triệu USD, hỗ trợ TP.HCM thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu không gian tích hợp và minh bạch cho quản lý đô thị.

Chương trình này cũng được thiết kế để tăng cường quản lý nợ và tài sản công, và cải thiện hoạt động cung cấp các dịch vụ ưu tiên của thành phố - ba yếu tố cơ bản để quản lý hiệu quả một thành phố hiện đại.

Những cải cách nhằm đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh và tăng cường khả năng tiếp cận thông tin quy hoạch sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh của thành phố, từ đó thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân, tăng năng suất lao động và tạo việc làm.

Bằng cách tăng cường hiệu quả quản lý nợ và tài sản công của thành phố, chương trình này được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao hiệu quả tài khóa và tạo thêm nguồn thu trong những năm tới.

Về lâu dài, người dân sẽ được hưởng lợi từ các dịch vụ đô thị chất lượng cao hơn, sau khi thành phố thực hiện cải cách nhằm nâng cao tính cạnh tranh và minh bạch của các thủ tục trong lĩnh vực giao thông và bất động sản.

Ngoài ra, chương trình này sẽ giúp thành phố giảm thiểu mức độ dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí hậu, thông qua tăng cường tính minh bạch về quy hoạch phân khu có tính đến yếu tố khí hậu, mở rộng mạng lưới thoát nước và dự kiến chuyển đổi ​​từ phương tiện giao thông cá nhân sang phương tiện giao thông công cộng ít phát thải carbon hơn.

Chương trình cũng sẽ thúc đẩy bình đẳng giới bằng cách khuyến khích phụ nữ và trẻ em gái sử dụng phương tiện giao thông công cộng do khả năng kết nối và an toàn cá nhân đều được nâng cao.

Nguồn tài trợ cho chương trình DPO của Chính phủ Việt Nam đến từ Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) và nguồn tài trợ cho chương trình DPO của TP.HCM là Ngân hàng Tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD).

“Đại dịch Covid-19 đã cho thấy Việt Nam càng cần phải đẩy mạnh cải cách nếu muốn đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045. Việt Nam không những phải quản lý tốt những tác động trước mắt do đại dịch gây ra mà còn cần xây dựng nền tảng cho sự phục hồi xanh trong dài hạn”, bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia World Bank tại Việt Nam, đánh giá. 

World Bank: Cần đặc biệt quan tâm tới sản xuất công nghiệp và bán lẻ

World Bank: Cần đặc biệt quan tâm tới sản xuất công nghiệp và bán lẻ

Tiêu điểm -  3 năm
Ngoài sản xuất và bán lẻ, Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ diễn biến về xuất khẩu hàng hóa lẫn cam kết FDI sau đợt dịch Covid-19 mới nhất.
World Bank: Cần đặc biệt quan tâm tới sản xuất công nghiệp và bán lẻ

World Bank: Cần đặc biệt quan tâm tới sản xuất công nghiệp và bán lẻ

Tiêu điểm -  3 năm
Ngoài sản xuất và bán lẻ, Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ diễn biến về xuất khẩu hàng hóa lẫn cam kết FDI sau đợt dịch Covid-19 mới nhất.
Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Phát triển bền vững -  3 ngày

Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Phát triển bền vững -  4 ngày

Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.

Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện

Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện

Phát triển bền vững -  1 tuần

Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.

AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035

AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035

Phát triển bền vững -  1 tuần

Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.

Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa

Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa

Phát triển bền vững -  1 tuần

Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Dòng tiền đầu tư dịch chuyển ra vùng ven sau cơn sốt giá đất ở Hà Nội

Dòng tiền đầu tư dịch chuyển ra vùng ven sau cơn sốt giá đất ở Hà Nội

Bất động sản -  7 giờ

Nguồn tiền đầu tư bất động sản đang có xu hướng di chuyển sang các tỉnh lân cận sau cơn sốt giá chung cư Hà Nội.

Trao quyền cho các nữ doanh nhân Việt

Trao quyền cho các nữ doanh nhân Việt

Tiêu điểm -  7 giờ

Việt Nam có tới 20% các doanh nghiệp do nữ làm chủ, nhưng các nữ doanh nhân vẫn phải đối mặt với nỗi lo thiếu vốn, công nghệ và năng lực quản trị.

Triển lãm Giảng Võ: Nơi quá khứ vang vọng và tương lai cất cánh

Triển lãm Giảng Võ: Nơi quá khứ vang vọng và tương lai cất cánh

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Triển lãm Giảng Võ từng là biểu tượng của một thời kỳ kinh tế - văn hóa sôi động, nơi Hà Nội mở cánh cửa đầu tiên để giao thương với thế giới. Khi quá khứ vàng son khép lại, trên nền di sản cũ, người Hà Nội đang trông chờ một công trình xứng tầm với vị thế của Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới.

Chính phủ đề xuất tăng mức phạt hành chính, mở rộng quyền xử lý vi phạm

Chính phủ đề xuất tăng mức phạt hành chính, mở rộng quyền xử lý vi phạm

Tiêu điểm -  8 giờ

Dự luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính tăng mức phạt tại các thành phố lớn, mở rộng phạm vi áp dụng, bổ sung lĩnh vực mới và trao thêm thẩm quyền cho lực lượng cấp xã.

Nhu cầu chuyển tiền quốc tế tăng cao, chọn kênh nào để lợi đơn, lợi kép

Nhu cầu chuyển tiền quốc tế tăng cao, chọn kênh nào để lợi đơn, lợi kép

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Đáp ứng nhu cầu chuyển tiền quốc tế ngày càng tăng, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) triển khai chương trình miễn 100% phí chuyển tiền quốc tế cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí và an tâm kết nối tài chính xuyên biên giới.

Đề xuất 5 nhóm giải pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đề xuất 5 nhóm giải pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân

Tiêu điểm -  8 giờ

Chính phủ đề xuất 5 nhóm giải pháp gồm cải thiện môi trường kinh doanh, vốn, đất đai... nhằm tháo gỡ nút thắt, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh và bền vững.

Bàn cơ chế đặc thù mới cho Hải Phòng

Bàn cơ chế đặc thù mới cho Hải Phòng

Tiêu điểm -  10 giờ

Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Hải Phòng với nhiều nội dung đột phá về quản lý cũng như mức độ phân quyền.

Đọc nhiều