Doanh nghiệp
Xuân Cầu và B.Grimm Power chia đôi dự án điện mặt trời Dầu Tiếng
Tổ hợp dự án điện mặt trời Dầu Tiếng (420MW) được chia làm 2 dự án, trong đó nhà đầu tư Thái Lan nắm giữ hơn 96% cổ phần dự án DTE2, phần còn lại thuộc về Xuân Cầu Group.
Tập đoàn B.Grimm Power của Thái Lan và Tập đoàn Xuân Cầu của Việt Nam đã bất ngờ chia tách dự án Điện mặt trời Dầu Tiếng – Tây Ninh (DTE) thành hai dự án nhỏ hơn thông qua việc thay đổi cấu trúc sở hữu của công ty chủ đầu tư.
Cụ thể, dự án DTE (quy mô 420 MW) sẽ được chia thành dự án DTE 1 (180 MW) và dự án DTE 2 (240 MW). Theo đó Công ty Cổ phần năng lượng DT1 do Xuân Cầu sở hữu 100% sẽ nắm giữ toàn bộ dự án DTE1.
Công ty B.Grimm Power trước đây sở hữu 55% cổ phần DTE, tương ứng quy mô 231 MW, sẽ nâng sở hữu lên 96,25% cổ phần DTE và doanh nghiệp này chỉ còn sở hữu dự án DTE 2. Gần 4% còn lại do Xuân Cầu sở hữu.

B.Grimm Power đầu tư vào dự án Điện mặt trời Dầu Tiếng – Tây Ninh từ năm 2018, trong chiến lược mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo của Tập đoàn B.Grimm tại Việt Nam.
Cụ thể, tháng 6/2018, công ty của Thái Lan đã chi khoảng 34 triệu USD để mua Công ty Điện mặt trời Việt Thái, doanh nghiệp sở hữu 55% cổ phần dự án Điện mặt trời Dầu Tiếng – Tây Ninh. Đây là tổ hợp điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á khi đó với quy mô đầu tư khoảng 9.100 tỷ đồng.
Tổ hợp điện mặt trời Dầu Tiếng - Tây Ninh bao gồm 2 nhà máy Dầu Tiếng 1 và Dầu Tiếng 2 đã chính thức đưa vào vận hành thương mại, hòa lưới điện quốc gia từ cuối năm 2019. Cụm nhà máy đi vào hoạt động sẽ cung cấp lên lưới điện quốc gia khoảng 688 triệu kWh mỗi năm. Ước tính, bằng khoảng mức tiêu thụ điện hàng năm của gần 320.000 hộ gia đình Việt Nam.
Cuối năm 2018, B.Grimm tiếp tục ký thỏa thuận mua 80% cổ phần tại Công ty cổ phần TTP Phú Yên, chủ đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời công suất 257 MW tại Phú Yên. Số tiền B.Grimm bỏ ra để mua cổ phần TTP Phú Yên là 32,5 triệu USD từ Tập đoàn Trường Thành Việt Nam.
Động thái chia tách dự án Điện mặt trời Dầu Tiếng - Tây Ninh diễn ra không lâu sau khi Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông qua khoản vay 160,5 triệu USD cho dự án DTE 2 (hiện do B.Grimm Power nắm giữ hơn 96% cổ phần).
Trước đó, với dự án điện Hòa Hội của Công ty TPP Phú Yên, ADB đã cung cấp khoản vay chứng nhận xanh trị giá 186 triệu USD. Tham gia vào khoản cho vay này còn có các Quỹ cơ sở hạ tầng và các ngân hàng thương mại. Các khoản vay xanh được sử dụng để tài trợ cho những dự án mới hoặc đang được thực hiện giúp mang lại lợi ích cho môi trường hoặc khí hậu.
'Của để dành' của Xuân Cầu
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh
Công ty CP Sữa Quốc tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi, giảm quảng cáo rầm rộ, hướng đến chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.