Điểm nóng đầu tư công nghệ y tế

Việt Hưng Thứ sáu, 02/06/2023 - 14:26

Để giải quyết câu chuyện quá tải ở các bệnh viện, thiếu bác sĩ, già hóa dân số… ngành y tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số mạnh mẽ, đây được xem là cơ hội "vàng" cho các startup trong lĩnh vực này.

Thị trường công nghệ y tế đang bùng nổ trên toàn cầu, được định giá 143,6 tỷ USD vào năm 2019, dự kiến quy mô thị trường sẽ tăng trưởng với tốc độ 16,2% mỗi năm, trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2027.

Trong đó, thị trường Châu Á được xem là điểm nóng đầu tư vào công nghệ y tế. Theo báo cáo Hệ sinh thái y tế số của McKinsey, đầu tư chuyển đổi số y tế tại Châu Á ước đạt 37 tỷ USD trong năm 2020, với tốc độ tăng trưởng hàng năm lên tới 38% - cao hơn mặt bằng chung thế giới

Báo cáo của McKinsey nhấn mạnh, công nghệ y tế được quan tâm đầu tư sẽ tập trung vào một số lĩnh vực như: theo dõi sức khỏe, phân tích dữ liệu y tế, thăm khám/chẩn đoán bệnh tật từ xa.

Halodoc được ra mắt lần đầu tại Indonesia vào năm 2016. Đến nay, Halodoc đã vượt mốc hơn 20 triệu người dùng hàng tháng, triển khai thành công dịch vụ tư vấn khám bệnh từ xa 24/7, giao thuốc từ hơn 4.900 nhà thuốc, tập hợp hơn 3.300 đối tác bệnh viện, 20.000 bác sĩ và hơn 28 nhà cung cấp bảo hiểm trên một nền tảng.

Để làm được điều này, ngay từ những ngày đầu thành lập, Halodoc đã xây dựng hệ sinh thái y tế toàn diện thông qua công nghệ đám mây cung cấp bởi Amazon Web Services.

Nhờ ứng dụng công nghệ AWS, Halodoc đã giảm được 20% chi phí công nghệ thông tin và tăng 50% hiệu suất xử lý. Ngoài ra, công nghệ còn giúp Halodoc dựng giải pháp số và dựa trên dữ liệu để có thể dễ dàng mở rộng quy mô, nhằm cung cấp một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện cho số lượng người dùng đang phát triển nhanh chóng.

Điểm nóng đầu tư công nghệ y tế
Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang trở thành điểm nóng đầu tư công nghệ y tế

Tại Việt Nam, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân cũng được ghi nhận ngày càng tăng cao, thể hiện qua tổng chi tiêu y tế ở Việt Nam năm 2019 là hơn 17 tỉ USD, và ước đạt mức tăng trưởng 10,7% mỗi năm, theo Fitch Solutions.

Để giải quyết câu chuyện quá tải ở các bệnh viện, thiếu bác sĩ, già hóa dân số… ngành y tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số mạnh mẽ, đây được xem là cơ hội "vàng" cho các startup trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, trái ngược với tiềm năng, số lượng startup bước ra từ lĩnh vực y tế tại Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn. Tại thị trường tiềm năng như Việt Nam, số lượng startup y tế chiếm chưa đến 2% trong tổng số 4.000 startup của toàn châu Á.

Đầu năm nay, Medigo - nền tảng chăm sóc sức khỏe từ xa của Việt Nam đã huy động thành công 2 triệu USD từ quỹ đầu tư East Ventures cùng với sự tham gia của Pavilion Capital và Touchstone Partners.

Xuất phát điểm của Medigo là một ứng dụng giao thuốc. Nhưng không dừng lại ở đó, startup này xây dựng hệ sinh thái các dịch vụ y tế, nâng cao quá trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng gồm: xét nghiệm tại nhà, giao thuốc nhanh 24/7 và bác sĩ tư vấn.

"Chúng tôi phải chứng minh cho các nhà đầu tư thấy được tiềm năng, sự phát triển không ngừng, đồng thời cập nhật rõ ràng, minh bạch giúp họ tin tưởng, sẵn sàng rót vốn", ông Lê Hữu Hà - nhà sáng lập Medigo chia sẻ.

Không phủ nhận đại dịch chính là bối cảnh thúc đẩy các startup y tế vươn mình, ông Hà dự báo, trong những năm tới đây nhu cầu chăm sóc sức khỏe online của người Việt Nam cũng sẽ gia tăng theo xu hướng công nghệ hóa.

Cùng với Medigo, BuyMed cũng huy động thành công 51,5 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B. Mặc dù thị trường phân phối dược phẩm và chăm sóc sức khỏe ở Đông Nam Á được dự đoán sẽ đạt 73 tỷ USD vào năm 2024, tuy nhiên, BuyMed cho rằng thị trường này vẫn còn rất phân mảnh.

Do đó, BuyMed mong muốn tạo ra một cuộc cách mạng để đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại châu Á trở nên dễ tiếp cận hơn và có giá cả phải chăng hơn.

"Chúng tôi muốn xây dựng hệ sinh thái trong ngành dược phẩm và chăm sóc sức khoẻ mà chưa ai dám xây dựng", BuyMed chia sẻ.

Từ quán cà phê bình dân đến đế chế 1.800 đối tác nhượng quyền

Từ quán cà phê bình dân đến đế chế 1.800 đối tác nhượng quyền

Khởi nghiệp -  1 năm
Sở hữu số lượng đối tác nhượng quyền lớn, nhưng Milano Coffee chưa bao giờ xem đấy là điểm mạnh, thay vào đó chuỗi cà phê đã tập trung vào sản phẩm với niềm tin tất cả những gì họ có, hoặc mất đều đến từ yếu tố này.
Từ quán cà phê bình dân đến đế chế 1.800 đối tác nhượng quyền

Từ quán cà phê bình dân đến đế chế 1.800 đối tác nhượng quyền

Khởi nghiệp -  1 năm
Sở hữu số lượng đối tác nhượng quyền lớn, nhưng Milano Coffee chưa bao giờ xem đấy là điểm mạnh, thay vào đó chuỗi cà phê đã tập trung vào sản phẩm với niềm tin tất cả những gì họ có, hoặc mất đều đến từ yếu tố này.
Từ quán cà phê bình dân đến đế chế 1.800 đối tác nhượng quyền

Từ quán cà phê bình dân đến đế chế 1.800 đối tác nhượng quyền

Khởi nghiệp -  1 năm

Sở hữu số lượng đối tác nhượng quyền lớn, nhưng Milano Coffee chưa bao giờ xem đấy là điểm mạnh, thay vào đó chuỗi cà phê đã tập trung vào sản phẩm với niềm tin tất cả những gì họ có, hoặc mất đều đến từ yếu tố này.

Dư địa lớn với các fintech cho vay và ngân hàng số

Dư địa lớn với các fintech cho vay và ngân hàng số

Khởi nghiệp -  1 năm

Trong đó, trải nghiệm và công nghệ sẽ là "chìa khóa" mở ra cánh cửa cho các fintech nói chung, các fintech cho vay và ngân hàng số nói riêng.

PropertyGuru gặp khó với Batdongsan.com.vn

PropertyGuru gặp khó với Batdongsan.com.vn

Khởi nghiệp -  1 năm

Công bố kết quả kinh doanh quý 1/2023 tại Việt Nam, PropertyGuru cho biết doanh thu Batdongsan.com.vn hiện sụt giảm 34% so với cùng kỳ, trong bối cảnh các thị trường khác tại châu Á gồm cả Singapore và Malaysia đều tăng trưởng trên 25%.

Nhất Tín Logistics lợi nhuận lệch nhịp với doanh thu

Nhất Tín Logistics lợi nhuận lệch nhịp với doanh thu

Khởi nghiệp -  1 năm

Liên tiếp 3 quý đầu năm 2022, doanh thu Nhất Tín Logistics luôn tăng trưởng ở mức 30% so với cùng kỳ, nhưng cuối năm vẫn báo lỗ sau thuế hơn 25 tỷ đồng.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.