Áp lực lạm phát đè nặng nền kinh tế

An Chi Chủ nhật, 16/10/2022 - 10:25

Áp lực lạm phát trong các tháng cuối năm 2022 với nền kinh tế Việt Nam vẫn rất lớn

Áp lực lạm phát trong các tháng cuối năm 2022 là rất lớn

9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức 2,73%, được coi là một thành công trong việc kiểm soát  lạm phát , góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. 

Với mức lạm phát này, Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước có tỷ lệ lạm phát thấp trong khi nhiều nước tại khu vực châu Âu, châu Mỹ và một số nước ở châu Á như Thái Lan, Indonesia… đang tăng cao.

Cụ thể, tại Mỹ, lạm phát 9 tháng đầu năm 2022 đạt 8,3%, điều này khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất lần thứ 5 trong năm 2022 với mức tăng thêm 0,75 điểm phần trăm. Tại khu vực châu Âu, ghi nhận con số lạm phát kỷ lục vào tháng 8 là 9,1%. 

Ở khu vực châu Á, lạm phát hiện cũng đang tăng rất cao, có thể kể đến như Thái Lan đạt mức lạm phát 7,9% trong tháng 8, so với cùng kỳ năm trước tăng 5,1%, Indonesia tăng 4,7%. 

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, áp lực lạm phát đối với kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm sẽ là rất lớn. Mức lạm phát thấp trong đầu năm 2022, một phần là do những biến động về kinh tế, chính trị thế giới có độ trễ nhất định khi tác động đến tình hình trong nước.

Theo TS. Lê Văn Chiến, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, lạm phát của Việt Nam trong quý IV/2022 sẽ chịu sức ép lớn cả từ phía nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước.

Trong đó, cuộc khủng hoảng quân sự giữ Nga và Ukraina, các nước phương Tây đã đồng loạt đưa ra hơn 11 nghìn lệnh trừng phạt nhằm vào nền kinh tế, chính trị Nga. Hậu quả của các lệnh trừng phạt đó không chỉ ảnh hưởng đến Nga mà đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước phát triển nhất là các nước đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga. 

Lạm phát đã tăng ở hầu hết các quốc gia phát triển khiến lần lượt Mỹ, Canada, EU đã phải tăng lãi suất tiết kiệm nhằm chặn đà tăng của giá cả. Giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao, nhất là giá xăng dầu chắc chắn có ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung của Việt Nam khiến nguy cơ “nhập khẩu lạm phát” là khó tránh khỏi. 

Trong nước, nhu cầu tăng chi tiêu sau đại dịch của người dân, nhu cầu vốn đầu tư phục hồi sản xuất của các doanh nghiệp tạo sức ép rất lớn lên giá cả hàng hóa, dịch vụ. 

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa tăng trưởng tín dụng để phục hồi kinh tế và kiềm chế lạm phát. Ông Chiến cho rằng, trong khi vẫn còn 3 tháng của năm 2022, khả năng giữ mức lạm phát dưới 4% theo kế hoạch là khó có thể được thực hiện. 

Đáng chú ý, lạm phát do “chi phí đẩy” đã và sẽ có khả năng ảnh hưởng lớn đến chỉ số lạm phát trong những tháng tới và cả năm 2022 cũng như các năm tiếp theo. 

Từ đầu năm giá xăng, dầu tăng mạnh (tăng 61,2% trong tháng 6 năm 2022) làm giá vận tải trong tháng 6 tăng 21,4%. Tính trung bình 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá sản xuất ngành công nghiệp chế tạo, chế biến tăng bình quân 4,1%/tháng, chủ yếu do giá nguyên vật liêu đầu vào tăng là cơ sở cho nhận định trên, ông Chiến nhấn mạnh.

‘Không tăng trưởng bất chấp lạm phát’

Đồng quan điểm, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính cũng cho rằng, việc lạm phát tại nhiều quốc gia trên thế giới tăng cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lạm phát của Việt Nam và làm cho tốc độ phục hồi kinh tế chậm lại.

Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” ngày 7/6/2022, Ngân hàng Thế giới cảnh báo thế giới đang bước vào “thời kỳ tăng trưởng yếu kéo dài và lạm phát gia tăng” và hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 từ 4,1% xuống 2,9%.

Tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát vẫn cao và lãi suất tăng cao sẽ làm nhu cầu đầu vào của sản xuất thu hẹp và khả năng chi tiêu của nền kinh tế thu hẹp, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.

Việt Nam là quốc gia có độ mở cửa hội nhập sâu rộng và toàn diện với thế giới và mức độ nhập khẩu nguyên liệu đầu vào chiếm tới 37% cho nên khả năng nhập khẩu lạm phát thông qua nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đầu vào rất lớn. 

Năm 2022 tác động của các gói kích cầu kinh tế năm 2020, 2021 của Việt Nam sẽ bộc lộ rõ hơn do tác động bởi độ trễ của lượng tiền tệ được đưa vào thị trường. 

Đặc biệt, năm 2020 tín dụng trong nền kinh tế tăng trưởng 12,17% nhưng nền kinh tế chỉ tăng 2,9% GDP; năm 2021, tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng khoảng 14% nhưng nền kinh tế chỉ tăng 2,58%, vì vậy lượng tiền tệ trong nền kinh tế tương đối lớn có thể gây sức ép lạm phát. 

Việc triển khai chương trình hỗ trợ hồi phục và phát triển kinh tế theo Nghị quyết 43 của Quốc hội cũng sẽ gây sức ép lên giá cả nguyên nhiên vật liệu và tạo thêm sức ép tăng lạm phát.

Để có thể giữ tốc độ tăng chỉ số CPI ở mức dưới 4% như chỉ tiêu của Quốc hội và tìm cách ổn định thị trường tài chính tiền tệ, tiếp tục hạ thấp tỷ lệ lạm phát, ông Thịnh cho rằng, Chính phủ cần thực hiện tốt một số biện pháp. 

Trong đó, Việt Nam cần tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phục hồi và phát triển bền vững của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế sẽ là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho việc giữ ổn định nền kinh tế, giúp tránh được tâm lý hoài nghi của các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư, tránh tình trạng “lạm phát do tâm lý”.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục theo dõi sát tình hình biến động của nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính – tiền tệ, chủ động, thực hiện điều hành linh hoạt lãi suất, công cụ thị trường mở, tích cực quản lý và điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, từng bước ổn định và nâng cao giá trị đồng Việt Nam, góp phần kìm giữ lạm phát cơ bản để làm cơ sở cho việc kìm giữ chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI). 

Các ngân hàng cần giám sát việc cung tiền, mở rộng tín dụng và điều hành linh hoạt lãi suất, tỷ giá để giảm sức ép lạm phát trong các tháng cuối năm. Cung tiền trong thời gian qua đang tăng, tín dụng 8 tháng đầu năm 2022 tăng 9,5%. Khả năng tăng tốc độ luân chuyển của đồng tiền khi dịch bệnh được kiểm soát cũng là một thực tế cần được tính toán khi xem xét khả năng tăng cao của lạm phát.

Bộ Tài chính cần xem xét kỹ lưỡng nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, tính toán cẩn trọng mức độ, thời hạn, hình thức, phương thức huy động vay nợ công để vừa đảm bảo kích thích nền kinh tế hồi phục và phát triển nhanh chóng, vừa đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay, đảm bảo khả năng trả nợ vay và sự ổn định và phát triển trong dài hạn của nền kinh tế.

Thứ ba, Tổng cục quản lý thị trường (Bộ Công thương) và Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giá cả, thị trường, tránh tình trạng “té nước theo mưa” của một số chủ thể, nhất là với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, hàng hóa, thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch bệnh, đảm bảo ổn định mặt bằng giá cả. Thời gian qua, giá xăng dầu đã giảm mạnh nhưng giá nhiều mặt hàng chưa giảm, thậm chí tăng cao. Cần sớm có các biện pháp ổn định để đưa giá các mặt hàng về đúng vị trí. 

Đặc biệt, cần có sự theo dõi chặt chẽ của Chính phủ, Bộ Tài chính về sự biến động trên cả thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán tránh các tình huống có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính tiền tệ và lạm phát.


Việt Nam là ‘vùng an toàn kinh tế’ giữa bão toàn cầu

Việt Nam là ‘vùng an toàn kinh tế’ giữa bão toàn cầu

Tiêu điểm -  1 năm
Chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital đánh giá những yếu tố nội tại vững chắc, cùng các chính sách mạnh mẽ, sẽ giúp Việt Nam phần nào thoát khỏi những điều kiện khó khăn mà thế giới có thể phải trải qua trong 1 – 2 năm tới.
Việt Nam là ‘vùng an toàn kinh tế’ giữa bão toàn cầu

Việt Nam là ‘vùng an toàn kinh tế’ giữa bão toàn cầu

Tiêu điểm -  1 năm
Chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital đánh giá những yếu tố nội tại vững chắc, cùng các chính sách mạnh mẽ, sẽ giúp Việt Nam phần nào thoát khỏi những điều kiện khó khăn mà thế giới có thể phải trải qua trong 1 – 2 năm tới.
Ngân hàng Nhà nước: Kiểm soát lạm phát là ưu tiên số một

Ngân hàng Nhà nước: Kiểm soát lạm phát là ưu tiên số một

Tài chính -  1 năm

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết ưu tiên số một là kiểm soát lạm phát, sẽ sử dụng các biện pháp tiền tệ linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô khác để đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ.

‘Không tăng trưởng bất chấp lạm phát’

‘Không tăng trưởng bất chấp lạm phát’

Tiêu điểm -  2 năm

Trước áp lực ngày càng gia tăng lên công tác điều hành chính sách vĩ mô trong cuối năm 2022 và năm 2023, các chuyên gia khẳng định Việt Nam vẫn sẽ duy trì "mục tiêu kép", vừa ổn định vĩ mô, vừa giữ đà tăng trưởng.

Lạm phát chậm lại đáng kể nhờ giá xăng dầu giảm mạnh

Lạm phát chậm lại đáng kể nhờ giá xăng dầu giảm mạnh

Tiêu điểm -  2 năm

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước nhờ giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm.

Lạm phát của Việt Nam có thể đạt 7% vào cuối năm

Lạm phát của Việt Nam có thể đạt 7% vào cuối năm

Tiêu điểm -  2 năm

Theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, lạm phát của Việt Nam sẽ đạt đỉnh vào những tháng cuối năm, nhưng bình quân năm vẫn sẽ ở mức dưới mục tiêu 4%.

TS. Cấn Văn Lực: ‘Không nên lo lắng thái quá về lạm phát’

TS. Cấn Văn Lực: ‘Không nên lo lắng thái quá về lạm phát’

Tiêu điểm -  2 năm

“Lo lắng thái quá hay sợ hãi với lạm phát mà không dám làm gì” là điều không nên, vì như thế thì kinh tế lại đình trệ, dẫn đến thiếu nguồn cung và giá lại tăng. Ở Việt Nam, tâm lý lạm phát rất quan trọng, Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nhận định.

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Phát triển bền vững -  19 phút

Nhu cầu giống để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 rất lớn, nhưng lượng giống trong kho dự trữ quốc gia chỉ còn ít.

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

Nhịp cầu kinh doanh -  19 phút

The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Đọc nhiều