World Bank cảnh báo hai động lực tăng trưởng chính của Việt Nam đang chững lại

Phương Anh Thứ tư, 14/12/2022 - 15:52

Trong điều kiện huy động vốn toàn cầu dự kiến vẫn tiếp tục bị thắt chặt và nhu cầu bên ngoài đang yếu đi, cơ quan quản lý tiền tệ của Việt Nam có thể cân nhắc cho phép tỷ giá được linh hoạt hơn nữa, World Bank khuyến nghị.

World Bank (Ngân hàng Thế giới) trong cập nhật mới nhất lưu ý rằng cả hai động lực tăng trưởng là xuất khẩu và nhu cầu trong nước của Việt Nam đều đang chững lại.

Cụ thể, nhu cầu bên ngoài yếu đi gây ảnh hưởng đến xuất khẩu. Trong khi đó, tiêu dùng hậu covid dường như cũng phục hồi chậm lại. Ngoài ra, điều kiện huy động tài chính bị thắt chặt hơn và lạm phát gia tăng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước trong thời gian tới.

Đồng USD yếu đi trong tháng 11 giúp giảm nhẹ áp lực đối với tỷ giá. “Do điều kiện huy động tài chính trên toàn cầu bị thắt chặt và nhu cầu bên ngoài yếu đi, cơ quan quản lý tiền tệ của Việt Nam có thể cân nhắc cho phép tỷ giá được linh hoạt hơn nữa, nhằm ứng phó với những cú sốc bên ngoài”, World Bankkhuyến nghị.

Chính sách này có thể được bổ sung bằng cách sử dụng sáng suốt lãi suất tham chiếu, và sử dụng thận trọng can thiệp tỷ giá trực tiếp nhằm bảo vệ dự trữ ngoại hối.

Tổ chức này cũng lưu ý rằng phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ là điều kiện quan trọng để duy trì ổn định giá cả, trong bối cảnh lạm phát cơ bản trong nước gia tăng.

Không chỉ vậy, chiến lược chi tiêu thận trọng hơn và tập trung hơn vào đúng ưu tiên nhằm đảm bảo đầu tư cho vốn con người, hạ tầng xanh và thích ứng khí hậu sẽ giúp nâng cao khả năng chống chịu và tiềm năng của nền kinh tế.

Nhìn lại tháng 11, dữ liệu cho thấy do sức cầu bên ngoài yếu hơn, tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm còn 5,3% trong tháng 11 (so cùng kỳ năm trước), thấp nhất kể từ tháng 02/2022. Chỉ số PMI trong lĩnh vực chế biến chế tạo lần đầu tiên bị trượt về vùng suy giảm (thấp hơn mốc 50 điểm) kể từ tháng 10/2021.

Trong khi đó, doanh số bán lẻ vẫn ở mức cao, nhưng tốc độ tăng đang giảm dần.

Đồng quan điểm, HSBC trong phân tích gần đây chỉ ra rằng sau hơn hai năm thương mại bùng nổ, giai đoạn “chững lại” đã đến. Các đơn hàng toàn cầu giảm mạnh, ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu châu Á. Việt Nam cũng không ngoại lệ và thuộc diện “đứng mũi chịu sào” xét về mức độ bị tác động.

Trong tháng 11, lần đầu tiên trong vòng hai năm, Việt Nam chứng kiến mức sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước trong tăng trưởng xuất khẩu, suy giảm ở tất cả các lĩnh vực. Cụ thể, lĩnh vực điện tử và dệt may/da giày – hai trụ cột xuất khẩu của Việt Nam, đã giảm tốc do nhu cầu “hạ nhiệt” ở các nước phương Tây.

Tại Mỹ, xuất khẩu của Việt Nam trong hai lĩnh vực, bao gồm máy móc và thiết bị, bên cạnh sản phẩm gỗ đã bắt đầu đi xuống.

HSBC lưu ý rằng bên cạnh những rủi ro ảnh hưởng đến tăng trưởng ngày một gia tăng, lạm phát gia tăng cũng là một vấn đề cần lưu tâm. Lạm phát toàn phần trong tháng 11 tăng 0,4% so với tháng trước, tương đương mức 4,4% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù vậy, khác với các nước láng giềng trong khu vực, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng, tạo áp lực tăng lạm phát toàn phần. Không chỉ giá xăng đã được điều chỉnh tăng lên, mà chi phí nguyên liệu đầu vào cũng tăng trên diện rộng.

“Cộng thêm hiệu ứng cơ sở không thuận lợi, chúng tôi dự báo áp lực lạm phát sẽ còn tăng trong vài quý tới, khiến NHNN nhiều khả năng phải tiếp tục có những biện pháp tiền tệ để “hãm phanh”, HSBC nhận định.

 

ADB: Nhu cầu với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang sụt giảm

ADB: Nhu cầu với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang sụt giảm

Tiêu điểm -  1 năm
Trong bối cảnh rủi ro với triển vọng kinh tế ngày càng gia tăng, ADB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ giảm tốc vào 2023, với dự báo tăng trưởng ở mức 6,3%.
ADB: Nhu cầu với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang sụt giảm

ADB: Nhu cầu với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang sụt giảm

Tiêu điểm -  1 năm
Trong bối cảnh rủi ro với triển vọng kinh tế ngày càng gia tăng, ADB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ giảm tốc vào 2023, với dự báo tăng trưởng ở mức 6,3%.
‘Mùa đông xuất khẩu’ của Việt Nam đã bắt đầu?

‘Mùa đông xuất khẩu’ của Việt Nam đã bắt đầu?

Tiêu điểm -  1 năm

Nhiều dấu hiệu cho thấy đã đến lúc ngành xuất khẩu của Việt Nam cần chuẩn bị cho một đoạn đường không mấy bằng phẳng sắp tới.

Giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu sản phẩm Việt từ Nestlé Việt Nam

Giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu sản phẩm Việt từ Nestlé Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm

Theo đại diện Nestlé, mục tiêu 6 tỷ USD xuất khẩu cà phê sẽ chỉ thành hiện thực bằng cách gia tăng giá trị cho cà phê thông qua áp dụng công nghệ cao, các phương pháp bền vững, thay vì sản lượng.

Dấu hiệu tiêu cực về xuất khẩu cá tra

Dấu hiệu tiêu cực về xuất khẩu cá tra

Tiêu điểm -  2 năm

Thông thường hàng năm, tháng 9 là bắt đầu mùa cao điểm có nhiều đơn hàng cho dịp lễ cuối năm và năm mới, nhưng năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 9 lại thấp hơn 15% so với tháng trước đó.

Nỗi lo xuất khẩu ‘giảm tốc’ và FDI tiếp tục ‘ảm đạm’ vào cuối năm và năm 2023

Nỗi lo xuất khẩu ‘giảm tốc’ và FDI tiếp tục ‘ảm đạm’ vào cuối năm và năm 2023

Tiêu điểm -  2 năm

Đây là hai động lực tăng trưởng quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu và thu hút FDI sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong cuối năm và cả năm 2023 khi nhu cầu trên thế giới có nguy cơ giảm mạnh do suy thoái kinh tế và lạm phát cao.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  10 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  12 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  20 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.