Xây dựng thương hiệu: Làm gì để biến khách hàng thành người tình trăm năm?

Thu Phương Chủ nhật, 22/10/2017 - 09:34

Thương hiệu mạnh không chỉ là thương hiệu được nhiều người biết mà là thương hiệu được nhiều người nể trọng, hâm mộ, muốn đồng hành và đi theo.

Khiến khách hàng tình nguyện bán hàng cho mình

Theo các chuyên gia về thương hiệu, trong bối cảnh hiện nay, khi mà cuộc cách mạng 4.0 đang có dấu hiệu bùng nổ mạnh khiến tư duy quản trị thương hiệu cũng đã thay đổi rất nhiều so với trước đây.

Chương trình Cafe Quản trị cho VACD, CSMO và TheLEADER tổ chức.

Ông Bùi Quý Phong, Giám đốc Công ty Tư vấn chiến lược thương hiệu Châu Á cho rằng, trong câu chuyện chung về số hóa, chuyển dịch số trên thế giới hiện nay, các doanh nghiệp thay vì tập trung hết nguồn lực vào việc quảng cáo nên xây dựng cộng đồng riêng của mình.

Theo ông Phong, trên toàn thế giới hiện có khoảng 5 tỷ thiết bị điện thoại kết nối toàn cầu, gần 8 tỷ sim được kết nối... điều đó có nghĩa là một nửa dân số trên thế giới có thểtruy cập, kết nối internet ở mọi nơi mọi lúc. Tuy nhiên câu chuyện khủng hoảng niềm tin đang là những vấn đề đặt ra với toàn xã hội nói chung và đối với việc xây dựng thương hiệu nói riêng.

"Ngay bản thân tôi cũng chưa bao giờ tưởng tượng rằng mình có hàng nghìn bạn trên mạng xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, niềm tin lại cũng chưa khi nào thiếu đến như vậy. Chúng ta đang có rất nhiều mối quan hệ xã hội nhưng niềm tin trong xã hội lại đang ngày càng ít đi và ít hơn", ông Phong chia sẻ.

Ông Bùi Quý Phong tại tọa đàm Cafe Quản Trị tháng 10

Theo vị chuyên gia thương hiệu này, trong marketing, công nghệ 4.0 và kỹ thuật hiện nay đã cho phép các doanh nghiệp tiếp cận đến người tiêu dùng rất sâu sát. Các cá nhân đang dần không còn sự riêng tư do sự can thiệp của công nghệ, họ có thể bị theo dõi tất cả hành vi tiêu dùng nhờ công nghệ, khoa học.

Tuy nhiên, hành vi ra quyết định tiêu dùng hiện nay cũng đang cũng thay đổi. Khách hàng hiện đại sử dụng các phương tiện internet để tra cứu, tham chiếu về sản phẩm trước khi ra quyết định tiêu dùng. 

Đây là một quá trình ra quyết định rất phức tạp bởi họ không còn niềm tin đối với quảng cáo. Do đó, trong xã hội số hóa, niềm tin của người tiêu dùng khó chinh phục hơn trong quá trình kinh doanh. Họ có đủ sự tự tin về tri thức và mong muốn chủ động tìm thông tin mà mình cần nhiều hơn là chịu tác động bởi truyền thông quảng bá.

Về bản chất, đó là trận chiến không cân sức giữa quảng cáo thương hiệu và sự chia sẻ của bạn bè người thân do người tiêu dùng đã không còn niềm tin đối với quảng cáo thương hiệu.

"Chính vì vậy, tôi cho rằng việc các doanh nghiệp hiện nay đốt quá nhiều tiền cho quảng cáo đã không còn phù hợp. Bởi thực tế là 92% người tiêu dùng hiện nay tin vào sự giới thiệu của những người bạn hơn là thông tin quảng cáo trên mạng", ông Phong nói.

Theo vị chuyên gia này, vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp là làm thế nào để hỗ trợ người tiêu dùng tự khám phá và tìm ra sản phẩm của mình. Đây là phương thức mới làm thay đổi phương pháp tiếp cận thị trường, thay đổi phương thức kinh doanh dựa vào PR, quảng cáo như trước.

Với quan điểm làm truyền thông thương hiệu như vậy, các nhà làm thương hiệu đã xây dựng những nhóm cộng đồng riêng, tạo thành những trào lưu, sức mạnh cho việc xây dựng thương hiệu. Bởi bản năng của con người là luôn có nhu cầu kết nối, ra nhập vào những cộng đồng lớn, có được sự ảnh hưởng và tin tưởng với người khác.

Theo ông Phong, muốn xây dựng thương hiệu, các doanh nghiệp hãy xây dựng những cộng đồng riêng, tìm cách dẫn dắt cộng đồng của mình. Xây dựng nhóm cộng đồng có chung niềm tin để họ tự nguyện tin vào sản phẩm, điều này khác hoàn toàn với việc truyền thông quảng bá, áp đặt sản phẩm. Đó chính là thành công của Apple hay các thương hiệu nổi tiếng thế giới đang làm.

Bởi lẽ, thương hiệu bản thân nó là mối quan hệ và mong muốn xây dựng mối quan hệ giữa con người với con người, nó không phải là lô gô nhận diện hay bao bì nhãn mác và càng không phải là truyền thông quảng cáo. Cùng với đó, thương hiệu mạnh không có nghĩa là thương hiệu được nhiều người biết đến mà là thương hiệu được nhiều người biết đến và nể trọng, hâm mộ, muốn đồng hành và đi theo, ông Phong cho biết thêm.

Ông Lê Quốc Vinh

Đồng quan điểm, Chủ tịch Tập đoàn Le Bros Lê Quốc Vinh cũng cho rằng, trước hết các doanh nghiệp hãy thay đổi cách bán hàng. Bởi thực tế mọi người hiện đang rất dị ứng với những cuộc điện thoại làm phiền đến từ bán bảo hiểm, bán bất động sản,... và tìm mọi cách để dập máy một cách nhanh nhất có thể.

"Chúng ta được quyền làm như vậy vì hiện nay phương thức bán hàng, marketing hiện đại đã thay đổi. Xây dựng thương hiệu là làm thế nào để truyền tải ý tưởng của mình đến cộng đồng, biến khách hàng trở thành những tín đồ của mình", ông Vinh nói.

Theo ông Vinh, con đường xây dựng thương hiệu hiện nay có ba bước đó là: Biến khách hàng thành bạn bè, biến khách hàng thành người hâm mộ và biến khách hàng thành người tình trăm năm.

Những Leader lớn trên thế giới đều đang làm như vậy. Họ biến chúng ta thành những người tín đồ trung thành, tình nguyên bán hàng cho họ bằng cách chia sẻ, tư vấn cho những người thân, bạn bè xung quanh và biến họ thành những tín đồ giống như mình. Cứ như vậy, cộng đồng của doanh nghiệp sẽ ngày cảng lớn mạnh và mở rộng không ngừng, ông Vinh chia sẻ. 

Xây dựng thương hiệu ngay từ đầu để tránh khủng hoảng truyền thông

TS. Nguyễn Đức Thuận, Phó chủ tịch Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD), Chủ tịch Tập đoàn Long Biên, nguyên Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn cho rằng, bản chất thương hiệu là chất lượng dịch vụ.

Theo ông Thuận, nếu doanh nghiệp không tự có ý thức trong việc xây dựng thương hiệu của mình bằng cách đảm bảo chất lượng dịch vụ, sản phẩm thì không người tiêu dùng nào có thể chấp nhận sản phẩm, thương hiệu đó và doanh nghiệp sẽ không thể phát triển.

TS. Nguyễn Đức Thuận

Xây dựng thương hiệu vào thời điểm nào theo chuyên gia thương hiệu Bùi Quý Phong có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp. Nhiều người hiện nay thường cho rằng xây dựng thương hiệu rất tốn kém, do đó, trước mắt nên tập trung vào kinh doanh, khi nào có tiền thì thì quay lại xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, đó là quan điểm không thực sự đúng đắn.

"Chúng ta nên xây dựng thương hiệu từ lúc chưa có thương hiệu. Điều này cũng giống như quá trình phát triển của một đứa trẻ vậy. Chúng ta đừng đợi đứa trẻ lớn mới dậy mà nên dậy từ sớm, chăm lo ngay từ đầu, như vậy sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều", ông Phong cho biết.

Việc xây dựng thương hiệu không có gì là quá muộn, nhưng càng sớm càng tốt. Do đó, đối với các doanh nghiệp mới thành lập, nên tính toán cân bằng bao nhiêu % cho nghiên cứu phát triển sản xuất, bao nhiêu % cho phát triển thương hiệu.

Theo ông Phong, hãy xây dựng thương hiệu trước khi chúng ta quá nổi tiếng, quá thành đạt. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những hiểm họa khủng hoảng truyền thông. Cách hay nhất để tránh những khủng hoảng truyền thông là xây dựng thương hiệu ngay từ đầu.

Bởi doanh nghiệp đủ lớn nhưng ứng xử chưa trưởng thành do quá tập trung cho việc phát triển mà quên mất những giá trị vô hình của doanh nghiệp như thương hiệu sẽ dẫn đến cách hành xử cảm tính, không dựa trên những tham chiếu giá trị thương hiệu. Từ đó dẫn đến khủng hoảng truyền thông như một tất yếu, ông Phong khẳng định.

Chú trọng xây dựng thương hiệu các cá nhân

Theo TS. Hàn Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội các nhà Quàn trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD), bên cạnh thay đổi việc xây dựng thương hiệu và bán hàng, vai trò của người lãnh đạo cũng được thể hiện rất rõ qua thương hiệu, đặc biệt là đối với các công ty vừa và nhỏ, công ty dịch vụ...

TS. Hàn Mạnh Tiến

Do đó, bên cạnh việc xây dựng thương hiệu của công ty, nên xây dựng thương hiệu của lãnh đạo công ty và mỗi cá nhận trong công ty. Thương hiệu cá nhân đóng góp một phẩn rất quan trọng vào thương hiệu chung của doanh nghiệp. Tạo dựng thương hiệu cá nhân lan tỏa chính là một trong những cách hữu hiệu phục vụ mục đích chung trong việc phát triển thương hiệu doanh nghiệp.

Còn theo TS. Nguyễn Đức Thuận, Chủ tịch Tập đoàn Long Biên, việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ vừa qua đã để lại cho chúng ta ba bài học về xây dựng thương hiệu:

Thứ nhất là, gắn quyền lợi của tất cả người dân vào quyền lợi của mình. Thứ hai, dùng quá khứ thành công của mình để cho quần chúng thấy chứ không phải nói nhiều về tương lai. Muốn có điều đó phải có chất lượng sản phẩm. Thứ ba là tạo ra một cộng đồng của mình, trong đó, tương lai của tất cả mọi người sẽ được hưởng lợi.

Do đó, để xây dựng thương hiệu mạnh, trước hết doanh nghiệp phải cần có sản phẩm chất lượng, mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng. Đây là điều đầu tiên và quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, vì mục tiêu sinh lợi nhuận dài hạn và phát triển bền vững, ông Thuận khẳng định.

Nội dung bài viết được cập nhật từ chương trình Cafe Quản trị số tháng 10/2017 với chủ đề "Tư duy lãnh đạo trong xây dựng thương hiệu" tổ chức sáng 21/10 tại Hà Nội.
Chương trình Cafe Quản trị được tổ chức thường kỳ hàng tháng do Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD), Câu lạc bộ các Giám đốc Sales và marketing Việt Nam (CSMO) và Tạp chí điện tử TheLEADER tổ chức. 
Những thảo luận, tương tác được thực hiện dưới góc nhìn đa chiều của các chuyên gia, diễn giả và các doanh nhân khách mời, xoay quanh các chủ đề đang được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm và những vấn đề nổi cộm có sức ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội trong nước cũng như quốc tế.
Với mục đích lan toả, cập nhật kiến thức quản trị doanh nghiệp, kỹ năng lãnh đạo, chiến lược phát triển thị trường và xúc tiến kết nối hợp tác kinh doanh, Cafe Quản trị nhận được sự quan tâm và đồng hành của giới lãnh đạo kinh doanh, chuyên gia uy tín cả trong và ngoài nước. 


Quản trị con người: 'Doanh nghiệp Việt cần tránh copy một cách máy móc'

Quản trị con người: 'Doanh nghiệp Việt cần tránh copy một cách máy móc'

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Trên thế giới có nhiều phương pháp và mô hình quản lý con người để mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần tránh copy một cách máy móc nếu không muốn “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

3 bài học quản trị rút ra từ chuỗi khủng hoảng của Uber

3 bài học quản trị rút ra từ chuỗi khủng hoảng của Uber

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Travis Kalanick, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành (CEO) của Uber đã từ chức vào tháng 6 vừa qua sau khi hàng loạt bê bối xảy ra trong thời gian ông lãnh đạo khiến các cổ đông giận dữ và buộc ông phải ra đi.

Bí mật quản trị bằng công nghệ của Thế Giới Di Động

Bí mật quản trị bằng công nghệ của Thế Giới Di Động

Leader talk -  7 năm

Thế Giới Di Động hiện có 1.512 siêu thị, 31.000 nhân viên phủ khắp 63 tỉnh thành.

Nhìn lại 30 năm FDI tại Việt Nam: Quản trị tốt hơn sẽ tiếp tục thành công

Nhìn lại 30 năm FDI tại Việt Nam: Quản trị tốt hơn sẽ tiếp tục thành công

Leader talk -  7 năm

Nguồn vốn FDI vẫn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay cũng như các năm tới, như vai trò luân chuyển của nó giữa các quốc gia từ trước tới nay.

Cựu CEO Uber bị cổ đông yêu cầu ra khỏi hội đồng quản trị

Cựu CEO Uber bị cổ đông yêu cầu ra khỏi hội đồng quản trị

Quốc tế -  7 năm

Cổ đông lớn nhất Uber khởi kiện cựu CEO Travis Kalanick, buộc ông phải rời khỏi hội đồng quản trị và không can thiệp vào công việc nội bộ của công ty.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  10 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".