Bộ Công Thương xem xét cắt giảm khoảng 600 giấy phép con
Sau khi rà soát, dự kiến sẽ có khoảng 464 - 612 điều kiện kinh doanh thuộc Bộ Công thương sẽ bị cắt giảm trong thời gian tới.
Ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ kế hoạch (Bộ Công Thương) cho biết, hiện Bộ Công thương đang rất quyết liệt trong việc xóa bỏ giấy phép con, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Chia sẻ tại Hội thảo "Đảm bảo tính nhất quán trong điều chỉnh chính sách để đạt mục tiêu tăng trưởng" do Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức, ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ kế hoạch (Bộ Công Thương) cho biết, về đề xuất của Bộ Công thương trong việc cắt giảm khoảng 600 điều kiện kinh doanh, cần khơi thông về cơ chế chính sách cho doanh nghiệp có cơ hội phát triển để tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp.
Trước đó, tại phiên họp chiều 15/9, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, dự kiến sẽ có khoảng 464 - 612 điều kiện kinh doanh sẽ bị cắt giảm trong thời gian tới, tương đương với khoảng 38,15 - 50,3% tổng số điều kiện kinh doanh.
Đây là kết quả của tổ công tác về cải cách hành chính cùng đại diện các vụ, cục thuộc Bộ Công Thương qua tổng hợp kết quả tự rà soát của các đơn vị. Theo đó, tính đến ngày 12/9, tổng số điều kiện kinh doanh trước rà soát là 1.216 điều kiện kinh doanh trên 27 ngành, nghề (chưa tính ngành, nghề sản xuất, nhập khẩu ô tô là ngành nghề thứ 28).
Vụ trưởng Vụ kế hoạch cho biết, trong hơn một năm vừa qua, Bộ Công thương mới chỉ bỏ được một số điều kiện kinh doanh về formaldehyte, khai báo hoá chất, dán nhãn năng lượng...
Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ lại tiến trình cải cách vẫn rất liên tục và không dừng lại. Từ cuối năm 2016 đến đầu 2017, những điều kiện kinh doanh ở mức thông tư của Bộ Công thương nếu thấy bất hợp lý đều được đề xuất bãi bỏ.
Cũng theo ông Hưng, hiện Bộ Công thương đang rất quyết liệt trong vấn đề này. Một loạt các quy định trong Nghị định đã được nghiên cứu ngay từ khi bãi bỏ các thông tư để trình Chính phủ sửa đổi thay thế như Nghị định số 19 về khí, Nghị định số 109 về xuất khẩu gạo, Nghị định số 94 về rượu, Nghị định số 67 về thuốc lá, Nghị định số 140 về logistics...
Ngày 5/9 vừa qua, Bộ Công thương đã làm việc trực tiếp với từng nhóm doanh nghiệp. Sau đó đánh giá tình hình chung các khó khăn của doanh nghiệp. Đúng một tuần sau ngày 15/9, Bộ trưởng đã họp và lên kế hoạch về ngắn hạn và dài hạn trong việc bãi bỏ các điều kiện kinh doanh trên tinh thần bộ sẽ bỏ khoảng trên 50% các điều kiện kinh doanh.
Trong đó, nhiều điều kiện từ nay đến cuối năm có thể bỏ ngay nhằm tạo nguồn lực tốt phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, đảm bảo hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, ông Hưng nhận định.
Đồng quan điểm, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế, Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI) cũng cho rằng, để tăng trưởng kinh tế dài hạn cần phải cải cách thủ tục, giảm chi phí, rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp.
Dẫn chứng cho câu chuyện rào cản kinh doanh, ông Tuấn cho biết vừa nhận được đơn "kêu cứu" của doanh nghiệp tại Thái Nguyên, "than" rằng với cách tính phí của Hải Phòng như hiện nay, một năm sẽ phải nộp thêm hơn 300 triệu đồng. Tuy nhiên, điều nghịch lý là hàng nhập về tại cảng Hải Phòng chỉ lưu lại ít thời gian, sau đó được chuyển sang các tàu nhỏ, vận chuyển bằng đường sông. Với chi phí lớn như trên sẽ "ăn mòn" lợi nhuận và khiến doanh nghiệp không thể chịu đựng được.
Trưởng ban pháp chế VCCI lo ngại, doanh thu của doanh nghiệp này khoảng 800 tỷ đồng mỗi năm, nộp ngân sách 30 tỷ đồng. Hiện nay, với 300 triệu đồng của Hải Phòng thu được, nhưng lại khiến doanh nghiệp rất khó khăn, thậm chí đi vào bước đường cùng. Nếu doanh nghiệp phá sản sẽ gây thất thu thuế của nhà nước.
Cũng theo ông Đậu Anh Tuấn, hiện Hải Phòng đang áp đặt thu phí hạ tầng cảng biển, mặc dù doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế và cộng đồng dư luận phản đối song, với lý lẽ riêng của mình, Hải Phòng vẫn quyết định thu phí hạ tầng đối với các doanh nghiệp vận tải, đơn vị kinh doanh vận chuyển hàng từ cảng Hải Phòng.
Sau khi rà soát, dự kiến sẽ có khoảng 464 - 612 điều kiện kinh doanh thuộc Bộ Công thương sẽ bị cắt giảm trong thời gian tới.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.