Lạm phát chậm lại đáng kể nhờ giá xăng dầu giảm mạnh
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước nhờ giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm.
Trước áp lực ngày càng gia tăng lên công tác điều hành chính sách vĩ mô trong cuối năm 2022 và năm 2023, các chuyên gia khẳng định Việt Nam vẫn sẽ duy trì "mục tiêu kép", vừa ổn định vĩ mô, vừa giữ đà tăng trưởng.
Bước ra từ sau giai đoạn nặng nề nhất của đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phải đối diện với những thách thức đến từ sự bất ổn định địa chính trị toàn cầu.
Ngay từ đầu năm 2022, câu chuyện về “mục tiêu kép” giữa duy trì lạm phát không vượt quá mức trần 4% của Quốc hội đặt ra nhưng vẫn phải đảm bảo nền kinh tế đủ nguồn lực để phục hồi bền vững hậu dịch đã trở thành chủ đề nóng của nhiều cuộc thảo luận, đối thoại chính sách.
Tuy nhiên, tính đến nay là gần hết quý III/2022, về cơ bản Việt Nam vẫn duy trì tốt “mục tiêu kép” nói trên. Theo TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), đây là minh chứng cho thấy công tác điều hành chính sách tương đối tốt của Việt Nam thời gian qua.
Đó là việc thực hiện kết hợp nhiều biện pháp nhằm hạ nhiệt giá xăng dầu như sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu, giảm thuế môi trường, điều tiết giá xăng dầu theo sát với diễn biến giá thế giới. Hiện tại, Bộ Tài chính đang tiếp tục trình Chính phủ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và điều chỉnh sửa đổi thuế suất ưu đãi đối với xăng dầu.
Bên cạnh đó, các công cụ của chính sách tài khóa như miễn giảm thuế, phí một số nhóm hàng hóa thiết yếu được thực hiện linh hoạt để giảm áp lực giá cả và duy trì đà phục hồi, tăng trưởng.
Đồng quan điểm với Viện phó VEPR, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, nhận định, duy trì được tỷ lệ lạm phát thấp do Việt Nam đã chủ động nguồn cung và bình ổn giá của 2 nhóm hàng đặc biệt quan trọng là xăng dầu và thực phẩm.
Một yếu tố nữa được ông Lực chỉ ra là công tác truyền thông được thực hiện tương đối tốt, không tạo tâm lý lo sợ không đáng có cho người dân.
Áp lực lớn cuối năm 2022 và năm 2023
Đánh giá cao về kết quả điều hành vĩ mô, tuy nhiên, ông Lực cảnh báo, lạm phát của Việt Nam hiện vẫn chưa tới đỉnh do gặp phải độ trễ trong yếu tố chi phí đẩy. Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV dự báo, lạm phát trên thế giới đã qua đỉnh nhưng lạm phát ở Việt Nam sẽ đạt đỉnh vào tháng 1/2023. Điều này gây khó khăn trong công tác điều hành chính sách vào năm 2023.
Báo cáo Áp lực lạm phát và đề xuất chính sách 2022 của VEPR đưa ra nhận định, trong những tháng cuối năm 2022, thách thức lớn nhất tiếp tục đặt ra trong việc cân bằng giữa mục tiêu ổn định vĩ mô, ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát với mục tiêu duy trì đà tăng trưởng.
Sức ép đè nặng lên công tác điều hành tăng trưởng tín dụng, với bài toán đặt ra là làm sao để cân bằng kiềm chế lạm phát với nhu cầu vay vốn để phục hồi. Theo ghi nhận của VEPR, nhiều doanh nghiệp cho biết vẫn gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay.
Thách thức lớn thứ 2 của điều hành chính sách giai đoạn tới là cuộc đua lãi suất trên toàn cầu đang ngày càng nóng lên, như một nỗ lực ngăn ngừa lạm phát từ các ngân hàng trung ương. Điều này kéo chậm đà tăng trưởng của kinh tế thế giới, làm tăng giá nhập khẩu, ảnh hưởng tiêu cực tới dòng vốn đầu tư, cùng nhiều tác động tiêu cực khác.
Xuất khẩu cũng vướng phải nhiều thách thức khi kinh tế Mỹ và nhiều nền kinh tế lớn đều đang phải đối diện với suy thoái. Khó khăn đặt ra trực tiếp với những ngành như dệt may, gỗ, thủy hải sản… vốn xuất khẩu nhiều sang Mỹ và EU.
So với giai đoạn đầu năm, giá cả các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, phân bón, lương thực thực phẩm trên toàn cầu đã hạ nhiệt, tuy nhiên còn tồn tại nhiều yếu tố mang tính bất định và khó lường, đặc biệt khi diễn biến xung đột tại Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại.
Phản ứng chính sách phù hợp?
Trước những áp lực đặt ra cho công tác điều hành chính sách và trước những phản ứng của các quốc gia phát triển, một câu hỏi nóng được đặt ra là “liệu Việt Nam có hy sinh mục tiêu duy trì mức lạm phát thấp để đổi lấy mục tiêu tăng trưởng”?
Về vấn đề này, vị chuyên gia kinh tế trưởng BIDV khẳng định, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực để duy trì mục tiêu kép, tuyệt đối không có chuyện từ bỏ mục tiêu lạm phát để đổi lấy tăng trưởng.
Điều này là kinh nghiệm xương máu được rút ra từ sau cuộc khủng hoảng 2008 – 2009. Phản ứng chính sách thái quá của Việt Nam vào giai đoạn sau đó đã đẩy lạm phát lên mức kỷ lục hơn 18% vào năm 2011, đẩy tín dụng lên đến 30 – 50% GDP. Hệ quả của nền kinh tế từ sự bất ổn vĩ mô đó ảnh hưởng nặng nề đến đà tăng trưởng, thậm chí đến hiện tại vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Thực tế, theo ông Lực, câu chuyện “đánh đổi” chỉ “nằm ở lý thuyết”, tất cả các quốc gia đều mong muốn tìm kiếm một “điểm cân bằng” giữa ổn định lạm phát và giữ đà phục hồi, tăng trưởng kinh tế. Việt Nam đã đạt được điều này trong thời gian qua và cần tiếp tục làm tốt trong giai đoạn tới.
Kiên trì với các biện pháp ổn định vĩ mô cũng là đề xuất được VEPR đưa ra. Tuy nhiên, những biện pháp này cần được thực hiện song song và có chọn lọc với các chính sách hỗ trợ, khuyến khích những nhóm ngành sản xuất, nhóm lao động gặp khó khăn do giá cả đầu vào tăng cao.
Cùng với đó, cần tiếp tục có những hỗ trợ về nguồn vốn, tiếp cận thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng. Một giải pháp hỗ trợ đặc biệt cần thiết là cải thiện môi trường kinh doanh, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn do đứt gãy chuỗi cung ứng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Một giải pháp khác được VEPR nhấn mạnh là công tác dự báo, đánh giá cần được thực hiện thường xuyên và công khai, minh bạch hơn nữa.
Đồng tình với những đề xuất của VEPR, ông Lực bổ sung giải pháp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền kinh tế, ứng dụng công nghệ số, kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững. Trong bối cảnh đầy biến động, đây là những cơ hội mới đặt ra và cần được tận dụng.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước nhờ giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm.
Theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, lạm phát của Việt Nam sẽ đạt đỉnh vào những tháng cuối năm, nhưng bình quân năm vẫn sẽ ở mức dưới mục tiêu 4%.
Theo TS. Cấn Văn Lực, dù áp lực lạm phát cuối năm là rất lớn nhưng Việt Nam có đủ các yếu tố giúp kiềm chế lạm phát mà vẫn đảm bảo nguồn lực cho phục hồi và tăng trưởng.
Với độ mở lớn, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng nhập khẩu lạm phát và sẽ ngày càng trầm trọng trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng cao.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.