Tiêu điểm
Xuất khẩu qua thương mại điện tử có thể cán mốc 13 tỷ USD
Tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử bán lẻ trên 20%/năm, xuất khẩu xuyên biên giới là một ngành mới được đánh giá có nhiều tiềm năng và phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế số của Chính phủ.
Theo nghiên cứu của Access Partnership, doanh thu xuất khẩu thương mại điện tử của Việt Nam có thể đạt đến 296,3 nghìn tỷ đồng (tương đương 13 tỷ USD) vào năm 2027 nếu như các doanh nghiệp trong nước được hỗ trợ đầy đủ và đẩy nhanh tốc độ áp dụng thương mại điện tử để xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ.
Nghiên cứu được thực hiện bằng khảo sát với 300 doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tại Việt Nam cho thấy, 86% các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng họ sẽ không thể thực hiện hoạt động xuất khẩu nếu không có thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này cũng đang hướng tới việc mở rộng thị trường đến các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu trong vòng 5 năm tới.
Ông Gijae Seong - Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trên Amazon đã tăng 45% trong năm 2022.
Theo ông Gijae Seong, dù nhiều doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng xuất khẩu trực tuyến, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và làm sao để mở rộng quy mô.
Báo cáo của Access Partnership cũng chỉ ra, dù đã ghi nhận nhiều nỗ lực hỗ trợ, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của Việt Nam vẫn đối mặt với một số thách thức khi xuất khẩu thương mại điện tử. Những thách thức này tập trung vào 4 vấn đề chính gồm: kiến thức, năng lực, quy định và chi phí.
Đồng tình với quan điểm này, bà Lại Việt Anh - Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam (iDEA) cho biết, thương mại điện tử xuyên biên giới đang là xu hướng bùng nổ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi tại Việt Nam, xuất khẩu qua thương mại điện tử mới chỉ ở điểm khởi đầu.

"Tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử bán lẻ trên 20%/năm, đây là một ngành mới được đánh giá có nhiều tiềm năng và phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế số của Chính phủ", bà Lại Việt Anh nói.
Do đó, iDEA đã và đang đa dạng hóa các chương trình để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, hoàn thiện các chính sách xuất khẩu trực tuyến, tìm hiểu các rào cản mà MSMEs gặp phải, đồng thời cung cấp tài nguyên giáo dục và các chương trình đào tạo để giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh quốc tế.
Trong năm 2022, đã có 1.300 doanh nghiệp tham gia chương trình và được chia sẻ thông tin, kiến thức thông qua 9 khóa đào tạo do Amazon Global Selling và iDEA phối hợp với các đối tác địa phương tổ chức.
Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhấn mạnh, mục tiêu trong năm 2023 và những năm tiếp theo, cục và Amazon Global Selling sẽ tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo và hoạt động thực tế nhằm nâng cao kỹ năng cho các doanh nghiệp Việt Nam tự tin gia nhập CBEC một cách hiệu quả.
Về phía đại diện doanh nghiệp, ông Nguyễn Lê Thăng Long, Phó tổng giám đốc An Phát Holdings cho biết, hành trình của công ty từ một nhà sản xuất truyền thống trở thành một doanh nghiệp phát triển quốc tế năng động đã trở thành hiện thực, nhờ việc tiếp cận khách hàng toàn cầu thông qua Amazon.
Nhờ được tiếp cận các nguồn tài nguyên có giá trị, các công cụ đổi mới, An Phát Holdings đã có thể giới thiệu sản phẩm xanh mang thương hiệu AnEco của mình một cách hiệu quả, kết nối với khách hàng trên toàn thế giới và phát triển một cách vượt bậc.
Lần đầu tiên gia nhập một kênh bán hàng lớn, AnEco đã gặp không ít trở ngại do hạn chế về mức độ nhận diện thương hiệu trên sàn Amazon trong thời gian ban đầu. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ, tư vấn kịp thời của đội ngũ chuyên trách từ Amazon Global Selling Việt Nam, AnEco đã nhanh chóng bắt kịp yêu cầu thị trường.
Thông qua Amazon, AnEco có thể tiếp cận với hơn 300 triệu khách hàng toàn cầu và nhận được những phản hồi trực tiếp, khách quan để có cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố thương hiệu cũng như nghiên cứu mở rộng thị trường.
Doanh số AnEco trên Amazon tăng trưởng vượt bậc, doanh số 7 tháng đầu năm 2022 gấp 5 lần doanh số năm đầu tiên mở bán 2021.
Người Việt thanh toán bằng mã QR ngày một nhiều
Ước tính giá điện sản xuất kinh doanh tăng gấp rưỡi hai năm tới
Tăng tỷ lệ nhà máy điện tham gia thị trường điện có thể giúp giảm mức độ tăng giá điện, theo nghiên cứu từ VIETSE.
Ô tô, xe máy điện đang phủ xanh đường phố Việt Nam
Nếu giải quyết được vấn đề về hệ thống viên pin, trạm sạc, bài toán về chi phí phụ tùng, tăng cường các cơ sở bảo dưỡng rộng khắp... thì việc người Việt Nam chuyển đổi sang sử dụng xe điện là điều tất yếu,
Nguy cơ mất doanh thu của 2 dự án thủy điện tại Lâm Đồng
Trungnam Group đang đứng trước nguy cơ bị thu hồi phần doanh thu lớn từ 2 nhà máy thủy điện tại Lâm Đồng đã vận hành nhiều năm qua.
Điểm nóng đầu tư công nghệ y tế
Để giải quyết câu chuyện quá tải ở các bệnh viện, thiếu bác sĩ, già hóa dân số… ngành y tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số mạnh mẽ, đây được xem là cơ hội "vàng" cho các startup trong lĩnh vực này.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Biến số then chốt kích hoạt chu kỳ tăng trưởng chưa từng có của Việt Nam
Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Chủ tịch CEO Group: 'Đã xuất hiện các điều kiện thuận lợi chưa từng có'
Năm nay CEO Group chuẩn bị mọi nền tảng - chiến lược mới, con người, tài chính, quỹ đất và các nguồn lực cần thiết khác - để bước vào giai đoạn “tiến công” từ năm 2026.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
Nhà thầu xây dựng tìm 'phao cứu sinh' lợi nhuận từ bất động sản
Tham gia những dự án hạ tầng quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng Đạt Phương, Vinaconex hay Fecon đều không kỳ vọng lợi nhuận cao. Thay vào đó, đa phần lợi nhuận lại đến từ lĩnh vực bất động sản.
'Vỡ mộng' sang Mỹ, Nhựa An Phát đặt kế hoạch kinh doanh thấp nhất nhiều năm
Xây dựng nhà máy mới để tăng cường xuất khẩu sang Mỹ, song An Phát Bioplastics nay phải thay đổi chiến lược đầu tư và tái cấu trúc nhiều mảng hoạt động.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.