Xử lý nghiêm tình trạng sở hữu chéo ngân hàng trong năm 2023

Nhật Hạ Thứ năm, 20/10/2022 - 19:58

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, việc xử lý sở hữu chéo giữa các ngân hàng vẫn rất khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan cố tình lách luật, che giấu bằng cách nhờ người khác đứng tên cổ phần sở hữu. Trước tình hình này, Ủy ban kinh tế của Quốc hội đề nghị khắc phục và xử lý nghiêm tình trạng sở hữu chéo trong năm 2023.

Đánh giá kỹ hơn về tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm, nhất là Quý III tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 của Quốc hội hôm nay, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, GDP tăng cao nhưng không nên chủ quan vì nền tăng trưởng cùng kỳ thấp (quý III/2021 giảm hơn 6%).

Bên cạnh đó, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là một trong các chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh khả năng cạnh tranh của nền kinh tế không đạt, cho thấy chất lượng nền kinh tế còn hạn chế, tăng trưởng còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố vốn và lao động.

Việc hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế (đạt 92% dân số) là thách thức lớn, đồng thời là nhiệm vụ cấp bách cần quan tâm.

Việc xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, các dự án, doanh nghiệp kém hiệu quả, thua lỗ mới chỉ đạt kết quả bước đầu, chưa có chuyển biến thực chất trên thực tế.

Doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại trong 9 tháng tăng cao (38,6% so với cùng kỳ năm 2021). Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới chưa đóng góp nhiều cho nền kinh tế trong khi các doanh nghiệp nói chung tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu vốn lưu động, khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng; chi phí đầu vào cho sản xuất tăng cao; số lượng và lợi nhuận của đơn hàng xuất khẩu sụt giảm…

Công nghiệp hỗ trợ, mức độ liên kết doanh nghiệp nội ngành, liên ngành và liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI còn nhiều hạn chế.

Có ý kiến đề nghị làm rõ thực trạng cung cấp xăng dầu; nguyên nhân, giải pháp khắc phục tình trạng nhiều cửa hàng xăng, dầu đóng cửa hoặc khống chế lượng xăng, dầu bán cho khách hàng.

Một số vấn đề khác cần được quan tâm, báo cáo làm rõ như về phát triển kinh tế số; năng lực cạnh tranh du lịch của Việt Nam; việc đấu thầu mua sắm tài sản công gây thiệt hại, thất thoát ngân sách nhà nước; kết quả thực hiện các kiến nghị, kết luận thanh tra, kiểm toán nhà nước...

Các thị trường vốn như chứng khoán vừa qua tăng trưởng nhanh, là một trong số các kênh huy động vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. Song thị trường này biến động, nhiều phiên giảm điểm sâu.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế nhận xét, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp có giai đoạn tăng nóng, cơ cấu thị trường trái phiếu thiếu cân đối. Việc dùng vốn huy động qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sai mục đích, thiếu minh bạch.

Ủy ban kinh tế: Xử lý nghiêm tình trạng sở hữu chéo trong năm 2023
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội ngày 20/10. Ảnh: Trang tin Quốc hội

Theo ông Thanh, "Cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, và đánh giá thận trọng, chính xác về mức độ ảnh hưởng để có giải pháp phù hợp, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững của thị trường tiền tệ, thị trường vốn".

Các doanh nghiệp bất động sản có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao, tình hình tài chính kém lành mạnh có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản tín dụng hoặc nợ trái phiếu đến hạn.

Bối cảnh thế giới biến động khó lường, theo Uỷ ban Kinh tế, ổn định lãi suất và tỷ giá, hệ thống ngân hàng tới đây tiềm ẩn nhiều rủi ro về nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng đang gia tăng. Đến cuối tháng 7, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1,7%. Nợ xấu, nợ bán cho VAMC chưa xử lý, và các khoản tiềm ẩn thành nợ xấu của các ngân hàng là 5,4% (cuối năm 2021 là 6,3%).

Ông Thanh cho rằng, Chính phủ cần đánh giá kỹ nguyên nhân của nợ xấu; tác động neo tỷ giá trong thời gian khá dài khi nhiều đồng tiền mất giá mạnh so với USD, nhất là khả năng cạnh tranh xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam so với các nước khác.

Bổ sung 8 nhiệm vụ trong năm 2023

Về kế hoạch phát triển kinh tế năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ bổ sung một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến lạm phát trong nước cả từ phía cầu và chi phí đẩy, nhất là tác động do giá xăng dầu và giá nguyên vật liệu sản xuất tăng cao trên thế giới. Xây dựng kịch bản ứng phó với nguy cơ đình trệ và lạm phát.

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và chú trọng hơn đến việc hướng dòng vốn vào lĩnh vực ưu tiên nền kinh tế, đồng thời thận trọng với rủi ro lạm phát; việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ hiện hành như lãi suất, tăng trưởng tín dụng và các biện pháp điều hành thị trường ngoại hối phải nhất quán.

Có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai có hiệu quả gói hỗ trợ lãi suất 2%.

Duy trì ổn định, an toàn của thị trường tài chính, tiền tệ, nhất là các lĩnh vực đang tiềm ẩn nhiều rủi ro như thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, vàng. Lưu ý rủi ro liên thông giữa thị trường bất động sản với thị trường vốn và hệ thống các tổ chức tín dụng; khắc phục, xử lý nghiêm tình trạng sở hữu chéo.

Theo báo cáo Ngân hàng Nhà nước gửi Quốc hội, thực tế việc xử lý vấn đề sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo vẫn rất khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che giấu, nhờ cá nhân/tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định của pháp luật về sở hữu chéo/sở hữu vượt mức quy định. Việc này chỉ có thể được phát hiện và nhận diện thông qua điều tra, xác minh của cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, nghiên cứu mở rộng hơn không gian chính sách tài khóa gắn với hiệu quả của đầu tư công; phối hợp linh hoạt với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác với quy mô phù hợp và chủ động điều chỉnh để phù hợp với tốc độ phục hồi nền kinh tế.

Bố trí nguồn lực, điều chỉnh tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng. Quản lý chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, kiểm soát nợ công.

Thứ ba, đối với các chính sách an sinh xã hội, nghiên cứu mở rộng đối tượng và chú trọng tới nhóm lao động thuộc khu vực phi chính thức; đơn giản hóa và cụ thể hóa các tiêu chí xác định đối tượng được hưởng trợ cấp.

Đẩy mạnh hơn nữa xây dựng và thực thi nhóm chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động, việc làm hiện đại, liên thông, kết nối đi kèm với các giải pháp nhằm chính thức hoá lao động phi chính thức, tăng độ bao phủ an sinh xã hội. Xây dựng cơ chế, chính sách cải thiện môi trường làm việc, khắc phục sớm tình trạng công chức, viên chức xin thôi việc.

Thứ tư, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch bệnh trên thế giới để có kịch bản, phương án ứng phó kịp thời. Giải quyết vướng mắc trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế nhằm chấm dứt tình trạng thiếu trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế đang diễn ra tại nhiều nơi.

Thực hiện các giải pháp mạnh mẽ hơn về nâng cao năng lực của hệ thống y tế đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe người dân.

‘Vô vàn’ điểm nghẽn trong đấu thầu y tế và kiến nghị tháo gỡ

Triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện các giải pháp để tiếp tục phục hồi du lịch, đa dạng thị trường khách du lịch, tập trung thu hút khách du lịch quốc tế. Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa.

Thứ năm, coi trọng công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế để khắc phục những khiếm khuyết của các thị trường, qua đó khơi thông, tạo điều kiện cho các thị trường phát triển một cách lành mạnh và bền vững.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các luật đã ban hành; chuẩn bị sớm, bảo đảm tiến độ và chất lượng các dự án luật đã đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Xây dựng và triển khai quyết liệt các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thứ sáu, xây dựng giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn để vừa khắc phục những hạn chế, yếu kém của một số ngành, lĩnh vực, vừa thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về giá vật liệu xây dựng, có giải pháp, chế tài xử lý kịp thời, nghiêm minh và phù hợp để chống độc quyền, đầu cơ, tùy tiện nâng giá vật liệu xây dựng; khẩn trương hoàn thiện các định mức kinh tế, kỹ thuật, thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá, điều chỉnh định mức giá cho sát thị trường; xây dựng và công bố các chỉ số giá xây dựng hằng tháng bảo đảm phản ánh mức độ biến động của giá nhiên liệu, vật liệu xây dựng thực tế tại các công trình xây dựng trên địa bàn, phù hợp với giá thị trường.

Thứ bảy, sớm hoàn thành trình Quốc hội Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch không gian biển quốc gia; ban hành kịp thời các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; ban hành Quy hoạch điện VIII; rà soát để giải quyết các vướng mắc trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các địa phương.

Thứ tám, tiếp tục tìm kiếm cơ hội phát triển mới thông qua thúc đẩy các động lực tăng trưởng theo xu hướng phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, tăng cường môi trường thuận lợi và bảo đảm an toàn trong không gian mạng, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí các-bon…

Đồng thời, cần đánh giá tổng thể về lợi ích đạt được và chi phí mà nền kinh tế phải bỏ ra để xây dựng lộ trình thực hiện cam kết COP26 phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển của Việt Nam. 

Ngân hàng Nhà nước: Kiểm soát lạm phát là ưu tiên số một

Ngân hàng Nhà nước: Kiểm soát lạm phát là ưu tiên số một

Tài chính -  2 năm
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết ưu tiên số một là kiểm soát lạm phát, sẽ sử dụng các biện pháp tiền tệ linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô khác để đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước: Kiểm soát lạm phát là ưu tiên số một

Ngân hàng Nhà nước: Kiểm soát lạm phát là ưu tiên số một

Tài chính -  2 năm
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết ưu tiên số một là kiểm soát lạm phát, sẽ sử dụng các biện pháp tiền tệ linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô khác để đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ.
Áp lực lạm phát đè nặng nền kinh tế

Áp lực lạm phát đè nặng nền kinh tế

Tiêu điểm -  2 năm

Áp lực lạm phát trong các tháng cuối năm 2022 với nền kinh tế Việt Nam vẫn rất lớn

Ngân hàng Nhà nước: Kiểm soát lạm phát là ưu tiên số một

Ngân hàng Nhà nước: Kiểm soát lạm phát là ưu tiên số một

Tài chính -  2 năm

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết ưu tiên số một là kiểm soát lạm phát, sẽ sử dụng các biện pháp tiền tệ linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô khác để đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ.

‘Không tăng trưởng bất chấp lạm phát’

‘Không tăng trưởng bất chấp lạm phát’

Tiêu điểm -  2 năm

Trước áp lực ngày càng gia tăng lên công tác điều hành chính sách vĩ mô trong cuối năm 2022 và năm 2023, các chuyên gia khẳng định Việt Nam vẫn sẽ duy trì "mục tiêu kép", vừa ổn định vĩ mô, vừa giữ đà tăng trưởng.

Lạm phát chậm lại đáng kể nhờ giá xăng dầu giảm mạnh

Lạm phát chậm lại đáng kể nhờ giá xăng dầu giảm mạnh

Tiêu điểm -  2 năm

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước nhờ giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  6 giờ

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  7 giờ

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tiêu điểm -  7 giờ

Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Tiêu điểm -  1 ngày

Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  2 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  2 giờ

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  5 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  6 giờ

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.